Giá cà phê duy trì ổn định, xuất khẩu tăng vọt hơn 51%

Ngày 7/5/2025, thị trường cà phê trong nước tiếp tục giữ ổn định, không ghi nhận biến động so với hôm qua. Tại khu vực Tây Nguyên, giá cà phê dao động từ 128.200 – 128.700 đồng/kg, với mức cao nhất được ghi nhận tại Đắk Nông.
Giá cà phê vẫn chưa trở lại mốc 130.000 đồng/kg Thị trường cà phê hồi hộp đợi giá mới sau kỳ nghỉ dài Giá cà phê trong nước bất ngờ lao dốc
Giá cà phê duy trì ổn định, xuất khẩu tăng vọt hơn 51%
Ngày 7/5/2025, thị trường cà phê trong nước tiếp tục giữ ổn định.

Theo đó, giá cà phê tại Đắk Nông được thu mua ở mức 128.700 đồng/kg – cao nhất khu vực. Đắk Lắk, Gia Lai được thu mua 128.500 đồng/kg, giá cà phê ở Lâm Đồng được thương lái thu mua mức 128.200 đồng/kg.

Mặc dù hiện tại giá duy trì ổn định, đầu tuần này thị trường từng chứng kiến cú giảm mạnh khoảng 1.300 đồng/kg, khiến giá trung bình chỉ còn 128.600 đồng/kg. Diễn biến này khiến nhiều nông dân lo ngại kịch bản của năm 2024 có thể lặp lại, khi giá cà phê từng đạt đỉnh 134.400 đồng/kg vào cuối tháng 4, nhưng sau đó lao dốc xuống 90.000 đồng/kg trong tháng 5 và phải đến tháng 11 mới phục hồi.

Giá cà phê trên hai sàn giao dịch lớn tăng nhẹ trong phiên gần nhất:

Sàn London – Cà phê Robusta:

Giao tháng 7/2025: 5.326 USD/tấn (+35 USD)

Giao tháng 9/2025: 5.269 USD/tấn (+38 USD)

Sàn New York – Cà phê Arabica:

Giao tháng 7/2025: 391,95 cent/lb (+3,7 cent)

Giao tháng 9/2025: 385,5 cent/lb (+3,7 cent)

Giá Arabica phục hồi sau khi chạm đáy trong hơn một tuần. Nguyên nhân đến từ tình trạng khô hạn tại bang Minas Gerais – vùng trồng cà phê lớn nhất Brazil – với lượng mưa trong tuần cuối tháng 4 chỉ đạt 1,5 mm, tương đương 21% mức trung bình lịch sử. Diễn biến này kích thích các hoạt động mua bù thiếu trên thị trường kỳ hạn.

Giá trị tăng mạnh nhờ giá bán cao

Giá cà phê duy trì ổn định, xuất khẩu tăng vọt hơn 51%
Dù sản lượng xuất khẩu sụt giảm, nhưng tổng kim ngạch lại tăng vọt.

Dù sản lượng xuất khẩu sụt giảm, nhưng tổng kim ngạch lại tăng vọt. Trong 4 tháng đầu năm 2025, ngành cà phê Việt Nam đạt kim ngạch 3,78 tỷ USD, tăng hơn 51% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do giá bán tăng mạnh, (giá xuất khẩu trung bình: 5.698 USD/tấn – tăng 67,5%). Trong khi đó, sản lượng quý 1/2025: 495.780 tấn – giảm 15,3% so với cùng kỳ

Nguồn cung Robusta từ Việt Nam giảm đã góp phần hỗ trợ giá xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

Dù giá cà phê đang được hỗ trợ bởi yếu tố thời tiết và nguồn cung, đà tăng có thể bị hạn chế do nhu cầu tiêu dùng toàn cầu chững lại. Hai tập đoàn lớn của Mỹ là Starbucks và Keurig Dr Pepper đều ghi nhận doanh số bán cà phê sụt giảm trong quý I/2025. Giá bán cao được cho là nguyên nhân chính khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

Thị trường cà phê đỏ rực sau khi chỉ số niềm tin tiêu dùng chạm đáy Thị trường cà phê đỏ rực sau khi chỉ số niềm tin tiêu dùng chạm đáy
Thiếu hụt nguồn cung, giá cà phê bật tăng trở lại Thiếu hụt nguồn cung, giá cà phê bật tăng trở lại
Giá cà phê trong nước sẽ giảm mạnh do ảnh hưởng giá thế giới? Giá cà phê trong nước sẽ giảm mạnh do ảnh hưởng giá thế giới?
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cà phê  – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

Cà phê – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

Một nghiên cứu quy mô lớn kéo dài hơn 30 năm của Đại học Harvard hé lộ: thói quen uống cà phê mỗi ngày có thể là một trong những yếu tố góp phần làm chậm quá trình lão hóa và duy trì thể chất lẫn tinh thần ở phụ nữ. Không chỉ là thức uống giúp tỉnh táo, cà phê còn được ví như “người bạn đồng hành” trong hành trình sống khỏe, sống thọ.
Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu sầu riêng, chỉ sau Thái Lan. Tuy nhiên, trái với thành công trên thị trường quốc tế, thị trường nội địa lại chứng kiến nghịch lý: người Việt ngày càng chuộng sầu riêng nhập khẩu, đặc biệt là các giống cao cấp từ Malaysia và Thái Lan. Giữ vững thị phần trong nước đang trở thành bài toán cấp thiết đối với ngành sầu riêng Việt Nam.
Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu hôm nay (29/6) ổn định ở mức 128.000 – 133.000 đồng/kg sau chuỗi tăng nhẹ trong tuần. Dù thị trường thế giới đang chịu sức ép từ thuế quan và nguồn cung eo hẹp, nhiều dự báo vẫn lạc quan về xu hướng giá tiêu trong trung và dài hạn.
Chỉ dẫn địa lý – “Hộ chiếu” giúp nước mắm Phú Quốc vươn tầm quốc tế

Chỉ dẫn địa lý – “Hộ chiếu” giúp nước mắm Phú Quốc vươn tầm quốc tế

Nước mắm Phú Quốc, được công nhận chỉ dẫn địa lý từ năm 2012, không chỉ là niềm tự hào của Việt Nam mà còn là “tấm hộ chiếu” quan trọng để bảo vệ thương hiệu và phát triển thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, để giữ vững vị thế và chống lại hàng giả, hàng nhái, Phú Quốc cần tiếp tục hoàn thiện quy chuẩn địa phương và ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý sản phẩm.
Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Việt Nam từ lâu được biết đến là một quốc gia xuất khẩu cau lớn trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây thị trường cau nội địa lại chứng kiến sự tăng đột biến trong nhập khẩu và phát triển trồng mới cau ồ ạt, dẫn đến nguy cơ cung vượt cầu. Vấn đề này đặt ra thách thức lớn trong việc xây dựng tên tuổi, nâng cao giá trị cho ngành cau Việt Nam nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Bảo đảm an toàn nguồn cung xăng dầu quốc gia

Bảo đảm an toàn nguồn cung xăng dầu quốc gia

Nhiều biến động địa chính trị, kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu cao hơn cho việc điều hành thị trường xăng dầu. Việt Nam đang chủ động dự báo và ứng phó nhằm bảo đảm nguồn cung ổn định, giá cả minh bạch, không để đứt gãy chuỗi sản xuất và tiêu dùng.
Giá tiêu trong nước lập đỉnh mới, ngành hồ tiêu Việt Nam cần chiến lược dài hơi để giữ đà tăng

Giá tiêu trong nước lập đỉnh mới, ngành hồ tiêu Việt Nam cần chiến lược dài hơi để giữ đà tăng

Giá tiêu trong nước ngày 29/6 đồng loạt tăng mạnh từ 1.000 đến 5.000 đồng/kg, đưa mặt bằng giá lên mức cao kỷ lục từ 128.000 - 133.000 đồng/kg. Trong khi đó, thị trường tiêu quốc tế ổn định, nhưng sự tăng vọt nhập khẩu tiêu của Trung Quốc đặt ra thách thức lớn, đòi hỏi ngành hồ tiêu Việt Nam xây dựng chiến lược bài bản để giữ vững vị thế trên thị trường toàn cầu.
Khách hàng trẻ nói gì về 2 mẫu xe  Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV?

Khách hàng trẻ nói gì về 2 mẫu xe Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV?

Trong bối cảnh thị trường xe ô tô Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các dòng xe thông minh và tiết kiệm năng lượng, các mẫu xe mới như Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV đã nhanh chóng thu hút sự chú ý.
Giá tiêu tăng đồng loạt, thị trường nội địa và thế giới sôi động trở lại

Giá tiêu tăng đồng loạt, thị trường nội địa và thế giới sôi động trở lại

Giá tiêu hôm nay (27/6) tại thị trường trong nước tiếp tục tăng 2.000 – 3.000 đồng/kg, lên mức 126.000 – 128.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá tiêu của Indonesia cũng tiếp tục tăng cao, trong khi các nước khác nhìn chung không đổi.
“Bóc trần” hàng giả: Trưng bày túi xách, mỹ phẩm, đồng hồ nhái thương hiệu lớn

“Bóc trần” hàng giả: Trưng bày túi xách, mỹ phẩm, đồng hồ nhái thương hiệu lớn

Theo ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, việc tổ chức Phòng trưng bày không chỉ giúp cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân nhận diện thủ đoạn tinh vi của hàng giả, hàng nhái, mà còn thể hiện rõ thông điệp quyết liệt, không khoan nhượng của lực lượng QLTT trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và xây dựng thị trường lành mạnh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động