Giá cà phê lao dốc: Arabica thấp nhất trong 2,5 tuần, Robusta chạm đáy 1 tháng

Thị trường cà phê thế giới đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần do áp lực từ đồng USD tăng cao, nguồn cung gia tăng và tác động từ các diễn biến thương mại toàn cầu. Giá cà phê trong nước cũng mất mốc 128.000 đồng/kg, phản ánh xu hướng giảm chung của thị trường.
Giá cà phê tăng nhẹ tại Tây Nguyên, thị trường thế giới biến động trái chiều Giá cà phê trong nước giảm mạnh theo đà thế giới, arabica tăng nhẹ Giá cà phê được kỳ vọng vượt mốc 130.000 đồng/kg trong tuần này
Giá cà phê lao dốc: Arabica thấp nhất trong 2,5 tuần, Robusta chạm đáy 1 tháng
Giá cà phê thế giới giảm sâu do áp lực đa chiều. Ảnh Thanh Thanh

Giá cà phê thế giới giảm sâu do áp lực đa chiều

Trong phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê đồng loạt giảm mạnh trên hai sàn kỳ hạn quốc tế.

Trên Sàn giao dịch London, giá cà phê robusta hợp đồng giao tháng 7/2025 đóng cửa ở mức 5.052 USD/tấn, giảm 174 USD (tương đương 3,33%) so với phiên trước. Hợp đồng giao tháng 9/2025 cũng giảm 168 USD (tương đương 3,24%), còn 5.013 USD/tấn — mức thấp nhất trong vòng một tháng.

Tại Sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica giao tháng 7/2025 giảm 3,82%, xuống còn 372,95 US cent/pound. Hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2025 mất 3,66% (14 US cent), còn 368,45 US cent/pound — mức thấp nhất trong vòng hai tuần rưỡi.

Theo trang Barchart, đà giảm của giá cà phê toàn cầu diễn ra sau khi chỉ số đồng USD (DXY) tăng mạnh, đạt mức cao nhất trong vòng một tháng, làm gia tăng chi phí mua hàng hóa định giá bằng USD đối với người tiêu dùng ngoài nước Mỹ.

Bên cạnh đó, cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung kết thúc tích cực, với việc hai bên thống nhất tạm thời giảm mạnh thuế nhập khẩu hàng hóa trong 90 ngày, cũng góp phần tác động đến thị trường hàng hóa. Theo thỏa thuận, Mỹ giảm thuế nhập khẩu từ Trung Quốc từ 145% xuống 30%, trong khi Trung Quốc cũng hạ thuế hàng hóa Mỹ từ 125% xuống 10%.

Ngoài ra, nguồn cung cà phê toàn cầu được dự báo gia tăng cũng tạo thêm áp lực lên giá. Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết sản lượng cà phê niên vụ 2025–2026 của Honduras — quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất Trung Mỹ — dự kiến tăng 5,1% so với vụ trước, đạt 5,8 triệu bao.

Giá cà phê trong nước mất mốc 128.000 đồng/kg

Giá cà phê lao dốc: Arabica thấp nhất trong 2,5 tuần, Robusta chạm đáy 1 tháng
Tại thị trường nội địa, giá cà phê đầu tuần cũng ghi nhận mức giảm đồng loạt tại các tỉnh Tây Nguyên.

Tại thị trường nội địa, giá cà phê đầu tuần cũng ghi nhận mức giảm đồng loạt tại các tỉnh Tây Nguyên, mất mốc 128.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại Đắk Nông, giá cà phê được thương lái thu mua ở mức cao nhất là 127.800 đồng/kg, giảm 500 đồng so với hôm qua. Tại Đắk Lắk, giá giảm 400 đồng, còn 127.800 đồng/kg. Ở Gia Lai, cà phê giao dịch ở mức 127.700 đồng/kg, giảm 400 đồng. Trong khi đó, Lâm Đồng ghi nhận mức giá 127.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg so với phiên liền trước.

Theo các chuyên gia, giá cà phê trong nước đang chịu tác động lớn từ xu hướng giảm của thị trường thế giới, đặc biệt là nguồn cung Robusta dồi dào từ Brazil — quốc gia đang bước vào vụ thu hoạch mới.

Dù điều kiện thời tiết hiện tại đang thuận lợi cho cây trồng, triển vọng phục hồi sản lượng Arabica và mức tồn kho toàn cầu cao tiếp tục gây sức ép lên giá.

Giới phân tích nhận định, thị trường cà phê có thể còn tiếp tục điều chỉnh giảm trong ngắn hạn, trước khi xác lập xu hướng giá mới.

Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà ngành cà phê Việt Nam cần tận dụng để chuyển đổi từ xuất khẩu thô sang chế biến sâu, gia tăng giá trị. Theo các chuyên gia, xuất khẩu cà phê chế biến có thể giúp tăng giá trị gấp nhiều lần, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển bền vững.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), trong tháng 3/2025, xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt 13 triệu bao (loại 60 kg), tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ năm trước (12,92 triệu bao). Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu niên vụ 2024–2025 (từ tháng 10/2024 đến tháng 3/2025), tổng lượng xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt 67,87 triệu bao, giảm 1,9% so với cùng kỳ niên vụ trước (69,2 triệu bao).

Giá cà phê trong nước bất ngờ lao dốc Giá cà phê trong nước bất ngờ lao dốc
Giá cà phê duy trì ổn định, xuất khẩu tăng vọt hơn 51% Giá cà phê duy trì ổn định, xuất khẩu tăng vọt hơn 51%
Giá cà phê tiếp đà giảm nhẹ Giá cà phê tiếp đà giảm nhẹ
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cà phê  – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

Cà phê – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

Một nghiên cứu quy mô lớn kéo dài hơn 30 năm của Đại học Harvard hé lộ: thói quen uống cà phê mỗi ngày có thể là một trong những yếu tố góp phần làm chậm quá trình lão hóa và duy trì thể chất lẫn tinh thần ở phụ nữ. Không chỉ là thức uống giúp tỉnh táo, cà phê còn được ví như “người bạn đồng hành” trong hành trình sống khỏe, sống thọ.
Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu sầu riêng, chỉ sau Thái Lan. Tuy nhiên, trái với thành công trên thị trường quốc tế, thị trường nội địa lại chứng kiến nghịch lý: người Việt ngày càng chuộng sầu riêng nhập khẩu, đặc biệt là các giống cao cấp từ Malaysia và Thái Lan. Giữ vững thị phần trong nước đang trở thành bài toán cấp thiết đối với ngành sầu riêng Việt Nam.
Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu hôm nay (29/6) ổn định ở mức 128.000 – 133.000 đồng/kg sau chuỗi tăng nhẹ trong tuần. Dù thị trường thế giới đang chịu sức ép từ thuế quan và nguồn cung eo hẹp, nhiều dự báo vẫn lạc quan về xu hướng giá tiêu trong trung và dài hạn.
Chỉ dẫn địa lý – “Hộ chiếu” giúp nước mắm Phú Quốc vươn tầm quốc tế

Chỉ dẫn địa lý – “Hộ chiếu” giúp nước mắm Phú Quốc vươn tầm quốc tế

Nước mắm Phú Quốc, được công nhận chỉ dẫn địa lý từ năm 2012, không chỉ là niềm tự hào của Việt Nam mà còn là “tấm hộ chiếu” quan trọng để bảo vệ thương hiệu và phát triển thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, để giữ vững vị thế và chống lại hàng giả, hàng nhái, Phú Quốc cần tiếp tục hoàn thiện quy chuẩn địa phương và ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý sản phẩm.
Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Việt Nam từ lâu được biết đến là một quốc gia xuất khẩu cau lớn trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây thị trường cau nội địa lại chứng kiến sự tăng đột biến trong nhập khẩu và phát triển trồng mới cau ồ ạt, dẫn đến nguy cơ cung vượt cầu. Vấn đề này đặt ra thách thức lớn trong việc xây dựng tên tuổi, nâng cao giá trị cho ngành cau Việt Nam nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Bảo đảm an toàn nguồn cung xăng dầu quốc gia

Bảo đảm an toàn nguồn cung xăng dầu quốc gia

Nhiều biến động địa chính trị, kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu cao hơn cho việc điều hành thị trường xăng dầu. Việt Nam đang chủ động dự báo và ứng phó nhằm bảo đảm nguồn cung ổn định, giá cả minh bạch, không để đứt gãy chuỗi sản xuất và tiêu dùng.
Giá tiêu trong nước lập đỉnh mới, ngành hồ tiêu Việt Nam cần chiến lược dài hơi để giữ đà tăng

Giá tiêu trong nước lập đỉnh mới, ngành hồ tiêu Việt Nam cần chiến lược dài hơi để giữ đà tăng

Giá tiêu trong nước ngày 29/6 đồng loạt tăng mạnh từ 1.000 đến 5.000 đồng/kg, đưa mặt bằng giá lên mức cao kỷ lục từ 128.000 - 133.000 đồng/kg. Trong khi đó, thị trường tiêu quốc tế ổn định, nhưng sự tăng vọt nhập khẩu tiêu của Trung Quốc đặt ra thách thức lớn, đòi hỏi ngành hồ tiêu Việt Nam xây dựng chiến lược bài bản để giữ vững vị thế trên thị trường toàn cầu.
Khách hàng trẻ nói gì về 2 mẫu xe  Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV?

Khách hàng trẻ nói gì về 2 mẫu xe Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV?

Trong bối cảnh thị trường xe ô tô Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các dòng xe thông minh và tiết kiệm năng lượng, các mẫu xe mới như Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV đã nhanh chóng thu hút sự chú ý.
Giá tiêu tăng đồng loạt, thị trường nội địa và thế giới sôi động trở lại

Giá tiêu tăng đồng loạt, thị trường nội địa và thế giới sôi động trở lại

Giá tiêu hôm nay (27/6) tại thị trường trong nước tiếp tục tăng 2.000 – 3.000 đồng/kg, lên mức 126.000 – 128.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá tiêu của Indonesia cũng tiếp tục tăng cao, trong khi các nước khác nhìn chung không đổi.
“Bóc trần” hàng giả: Trưng bày túi xách, mỹ phẩm, đồng hồ nhái thương hiệu lớn

“Bóc trần” hàng giả: Trưng bày túi xách, mỹ phẩm, đồng hồ nhái thương hiệu lớn

Theo ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, việc tổ chức Phòng trưng bày không chỉ giúp cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân nhận diện thủ đoạn tinh vi của hàng giả, hàng nhái, mà còn thể hiện rõ thông điệp quyết liệt, không khoan nhượng của lực lượng QLTT trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và xây dựng thị trường lành mạnh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động