Giá cà phê thế giới bật tăng mạnh, thị trường trong nước sắp đảo chiều?
![]() |
Giá cà phê trên hai sàn London và New York đồng loạt đảo chiều tăng. |
Trên Sàn giao dịch London, giá cà phê robusta hợp đồng giao tháng 7/2025 đóng cửa ở mức 5.129 USD/tấn, tăng 77 USD/tấn (tương đương 1,52%) so với phiên liền trước. Hợp đồng giao tháng 9/2025 cũng ghi nhận mức tăng 1,56%, tương đương 78 USD/tấn, lên 5.091 USD/tấn.
Tại Sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica giao tháng 7/2025 tăng 0,91%, lên 376,35 US cent/pound. Hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2025 tăng mạnh hơn, thêm 3,8 US cent/pound (tương đương 1,03%), đạt 372,25 US cent/pound.
Đồng USD suy yếu, thể hiện qua chỉ số DXY giảm mạnh trở lại, đã hỗ trợ tích cực cho thị trường cà phê, giúp hai sàn giao dịch lớn khôi phục sau phiên giảm sâu đầu tuần. Ngoài ra, đây cũng là ngày khóa sổ vị thế kinh doanh, khiến lực mua tăng lên đáng kể.
Theo Barchart, đà phục hồi của giá cà phê đến từ hoạt động mua bù thiếu (short covering), được kích hoạt khi đồng Real Brazil tăng lên mức cao nhất trong 5 tuần. Đồng nội tệ mạnh hơn làm giảm động lực bán ra từ các nhà sản xuất Brazil, qua đó góp phần hạn chế nguồn cung ra thị trường.
Thêm vào đó, những tín hiệu cho thấy xuất khẩu cà phê từ Brazil đang chững lại cũng góp phần hỗ trợ giá.
Trong nước, giá cà phê hiện được giao dịch trong khoảng 125.500 – 126.000 đồng/kg. Cụ thể:
Tại Đắk Nông, giá thu mua cao nhất đạt 126.000 đồng/kg, giảm 1.800 đồng so với ngày hôm qua.
Tại Đắk Lắk, mức giá tương tự 126.000 đồng/kg, cũng giảm 1.800 đồng/kg.
Tại Gia Lai, giá giảm 1.700 đồng/kg, giao dịch ở mức 126.000 đồng/kg.
Riêng Lâm Đồng ghi nhận mức giá thấp hơn, 125.500 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg.
![]() |
Giá cà phê trong nước được dự báo sẽ tăng trở lại do ảnh hưởng từ đà phục hồi của thị trường thế giới. |
Dù điều chỉnh giảm nhẹ trong nước, giá cà phê được dự báo sẽ tăng trở lại do ảnh hưởng từ đà phục hồi của thị trường thế giới.
Hiện tại, giá cà phê nội địa đang bị chi phối mạnh bởi diễn biến toàn cầu, đặc biệt là nguồn cung từ Brazil. Thời tiết thuận lợi ở các vùng trồng giúp cây phát triển tốt, trong khi sản lượng robusta dồi dào và triển vọng phục hồi của arabica khiến giá khó giữ ở mức cao.
Bên cạnh đó, vụ thu hoạch robusta tại Brazil và Indonesia đã bắt đầu, khiến nguồn cung ra thị trường gia tăng. Thời tiết tại các vùng trồng arabica cũng khá thuận lợi, làm giảm lo ngại về rủi ro khí hậu từng đẩy giá tăng vọt trong tháng 4.
Ngoài yếu tố cung, thị trường còn đối mặt với nhu cầu tiêu thụ đang có dấu hiệu chững lại tại Mỹ và châu Âu. Các nhà rang xay tạm ngừng mua vào do giá vẫn neo ở vùng cao. Đồng thời, đồng Real Brazil yếu đi trong những ngày gần đây cũng khiến nông dân tăng cường bán hàng, tạo áp lực giảm giá lên thị trường cà phê toàn cầu.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Giá vật liệu xây dựng tăng vọt: Hồi chuông cảnh báo về khai thác tài nguyên tự nhiên

Giá tiêu tăng vọt lên 142.000 đồng/kg, Việt Nam thành tâm điểm cung ứng toàn cầu

Đô la Mỹ suy yếu, vàng tăng mạnh: Chu kỳ mới hay nhất thời?

Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá xăng dầu điều chỉnh giảm từ 0h00 ngày 1/7

Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Cà phê – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày
