Mỹ ưu tiên công nghệ cao, dệt may Việt Nam tranh thủ “thời gian vàng”
Xuất khẩu dệt may tìm cơ hội trong thách thức "Xanh hóa" ngành dệt may để gia tăng lợi thế xuất khẩu Doanh nghiệp dệt may xoay xở trước “cơn bão thuế” |
![]() |
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters |
Doanh nghiệp Việt tăng tốc giao hàng, tranh thủ 90 ngày hoãn thuế
Ngày 25-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố mục tiêu của chính sách thuế quan là thúc đẩy sản xuất trong nước các mặt hàng công nghệ cao như thiết bị quân sự, chip, máy tính, xe tăng và trí tuệ nhân tạo. Ông Trump thẳng thắn cho biết: “Tôi không quan tâm đến việc sản xuất áo thun hay tất. Những sản phẩm đó có thể sản xuất tốt hơn ở nơi khác”.
Tuyên bố này được giới xuất khẩu dệt may quốc tế đánh giá là “cơn mưa rào giữa trời nắng hạn”. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất để kịp giao hàng trước khi thời gian hoãn thuế kết thúc. Theo Cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 4, xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ.
Ông Trương Văn Cẩm – Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) – cho biết: “Các doanh nghiệp đang chạy đua với thời gian để giao hàng cho đối tác Mỹ. Nhiều đơn hàng lẽ ra do Trung Quốc đảm nhiệm cũng đã được chuyển sang Việt Nam do thuế cao tại thị trường này”.
Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông 2025, ông Trần Như Tùng – Chủ tịch HĐQT Công ty May Thành Công (TCM) – cho biết đơn vị đang gấp rút sản xuất để đẩy sớm đơn hàng sang tháng 6 thay vì tháng 8 như kế hoạch. “Chúng tôi cũng đang chia sẻ chi phí tăng thêm với khách hàng, từ thuế quan đến cước vận chuyển. Đây là thời điểm doanh nghiệp, nhà phân phối và người tiêu dùng phải cùng gánh chi phí,” ông nói.
Thị phần cạnh tranh sát nút, Việt Nam nổi lên là điểm đến thay thế Trung Quốc
![]() |
Ngành dệt may Việt Nam đang tận dụng tốt “khoảng trống” từ chính sách của Mỹ để khẳng định vị thế. |
Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), quý I/2025, Trung Quốc và Việt Nam lần lượt chiếm 18,9% và 18,7% thị phần hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ. Khoảng cách chỉ 0,2 điểm phần trăm cho thấy cuộc đua vào thị trường này đang trở nên sát nút hơn bao giờ hết.
So với năm 2024, thị phần của Trung Quốc đã sụt giảm mạnh (từ 22%), trong khi Việt Nam tăng trưởng ổn định. Ông Tùng cho rằng Việt Nam có lợi thế lớn về tay nghề và khả năng sản xuất các mặt hàng có độ phức tạp cao – yếu tố mà Bangladesh hay Ấn Độ chưa thể theo kịp.
Tuy nhiên, nếu Việt Nam không đạt được thỏa thuận thuế quan mới, mức thuế có thể tăng lên tới 46%, cao hơn Bangladesh (37%) và Ấn Độ (27%), tạo áp lực cạnh tranh không nhỏ. “Hy vọng các cuộc đàm phán sắp tới sẽ giúp đưa mức thuế về ngưỡng có thể chấp nhận được,” ông Cẩm nói.
Theo báo cáo của Mirae Asset, dù phải đối mặt với mức thuế cao, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhờ sự ổn định, trình độ lao động và năng lực sản xuất quy mô lớn. Ngược lại, Bangladesh gặp bất ổn chính trị, còn Ấn Độ đối mặt nguy cơ xung đột khu vực khiến việc mở rộng sản xuất gặp khó.
Trong khi các đối thủ cạnh tranh vật lộn với rủi ro nội tại, ngành dệt may Việt Nam đang tận dụng tốt “khoảng trống” từ chính sách của Mỹ để khẳng định vị thế trên bản đồ xuất khẩu toàn cầu.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Thủ đoạn mới của buôn lậu công nghệ cao: Kho ảo TikTok, hàng thật từ Trung Quốc

Nam Phi không áp thuế tự vệ với thép Việt: Ghi nhận vị thế xuất khẩu bền vững

Đầu tư vàng tuần này: Nên chờ rõ sóng hay “bắt đáy” vùng 3.250 USD?

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng bứt tốc: GDP 6 tháng đầu năm cao kỷ lục trong 15 năm qua

Việt Nam trở thành điểm sáng du lịch với mức tăng trưởng khách quốc tế ấn tượng

Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Kinh tế Việt Nam khởi sắc ngoạn mục, GDP 6 tháng đầu năm tăng 7,31%

Kinh tế tư nhân bứt phá, số doanh nghiệp thành lập mới lập kỷ lục

Giá xăng được dự báo giảm hơn 1.000 đồng/lít vào phiên điều chỉnh ngày mai
