Giá cà phê Tây Nguyên giảm sốc tới 2.500 đồng/kg
![]() |
Giá cà phê ngày 16/5 tại các tỉnh Tây Nguyên đồng loạt giảm mạnh so với hôm qua. |
Theo dữ liệu mới nhất, giá cà phê robusta giao tháng 7/2025 trên Sàn London giảm 0,78% (tương đương 39 USD/tấn), xuống còn 4.971 USD/tấn. Hợp đồng giao tháng 9/2025 cũng hạ 0,54% (27 USD/tấn), chốt ở mức 4.960 USD/tấn.
Ngược lại, trên Sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica ghi nhận mức tăng mạnh. Hợp đồng giao tháng 7/2025 tăng 2,8% (tương đương 10,2 US cent/pound), đạt 375 US cent/pound. Giao kỳ hạn tháng 9/2025 tăng 2,64% (9,55 US cent/pound), lên mức 371,35 US cent/pound.
Theo Reuters, giới thương nhân cho biết giá cà phê robusta tiếp tục chịu áp lực lớn từ nguồn cung dồi dào, khi vụ thu hoạch đang diễn ra đồng loạt tại Indonesia và Brazil. Đồng thời, lượng tồn kho robusta được giám sát bởi ICE đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 tháng rưỡi, đạt 4.755 lô (tương đương 47.550 tấn) tính đến ngày 14/5. Con số này tăng đáng kể so với 42.250 tấn vào cuối tháng 4 và 41.130 tấn cùng kỳ năm ngoái.
Tồn kho cà phê arabica cũng không nằm ngoài xu hướng tăng. ICE ghi nhận mức tồn kho đạt 844.473 bao vào ngày 7/5, cao nhất trong vòng 2 tháng rưỡi.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê ngày 16/5 tại các tỉnh Tây Nguyên đồng loạt giảm mạnh so với hôm qua.
Cụ thể, giá cà phê tại tỉnh Đắk Nông được ghi nhận ở mức cao nhất là 126.200 đồng/kg, giảm tới 2.300 đồng/kg.
Tại Đắk Lắk và Gia Lai, cà phê được giao dịch cùng mức 126.000 đồng/kg, lần lượt giảm 2.500 và 2.400 đồng/kg. Trong khi đó, tỉnh Lâm Đồng ghi nhận giá thấp nhất khu vực với 125.700 đồng/kg, giảm 2.300 đồng/kg so với phiên trước.
Tỷ giá đồng USD ảnh hưởng đến giá cà phê
![]() |
Trong tháng 3 vừa qua, ba trong bốn khu vực xuất khẩu cà phê chính của thế giới ghi nhận mức tăng trưởng. |
Sự biến động liên tục của giá cà phê trong nước phần lớn chịu ảnh hưởng từ tỷ giá đồng USD. Đầu tuần, các thông tin tích cực từ đàm phán thương mại Mỹ - Trung đã đẩy đồng USD tăng giá, khiến giá cà phê giảm mạnh.
Đến giữa tuần, chỉ số CPI của Mỹ giảm nhẹ, khiến đồng USD suy yếu và hỗ trợ giá cà phê tăng trở lại. Tuy nhiên, vào ngày thứ Năm, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận giảm thuế trong 90 ngày, USD phục hồi khiến giá cà phê lại lao dốc.
Theo báo cáo mới nhất từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), trong tháng 3 vừa qua, ba trong bốn khu vực xuất khẩu cà phê chính của thế giới ghi nhận mức tăng trưởng, ngoại trừ Nam Mỹ. Khu vực này chỉ xuất khẩu được 4,6 triệu bao, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Hệ quả là thị phần xuất khẩu của Nam Mỹ giảm xuống chỉ còn 35,7% trong tổng lượng cà phê toàn cầu – mức thấp nhất kể từ tháng 6/2023.
Nguyên nhân chính là do trong niên vụ 2023–2024, Brazil đã tăng mạnh xuất khẩu nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam, vốn bị ảnh hưởng bởi vụ mùa không thuận lợi. Điều này khiến khối lượng xuất khẩu của Nam Mỹ trong tháng 3 tiếp tục bị kéo giảm.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Thị trường tiêu nội địa giằng co, giá quốc tế có xu hướng nhích nhẹ

Kiên Giang: Mô hình trồng khóm – cau – dừa mang lại thu nhập cao, nông dân phấn khởi

Vải u trứng trắng Thanh Hà được đặt mua với giá 100.000 đồng/kg

Giá xăng dầu đồng loạt tăng từ chiều 15/5

5 mẫu quạt đứng điều khiển từ xa đáng mua cho mùa nóng

Giá vàng thế giới giảm mạnh do tâm lý lạc quan thương mại toàn cầu

Giá heo hơi tạm thời ổn định sau đợt tăng đầu tuần

Giá tiêu ổn định ở mức cao trong bối cảnh xuất khẩu giảm

iPhone giảm giá kỷ lục tại Việt Nam
