Du lịch nông thôn: Động lực mới xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa

Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Thanh Hoá. Từ đó thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Nhiều tiềm năng, lợi thế

Khu vực nông thôn tỉnh Thanh Hóa là vùng rộng lớn với nhiều loại địa hình đan xen khác nhau, bao gồm núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Địa hình núi và trung du phân bố ở 11 huyện miền núi phía Tây của tỉnh, là nơi có điều kiện thuận lợi phát triển các loại cây lâm sản, cây ăn trái, cây công nghiệp.

Nơi đây cũng có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều hang, động, rừng, hồ, khí hậu trong lành, mát mẻ và là nơi cư trú, sinh sống của nhiều loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm như: Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu; rừng và hồ Bến En, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cửa Đạt - Xuân Liên…

Đặc biệt, Thanh Hóa sở hữu 120 km bờ biển với những bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hoà... nên đã trở thành điểm du lịch rất hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

Du lịch nông thôn: Động lực mới xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa
Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hoá.

Bên cạnh lợi thế về địa lý tự nhiên, các tiềm năng khác cho phát triển du lịch nông thôn cũng rất đa dạng và phong phú. Thanh Hóa còn được biết đến như là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hóa đặc sắc. Tỉnh có trên 1.535 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 854 di tích được xếp hạng, với 1 di sản Văn hóa thế giới, 5 di tích Quốc gia đặc biệt, 139 di tích Quốc gia và 709 di tích cấp tỉnh. Đặc biệt, có những cụm di tích lớn có giá trị cao về ý nghĩa lịch sử như: Thành Nhà Hồ, Khu di tích văn hóa lịch sử Lam Kinh, đền Bà Triệu...

Hệ thống văn hóa phi vật thể của Thanh Hóa cũng rất đa dạng và đặc sắc, từ các loại hình nghệ thuật, các điệu hò trên sông Mã đến các làn điệu dân ca, dân vũ (hò sông Mã, hát sẩm xoan, múa đèn Đông Anh, trò diễn Xuân Phả, múa sặp, múa xòe…).

Thanh Hóa cũng có nhiều lễ hội như: Lễ hội Đền Bà Triệu, Lễ hội Lam Kinh, Sòng Sơn, Hàn Sơn, Bỉm Sơn... và nhiều món ẩm thực nổi tiếng như: Chè lam Phủ Quảng, bánh gai Tứ Trụ, bưởi Luận Văn, sâm báo, nem chua, dừa, cá mè sông Mực, nước mắm Ba Làng…; có nhiều làng nghề truyền thống (Làng nghề đúc đồng Thiệu Trung, nghề đá núi Nhồi, chiếu cói Nga Sơn, thổ cẩm Bá Thước…). Đây là những điều kiện rất thuận lợi để xây dựng và cung cấp cho du khách nhiều sản phẩm, dịch vụ khi tham gia vào hoạt động du lịch nông thôn.

Với nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, Thanh Hóa xác định phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Qua đó, khơi dậy tiềm năng, lợi thế của khu vực nông thôn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng, điểm du lịch nông thôn, đồng thời đa dạng các ngành nghề dịch vụ nông thôn để tăng thu nhập của người nông dân, xây dựng nông thôn mới (NTM) đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Phát triển du lịch nông thôn gắn với đặc trưng vùng miền

Những năm qua, các cấp, ngành, các địa phương trong tỉnh đã và đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch nông thôn trên cơ sở khai thác triệt để thế mạnh, sự đặc sắc riêng của các vùng, miền (văn hóa bản địa, làng nghề, sản phẩm OCOP). Từ đó, tạo sức hấp dẫn thu hút du khách trong nước, quốc tế và góp phần mang lại giá trị kinh tế cho người dân địa phương.

Thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM, tỉnh Thanh Hoá đã ban hành kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 14/4/2023 về thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM.

Kế hoạch nêu rõ: “Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững”.

Ông Bùi Công Anh - Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa cho biết, việc UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch và giao cho đơn vị chúng tôi chủ trì, phối hợp với các sở ngành có liên quan hướng dẫn, kiểm tra và giám sát triển khai thực hiện Chương trình chuyên đề này là một vinh dự lớn, trách nhiệm cao, song cũng không tránh khỏi lo lắng, áp lực.

Theo ông Anh, công việc có vai trò lớn như vậy, nên những năm qua, chúng tôi luôn nỗ lực để tham mưu và tích cực triển khai thực hiện từ tập huấn đến hỗ trợ phát triển điểm du lịch nông thôn gắn với thực hiện các tiêu chí NTM. Trong đó, ưu tiên các mô hình có sản phẩm du lịch đặc sắc cho từng vùng miền và có hiệu quả kinh tế; hướng tới việc nâng cao ý thức và trách nhiệm của mọi tác nhân trong chuỗi giá trị du lịch, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường; sử dụng nguyên liệu và lao động tại chỗ; huy động sự tham gia của phụ nữ, người nghèo, người dân tộc thiểu số… để họ nâng cao đời sống, tăng thu nhập…

Theo hướng đó, bên cạnh kết nối khai thác, phát huy giá trị của 11 khu, 61 điểm du lịch mới được tỉnh công nhận, thì Thanh Hóa đang tập trung triển khai các mô hình điểm, như: Chuỗi giá trị sản phẩm chế biến từ cáy tại HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Phúc (Quảng Xương); Chuỗi du lịch nông nghiệp, nông thôn liên kết các điểm đến, hình thành tour du lịch Pù Luông và DLCĐ bản Hiêu (Bá Thước); chuỗi du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với DLCĐ bản Hang (Quan Hóa); DLCĐ bản Năng Cát (Lang Chánh)…

Du lịch nông thôn: Động lực mới xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa
Du khách quốc tế trải nghiệm loại hình du lịch nông thôn.

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch

Thực tế cho thấy, trong những năm qua, dựa vào tiềm năng, lợi thế về tự nhiên, cảnh quan, cùng với giá trị văn hóa của người dân đang còn được lưu giữ, nhiều địa phương trong tỉnh như Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Sơn, Quan Hóa đã bước đầu đưa vào khai thác phục vụ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn.

Hiện nay, nhiều hộ dân tại bản Vịn, bản Mạ của huyện Thường Xuân đã phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng homestay, để thu hút và phục vụ du khách đến tham quan, đem lại thu nhập cao cho các hộ sinh sống tại bản. Đồng thời, huyện cũng chú trọng, khuyến khích người dân đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao tạo ra các sản phẩm đặc trưng gắn với Chương trình OCOP phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch...

Tại các địa phương trong tỉnh, nhiều nông trại du lịch theo hướng nông nghiệp cũng đã được hình thành như: Nông trại Golden Cow (Thường Xuân); Nông trại sinh thái Linh Kỳ Mộc (TP. Thanh Hóa); Nông trại Ánh Dương, làng du lịch Yên Trung (Yên Định)... Cùng với đó, còn có sản phẩm du lịch nông nghiệp kết hợp du lịch cộng đồng ở bản Hiêu, bản Đôn, bản Kho Mường (Bá Thước); bản Năng Cát (Lang Chánh).

Tại làng Du lịch Yên Trung, từ khi đi vào hoạt động đến nay, đã đẩy mạnh khai thác các giá trị văn hóa của người dân sinh sống quanh khu vực để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, nhất là du lịch nông thôn. Đến đây, du khách sẽ được tận hưởng vẻ đẹp của một vùng quê yên bình, tĩnh lặng với không gian thoáng đãng và ngắm nhìn những cánh đồng lúa trải dài bát ngát; được tham quan ngôi nhà cổ có tuổi đời hàng trăm năm mang đậm dấu ấn của vùng quê Bắc Trung bộ ngay tại làng du lịch, cùng những vật dụng gắn liền với đời sống của cư dân nông nghiệp như: Bếp củi, chạn bát, cối đá... được sắp xếp một cách khoa học bên trong các ngôi nhà.

Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh hiện nay có rất nhiều sản phẩm OCOP đã được công nhận và đang là điểm thăm quan, mua sắm của khách du lịch như: Nước mắm Cự Nham (Quảng Xương), miến gạo Thăng Long (Nông Cống), chiếu cói Việt Trang (Nga Sơn), bánh nhãn Mường Ca Da (Quan Hóa)...

Việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch là một hướng đi rất cần được đẩy mạnh. Bởi du lịch không chỉ là một kênh quảng bá rất tiềm năng, mà còn là một kênh tiêu thụ vô cùng hiệu quả các sản phẩm OCOP của Tỉnh. Đây cũng được xem là tiền đề quan trọng để các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch nông thôn theo hướng hoàn chỉnh, từ hoạt động thăm quan, ăn uống, trải nghiệm đến mua sắm sản phẩm.

Bích Hà

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo ngăn chặn thao túng thị trường sầu riêng

Thủ tướng chỉ đạo ngăn chặn thao túng thị trường sầu riêng

Thời gian vừa qua việc xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam ở một số thời điểm gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sầu riêng bền vững.
Thủ tướng chỉ đạo báo chí vào cuộc mạnh mẽ chống buôn lậu, hàng giả

Thủ tướng chỉ đạo báo chí vào cuộc mạnh mẽ chống buôn lậu, hàng giả

Các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường đưa tin về những nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kịp thời biểu dương những tấm gương tích cực, cách làm hay của các bộ, ngành, địa phương; phê phán, lên án những hành vi tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hậu quả.
Siết chặt quản lý, xử lý nghiêm buôn lậu và hàng giả nông lâm thuỷ sản

Siết chặt quản lý, xử lý nghiêm buôn lậu và hàng giả nông lâm thuỷ sản

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) đã ban hành Kế hoạch số 02/KH-BNNMT nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Chính phủ, tăng cường đấu tranh, ngăn chặn vi phạm, bảo vệ người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Thị trường xăng dầu 6 tháng đầu năm duy trì ổn định

Thị trường xăng dầu 6 tháng đầu năm duy trì ổn định

Bước sang năm 2025, thị trường xăng dầu Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các biến động kinh tế thế giới. Tuy nhiên, với chính sách điều hành linh hoạt cùng sự chủ động trong đảm bảo nguồn cung, 6 tháng đầu năm ghi nhận diễn biến tương đối ổn định, cả về giá cả lẫn khối lượng tiêu thụ, góp phần ổn định mặt bằng chi phí sản xuất và đời sống người dân.
Doanh nghiệp “yên tâm” hơn khi có tòa chuyên trách về sở hữu trí tuệ và phá sản

Doanh nghiệp “yên tâm” hơn khi có tòa chuyên trách về sở hữu trí tuệ và phá sản

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng, việc thành lập các tòa chuyên trách về phá sản và sở hữu trí tuệ (SHTT) không chỉ đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp mà còn tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, sáng tạo và phát triển.
Giá hàng hóa thế giới bật tăng vì biến động cung cầu

Giá hàng hóa thế giới bật tăng vì biến động cung cầu

Theo sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần. Nhóm năng lượng gây chú ý trên bảng giá khi đi ngược chiều với xu hướng của toàn thị trường.
Lãi suất thấp: Động lực cho tăng trưởng kinh tế

Lãi suất thấp: Động lực cho tăng trưởng kinh tế

Giữ mặt bằng lãi suất thấp đang là công cụ điều hành quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc giữ cân đối dòng tiền, duy trì lợi nhuận và đối phó với biến động thị trường lại đang đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống ngân hàng.
Ford Ranger Raptor: Chiếc bán tải hiệu năng cao khẳng định phong cách sống chất

Ford Ranger Raptor: Chiếc bán tải hiệu năng cao khẳng định phong cách sống chất

Ford Ranger Raptor không chỉ là một mẫu bán tải hiệu năng cao với khả năng chinh phục mọi địa hình, mà còn là người bạn đồng hành thể hiện rõ phong cách sống mạnh mẽ, tự do và tiên phong. Với Raptor, mỗi hành trình không đơn thuần là di chuyển mà là cách để chủ nhân khẳng định dấu ấn cá nhân đầy khác biệt.
Sẽ xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Sẽ xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh trên sàn TMĐT chưa thực hiện kê khai và nộp thuế đầy đủ. Trước tình hình này, Cục Thuế đã gửi thư ngỏ tới doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân về việc thực hiện nghĩa vụ thuế trong kinh doanh thương mại điện tử và trên nền tảng số.
Vùng Thủ đô - Tâm điểm phát triển mới của thị trường bất động sản

Vùng Thủ đô - Tâm điểm phát triển mới của thị trường bất động sản

Với tầm nhìn chiến lược, không gian phát triển được mở rộng và sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền, doanh nghiệp và nhà đầu tư, thị trường bất động sản Hà Nội và vùng phụ cận đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động