Giá cà phê nội địa đứng giá, nông dân chưa bán ra
Nguồn cung tăng mạnh, giá cà phê thế giới đồng loạt lao dốc Thị trường cà phê nội địa tiếp tục giảm theo xu hướng thế giới Giá cà phê tiếp tục giảm, thị trường trong nước chạm đáy 6 tuần |
![]() |
Giá cà phê trên hai sàn giao dịch lớn giảm nhẹ trong tuần qua. |
Trên sàn London, giá robusta giao tháng 7/2025 chốt ở mức 4.790 USD/tấn; tháng 9 đạt 4.786 USD/tấn. Trên sàn New York, arabica giao tháng 7 giảm 0,26% còn 359,8 cent/pound; tháng 9 giảm 0,21% còn 357,9 cent/pound.
Thời tiết lạnh đang xuất hiện tại Brazil – quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới – làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra sương giá, từng gây thiệt hại nặng nề năm 2021. Vụ arabica hiện đang chín và bước vào thu hoạch. Nếu có rét đậm trong tháng 7, sản lượng vụ mùa tiếp theo (2026–2027) có thể bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, robusta (Conilon) của Brazil đã vào cao điểm thu hoạch, ít chịu tác động thời tiết hơn. Dự kiến sản lượng đạt khoảng 25,5 triệu bao, chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội địa, đồng thời mở rộng xuất khẩu – tăng từ 1,47 triệu bao (2022–2023) lên 8,24 triệu bao (2023–2024). Tuy nhiên, 10 tháng đầu niên vụ hiện tại, xuất khẩu robusta giảm gần 10% do thời tiết khô nóng cuối năm 2024.
Vụ arabica năm nay được dự báo đạt khoảng 39 triệu bao – thấp hơn kỳ vọng ban đầu do thời tiết không thuận. Xuất khẩu arabica đạt hơn 30,5 triệu bao trong 10 tháng, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2025–2026 ước tính khoảng 64,5 triệu bao, gần tương đương năm trước. Tổng xuất khẩu (arabica và robusta) trong 10 tháng đạt 36,46 triệu bao, tăng nhẹ 0,33%.
![]() |
Ngày 27/5/2025, giá cà phê Tây Nguyên ổn định ở mức 122.000 – 122.500 đồng/kg. |
Tại Việt Nam, ngày 27/5/2025, giá cà phê Tây Nguyên ổn định ở mức 122.000 – 122.500 đồng/kg. Giao dịch chậm do giá thấp, nông dân chưa muốn bán ra.
Viện Địa lý và Thống kê Brazil nâng dự báo sản lượng cà phê năm 2025 lên 55 triệu bao, trong đó arabica đạt 37 triệu bao. Brazil cũng tiến sát vụ thu hoạch robusta lớn nhất lịch sử.
Trong khi đó, Indonesia đang tăng tốc sản xuất, đặt mục tiêu vượt Việt Nam để trở thành nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới. Việt Nam hiện giữ vị trí thứ hai với sản lượng ổn định khoảng 1,8 triệu tấn/năm, nhưng đang đối mặt áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Làm gì để trở thành người tiêu dùng thông minh trước vấn nạn hàng giả?

Giá tiêu trong nước ổn định, Đắk Nông siết chặt kiểm soát chất lượng

Thị trường vàng đảo chiều mạnh: Sóng lớn đang tới?

Giá tiêu đi ngang, thị trường trong nước trầm lắng

Thị trường thời trang nam: Cơ hội từ sự thay đổi thói quen tiêu dùng

Giá vải tại vườn tăng mạnh – Nông dân phấn khởi

Giá heo hơi duy trì ổn định, miền Nam tiếp tục dẫn đầu lợi nhuận

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm nhái nhãn hiệu nổi tiếng và giả mạo xuất xứ

Apple xả hàng lớn tại Việt Nam, iPhone 13 giá chỉ từ 11,5 triệu đồng
