Giá cà phê thế giới giằng co, trong nước quay đầu giảm mạnh
Giá cà phê giảm sâu trên cả hai sàn, thị trường nội địa chạm đáy một tháng Giá cà phê thế giới bật tăng do lo ngại nguồn cung từ Brazil Giá cà phê đồng loạt giảm sau dự báo tích cực từ USDA |
![]() |
Ngày 22/5, giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên giảm mạnh so với ngày hôm trước. |
Đồng USD suy yếu đã thúc đẩy lực mua bù bán, song đà tăng giá bị hạn chế do tồn kho cà phê do ICE giám sát tiếp tục tăng. Tính đến ngày 21/5, tồn kho robusta đạt mức cao nhất trong 8 tháng với 5.341 lô, còn arabica đạt 876.019 bao – mức cao nhất trong 3,5 tháng.
Giá cà phê chịu áp lực giảm do kỳ vọng sản lượng tăng. USDA dự báo sản lượng cà phê Brazil vụ 2025-2026 đạt 65 triệu bao (tăng 0,5%), Việt Nam đạt 31 triệu bao (tăng 6,9%). Brazil là nhà sản xuất arabica lớn nhất thế giới, còn Việt Nam dẫn đầu về robusta.
Thị trường hiện theo dõi khả năng tăng giá bán lẻ sau đợt tăng mạnh năm ngoái và ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng. Việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu cũng góp phần đẩy giá tăng, buộc một số doanh nghiệp như Paramount Coffee Company phải điều chỉnh giá bán.
Ngoài ra, tiến độ thu hoạch cà phê Brazil đang chậm, mới đạt 7% sản lượng – thấp hơn mức trung bình lịch sử 10% cùng kỳ. Những nông dân có tài chính ổn định đang giữ hàng, không vội bán.
Ngày 22/5, giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên giảm mạnh so với ngày hôm trước, dao động trong khoảng từ 124.500 – 125.200 đồng/kg.
Cụ thể, tại Đắk Nông, thương lái thu mua cà phê với mức cao nhất là 125.200 đồng/kg, giảm 1.500 đồng/kg. Tại Đắk Lắk và Gia Lai, giá cùng giảm 1.500 đồng/kg, hiện giao dịch ở mức 125.000 đồng/kg. Ở Lâm Đồng, giá cà phê cũng giảm 1.500 đồng/kg, xuống còn 124.500 đồng/kg.
Xuất khẩu cà phê: Giá trị tăng mạnh dù sản lượng giảm
![]() |
Trong 4 tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu gần 666.000 tấn cà phê, thu về 3,8 tỷ USD. |
Trong 4 tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu gần 666.000 tấn cà phê, thu về 3,8 tỷ USD. Dù khối lượng xuất khẩu giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2024, giá trị lại tăng mạnh 51,8%. Nguyên nhân chính là do giá cà phê bình quân tăng cao, đạt khoảng 5.700 USD/tấn, tăng tới 67,6%.
Mexico trở thành điểm sáng trong giai đoạn này khi Việt Nam xuất khẩu 17.413 tấn cà phê sang thị trường này, thu về gần 93 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng xuất khẩu tăng gấp 30 lần, giá trị tăng gấp 54 lần. Nhờ vậy, Mexico đã vượt Trung Quốc để trở thành thị trường tiêu thụ cà phê lớn thứ 9 của Việt Nam.
Đức tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cà phê Việt Nam, với kim ngạch đạt 628 triệu USD, chiếm gần 17% tổng giá trị xuất khẩu và tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường lớn khác như Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Mỹ và Nga cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, cho thấy nhu cầu đối với cà phê Việt Nam đang mở rộng mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng dầu giảm mạnh, RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít

Vàng nhẫn tăng giá, vàng miếng khan hàng: Rủi ro từ lệch pha cung – cầu

Sau ánh hào quang tỷ USD: Sầu riêng cần nâng chuẩn để giữ thị trường

Giá tiêu tăng liên tiếp 7 ngày, chạm mốc 147.000 đồng/kg

Giá vật liệu xây dựng tăng vọt: Hồi chuông cảnh báo về khai thác tài nguyên tự nhiên

Giá cà phê trong nước tăng nhẹ theo đà robusta, arabica giảm sâu vì áp lực mùa vụ

Giá tiêu tăng vọt lên 142.000 đồng/kg, Việt Nam thành tâm điểm cung ứng toàn cầu

Đô la Mỹ suy yếu, vàng tăng mạnh: Chu kỳ mới hay nhất thời?
