Nguồn cung tăng mạnh, giá cà phê thế giới đồng loạt lao dốc
Giá cà phê thế giới bật tăng do lo ngại nguồn cung từ Brazil Giá cà phê đồng loạt giảm sau dự báo tích cực từ USDA Giá cà phê thế giới giằng co, trong nước quay đầu giảm mạnh |
![]() |
Giá cà phê ngày 23/5 tại khu vực Tây Nguyên tăng nhẹ. |
Giá cà phê thế giới sụt giảm, tồn kho tăng cao kỷ lục
Phiên giao dịch sáng 23/5 ghi nhận đà giảm mạnh của giá cà phê trên cả hai sàn lớn. Tại Sở Giao dịch London, giá robusta giao tháng 7/2025 giảm 133 USD/tấn (2,71%), còn 4.770 USD/tấn; hợp đồng tháng 9 giảm 124 USD (2,54%), xuống còn 4.765 USD/tấn. Trên sàn New York, giá arabica giao tháng 7/2025 giảm 9,3 cent/pound (2,51%), xuống 361 cent/pound; hợp đồng tháng 9 giảm 8,8 cent (2,39%), còn 358,65 cent/pound.
Áp lực giảm giá đến từ lượng tồn kho cà phê tăng cao. Tính đến ngày 22/5, tồn kho robusta do ICE giám sát đạt 54.250 tấn – mức cao nhất trong 8 tháng, trong khi tồn kho arabica cũng lên đến 883.197 bao – mức cao nhất trong 3,5 tháng. Cùng với đó, hoạt động thu hoạch robusta tại Brazil và Indonesia đang được đẩy nhanh, khiến nguồn cung toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Theo USDA, sản lượng cà phê của Colombia trong niên vụ 2024–2025 được nâng lên 13,2 triệu bao nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, nhưng dự báo sẽ giảm xuống 12,5 triệu bao vào vụ sau do lo ngại thời tiết bất lợi. Tương tự, Costa Rica cũng được dự báo tăng mạnh sản lượng arabica trong năm nay, lên 1,29 triệu bao.
Giá trong nước nhích nhẹ, doanh nghiệp FDI dẫn đầu xuất khẩu
![]() |
15 ngày đầu tháng 5, Việt Nam xuất khẩu gần 63.000 tấn cà phê robusta. |
Trong nước, giá cà phê ngày 23/5 tại khu vực Tây Nguyên tăng nhẹ, dao động từ 124.700 – 125.300 đồng/kg. Đắk Nông ghi nhận mức cao nhất 125.300 đồng/kg, tăng 100 đồng; Đắk Lắk 125.200 đồng/kg, tăng 200 đồng; Gia Lai giữ nguyên 125.000 đồng/kg; Lâm Đồng tăng 200 đồng lên 124.700 đồng/kg.
Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), 15 ngày đầu tháng 5, Việt Nam xuất khẩu gần 63.000 tấn cà phê robusta, thu về khoảng 345 triệu USD – tăng 83% về sản lượng và 155% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã chiếm gần 40% thị phần xuất khẩu cà phê nhân, tăng mạnh so với mức 30% trước đó. Công ty TNHH Louis Dreyfus Company Việt Nam (LDC) vươn lên dẫn đầu, trong khi hai doanh nghiệp nội địa là Intimex và Vĩnh Hiệp tụt xuống lần lượt vị trí thứ ba và thứ tư.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Giá xăng giảm nhẹ, giá dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 22/5

Giá vàng tăng mạnh, vàng miếng chênh lệch thấp hơn vàng nhẫn

Phó Thủ tướng yêu cầu hành động quyết liệt với ngành sầu riêng

Vải thiều vào vụ sớm, sẵn sàng kênh tiêu thụ trong và ngoài nước

Giá tiêu trong nước giảm nhẹ, xuất khẩu vượt 10.500 tấn trong nửa đầu tháng 5

Xoài Úc Cam Lâm rớt giá kỷ lục, hàng nghìn tấn tồn kho

Niên vụ vải thiều 2025: Sản lượng cao, thị trường rộng mở

Vàng SJC vượt 120 triệu, thế giới chạm mốc 3.300 USD

Gỡ nút thắt cho sầu riêng Việt: Kiểm soát từ gốc, mở lối xuất khẩu sang Trung Quốc
