Du lịch Hà Nội bứt phá, tăng trưởng ấn tượng sau 5 tháng đầu năm
Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm 2025, ngành Du lịch Thủ đô đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với hàng loạt hoạt động xúc tiến, quảng bá quy mô và chuyên nghiệp. Nhờ đó, lượng khách du lịch đến Hà Nội tiếp tục tăng trưởng mạnh, góp phần củng cố vị thế là điểm đến hấp dẫn hàng đầu cả nước.
Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm, Hà Nội ước đón 12,77 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, khách quốc tế đạt khoảng 3,16 triệu lượt, tăng 20,2% (bao gồm 2,23 triệu lượt khách quốc tế có lưu trú); khách nội địa đạt 9,61 triệu lượt, tăng 7,8%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 51.940 tỷ đồng, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng trong tháng 5/2025, Thủ đô đón khoảng 2,72 triệu lượt khách, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, khách quốc tế đạt hơn 567.000 lượt (tăng 25%), khách nội địa đạt hơn 2,16 triệu lượt (tăng 14,9%). Tổng doanh thu du lịch tháng 5 ước đạt 10.540 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
![]() |
Khu vực ngã tư Tràng Tiền đông nghịt khách du lịch. |
Để có được kết quả ấn tượng trên, Sở Du lịch Hà Nội đã ban hành nhiều kế hoạch hành động cụ thể, tập trung vào xây dựng sản phẩm du lịch mới, hợp tác xúc tiến thị trường và tăng cường liên kết vùng. Một số sự kiện nổi bật như Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – VITM Hanoi 2025, hay Hội nghị liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa Hà Nội và các địa phương... đã góp phần tăng độ phủ và sức hút của du lịch Thủ đô.
Trong thời gian tới, ngành Du lịch Hà Nội đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; phát triển sản phẩm và thị trường du lịch; tăng cường chuyển đổi số; quảng bá, xúc tiến du lịch đa kênh; đồng thời xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện.
Sở Du lịch cũng sẽ đẩy mạnh phát triển các dòng sản phẩm du lịch đặc trưng như: du lịch ẩm thực, du lịch MICE, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch đêm (tại Hoàn Kiếm, Tây Hồ), du lịch sông Hồng, du lịch thể thao mạo hiểm, trải nghiệm, ứng dụng thực tế ảo... Ngoài ra, Hà Nội đang tích cực phối hợp với các tỉnh, thành phố để phát triển các tuyến du lịch liên kết theo từng nhóm sản phẩm thế mạnh.
Hiện toàn thành phố có gần 3.800 cơ sở lưu trú với hơn 70.000 phòng, trong đó nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 – 5 sao, đáp ứng tốt nhu cầu lưu trú của du khách trong và ngoài nước.
Các tour văn hóa – trải nghiệm, đặc biệt là sản phẩm du lịch đêm cũng ngày càng thu hút. Một số dự án đáng chú ý đang được triển khai như: mô hình du lịch cộng đồng gắn với văn hóa truyền thống tại huyện Thạch Thất, Quốc Oai.
Dự kiến, loạt sự kiện trọng điểm sắp tới như kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9, Lễ hội Du lịch Hà Nội 2025, Lễ hội Áo dài Du lịch… sẽ tiếp tục tạo thêm điểm nhấn hấp dẫn, góp phần thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Mỹ ưu tiên công nghệ cao, dệt may Việt Nam tranh thủ “thời gian vàng”

VCCI đề nghị không miễn giảm thuế với hàng hóa thương mại điện tử nhập khẩu

Ngành sầu riêng Việt Nam trước cơ hội bứt phá: Cần kiểm soát chất lượng để phát triển bền vững

Gen Z – Không chỉ tiêu dùng, mà đang định hình lại thị trường Việt Nam

Thị trường thép 6 tháng đầu năm 2025: Nội địa khởi sắc, xuất khẩu gặp khó

Thêm 829 vùng trồng, 131 cơ sở đóng gói sầu riêng được phép xuất khẩu sang Trung Quốc

Giá xăng ngày 22/5 có thể tăng nhẹ, dầu diesel giảm

Giá hàng hóa thế giới bật tăng vì biến động cung cầu

Sản xuất xe máy tăng nhẹ giữa lúc thị trường ảm đạm
