Giá xăng ngày 22/5 có thể tăng nhẹ, dầu diesel giảm
Giá xăng dầu đồng loạt giảm nhẹ sau kỳ nghỉ lễ Giá xăng dầu giảm đồng loạt từ 15h ngày 8/5 Giá xăng dầu đồng loạt tăng từ chiều 15/5 |
![]() |
Dự báo giá xăng trong nước có thể điều chỉnh tăng nhẹ. |
Theo dự báo từ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nếu cơ quan quản lý không sử dụng Quỹ bình ổn, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày 22/5 nhiều khả năng sẽ được điều chỉnh theo hướng trái chiều.
Cụ thể, giá xăng RON 95 dự kiến tăng khoảng 130–180 đồng/lít, xăng E5 RON 92 tăng khoảng 90–100 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có thể giảm 170–220 đồng/lít.
Dự báo từ Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cũng đưa ra kịch bản tương tự. Mô hình dự báo của VPI cho thấy, giá bán lẻ xăng có thể giảm nhẹ từ 0,5–1,2%, còn giá dầu có xu hướng tăng trong khoảng 0,9–2,5%.
Theo đó, xăng E5 RON 92 có thể giảm 96 đồng/lít (0,5%) về mức 19.084 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 235 đồng/lít (1,2%) về mức 19.355 đồng/lít.
Ở chiều ngược lại, dầu mazut được dự báo tăng 2,5% lên 16.564 đồng/kg, dầu diesel tăng 1,4% lên 17.461 đồng/lít và dầu hỏa tăng 0,9% lên 17.375 đồng/lít.
Tại kỳ điều hành ngày 15/5 vừa qua, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 403 đồng/lít, lên mức 19.180 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 415 đồng/lít, lên 19.594 đồng/lít. Giá dầu diesel tăng 419 đồng/lít, đạt mức 17.228 đồng/lít; dầu hỏa tăng 285 đồng/lít, lên 17.226 đồng/lít; dầu mazut tăng 627 đồng/kg, lên mức 16.160 đồng/kg.
Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước đã trải qua 20 kỳ điều chỉnh, trong đó có 9 lần giảm, 8 lần tăng và 3 lần điều chỉnh trái chiều.
Dù có khả năng tăng nhẹ trong kỳ điều hành 22/5, giá xăng trong nước vẫn đang ở vùng thấp nhất trong 4 năm trở lại đây. Nếu không có sự can thiệp từ Quỹ bình ổn, giá xăng RON 95 có thể tăng phiên thứ hai liên tiếp, tiếp nối mức điều chỉnh tăng 420 đồng/lít trong kỳ gần nhất lên 19.590 đồng/lít. Tương tự, xăng E5 RON 92 đã tăng 410 đồng/lít, lên 19.180 đồng/lít; dầu diesel tăng 420 đồng/lít, lên 17.220 đồng/lít.
Các doanh nghiệp xăng dầu nhận định, nếu giá dầu thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng từ các biến động địa chính trị và thỏa thuận quốc tế, thị trường trong nước sẽ còn tiếp tục có những điều chỉnh phù hợp, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế cần giữ ổn định mặt bằng giá cả để hỗ trợ sản xuất và tiêu dùng.
Giá dầu thế giới tiếp tục nhiều biến động Trên thị trường quốc tế, giá dầu thế giới trong tuần qua ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp. Cả dầu Brent và WTI đều tăng hơn 2% so với tuần trước. Giá dầu Brent kết tuần ở mức 65,41 USD/thùng, còn dầu WTI đạt 62,49 USD/thùng. Sự tăng giá này chủ yếu được hỗ trợ bởi thông tin Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận hoãn áp dụng mức thuế quan cao trong vòng 90 ngày. Ngoài ra, đầu tuần này (19/5), giá dầu tiếp tục tăng nhẹ do lo ngại đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran có nguy cơ đổ vỡ. Tuy nhiên, đến phiên giao dịch ngày 20/5, giá dầu gần như đi ngang do tình trạng bất định trong các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran, cũng như các cuộc thương lượng hòa bình giữa Nga và Ukraine. Bước sang phiên giao dịch sáng 21/5, giá dầu ghi nhận diễn biến trái chiều. Theo dữ liệu từ Oilprice vào lúc 7h47 sáng (giờ Việt Nam), giá dầu Brent tăng 1,48%, lên mức 66,35 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI giảm nhẹ 0,21%, còn 62,56 USD/thùng. |
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Giá hàng hóa thế giới bật tăng vì biến động cung cầu

Sản xuất xe máy tăng nhẹ giữa lúc thị trường ảm đạm

Vùng Thủ đô - Tâm điểm phát triển mới của thị trường bất động sản

Thí điểm đất đai theo Nghị quyết 171: Cơ hội vàng cho nhà ở thương mại

Gạo “low carbon” Việt Nam lần đầu xuất ngoại, chinh phục thị trường Nhật Bản

Nghị quyết 68: Bệ phóng chiến lược cho thị trường bất động sản bứt phá

Sầu riêng Việt Nam chật vật vào Trung Quốc giữa lúc Thái Lan tăng tốc

Xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,9 triệu tấn trong năm 2025

Mở cửa thị thực, kết nối số, thúc đẩy du lịch xanh
