Xuất khẩu dệt may tìm cơ hội trong thách thức

2 tháng đầu năm 2025, ngành dệt may có kim ngạch xuất khẩu đạt 5,634 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, toàn ngành dệt may hiện đang chịu tác động bởi ba yếu tố chính: sức mua toàn cầu chưa phục hồi khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho cao ảnh hưởng đến đơn đặt hàng mới từ các đối tác, thời gian giao hàng kéo dài gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng.
2025 là năm "bão tố" đối với ngành dệt may Việt Nam? Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành Dệt may và Công nghệ Dệt Việt Nam - VIATT 2025 Thừa thắng xông lên, doanh nghiệp dệt may đặt kế hoạch lãi lớn năm nay
Xuất khẩu dệt may tìm cơ hội trong thách thức. Ảnh VietnamNet
Xuất khẩu dệt may tìm cơ hội trong thách thức. Ảnh VietnamNet

Là một trong 4 nhóm ngành hàng đạt trên 5 tỷ USD

Theo số liệu mới công bố từ Cục Thống kê, 2 tháng đầu năm 2025, ngành dệt may có kim ngạch xuất khẩu đạt 5,634 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ. Con số xuất khẩu đạt được của ngành trong 2 tháng đầu năm vẫn nằm trong dự liệu, bởi hiện nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã có đơn hàng đến quý II/2025. Tuy nhiên, từ quý III/2025 có dấu hiệu chững lại vì khách hàng còn đang nghe ngóng tác động các chính sách thuế của Mỹ đối với nền kinh tế.

Theo ông Hoàng Mạnh Cầm - Phó Chánh Văn phòng HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam, các biện pháp thuế quan mới của Mỹ chưa nhắm vào Việt Nam và Việt Nam cũng là quốc gia ít tổn thưởng nhất trong khu vực ASEAN đối với thuế đối ứng; ngành dệt may cũng chưa thuộc diện bị đánh thuế bổ sung.

Dữ liệu lịch sử cho thấy, xuất khẩu dệt may đi Mỹ của Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, vẫn có khả năng tăng thị phần tại quốc gia này. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nâng cao tính tuân thủ các quy định về nguồn gốc xuất xứ của đạo luật chống lao động cưỡng bức của Mỹ đối với Trung Quốc.

Tương tự, ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Dệt May Thêu Đan TP. Hồ Chí Minh - cũng nhìn nhận, chính sách thuế của Mỹ chưa có tác động ngay tới ngành dệt may Việt Nam. Và Mỹ cho đến nay vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành.

Ngành dệt may hiện đang chịu tác động bởi ba yếu tố chính

Xuất khẩu dệt may tìm cơ hội trong thách thức
Ông Vũ Đức Giang, chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam.

Ông Vũ Đức Giang, chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), cho biết thị trường Mỹ hiện chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Việc Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc mở ra cơ hội để doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên ông Giang nhận định rằng xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam không đáng kể. Quan trọng hơn, toàn ngành dệt may hiện đang chịu tác động bởi ba yếu tố chính: sức mua toàn cầu chưa phục hồi khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho cao ảnh hưởng đến đơn đặt hàng mới từ các đối tác, thời gian giao hàng kéo dài gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng.

Theo ông Giang, để tránh rủi ro thương mại, một trong những giải pháp quan trọng là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Ngoài các thị trường truyền thống như Mỹ và châu Âu, doanh nghiệp cần khai thác tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết để mở rộng thị trường, giảm phụ thuộc vào một số đối tác lớn. "Doanh nghiệp không thể chỉ tập trung vào một số khách hàng chính mà cần mở rộng mạng lưới đối tác để giảm thiểu rủi ro khi thị trường có biến động", ông Giang nói.

Tại họp báo thường kỳ Chính phủ ngày 5/3, Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra một số chính sách, đặc biệt liên quan vấn đề áp thuế. Tất cả mặt hàng trên thế giới đều bị áp thuế khi xuất khẩu vào Mỹ nhưng mức độ khác nhau giữa các mặt hàng, quốc gia.

Theo ông Tân, tác động từ các chính sách thương mại của Mỹ tác động, làm thay đổi, dịch chuyển dòng chảy thương mại toàn cầu.

"Việt Nam không nằm ngoài, chịu tác động bởi việc này nhưng chưa phải là nước chịu tác động mạnh", ông Tân nói.

Trong khi đó, ông Đỗ Ngọc Hưng, trưởng Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, cho biết các hiệp hội ngành hàng và các đơn vị bán buôn, bán lẻ tại Mỹ đánh giá năm 2025 có thể là một năm đầy thách thức khi chính quyền Donald Trump mới nhậm chức.

Các lĩnh vực như dệt may, da giày, đồ gỗ có nguy cơ bị ảnh hưởng do các vấn đề liên quan đến lao động, lẩn tránh thương mại và chuyển tải xuất xứ.

Các bộ ngành và hiệp hội doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm giải pháp thay thế nguyên liệu, chủ động tham gia các hội chợ quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị phần.

Nếu các đối thủ cạnh tranh trực tiếp gặp khó khăn tại thị trường Mỹ thì đây có thể là cơ hội để hàng hóa Việt Nam gia tăng hiện diện.

Tuy nhiên doanh nghiệp cần có chiến lược tiếp cận thị trường bài bản, tránh tăng trưởng đột biến, nhằm hạn chế nguy cơ bị điều tra thương mại hoặc áp dụng các biện pháp phòng vệ từ Mỹ.

Xuất khẩu tăng trưởng khá, các doanh nghiệp dệt may đồng loạt báo lãi Xuất khẩu tăng trưởng khá, các doanh nghiệp dệt may đồng loạt báo lãi
Dệt may Việt Nam cán đích chỉ tiêu nhờ dịch chuyển đơn hàng Dệt may Việt Nam cán đích chỉ tiêu nhờ dịch chuyển đơn hàng
Xuất khẩu năm 2025 kỳ vọng một năm Xuất khẩu năm 2025 kỳ vọng một năm "thuận buồm xuôi gió"
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thương mại nông sản Việt Nam – Trung Quốc nhìn từ những con số

Thương mại nông sản Việt Nam – Trung Quốc nhìn từ những con số

Với 1,4 tỷ dân, Trung Quốc tiếp tục là thị trường trọng điểm, có tầm quan trọng to lớn đối với xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Nếu chúng ta quyết tâm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh thì bức tranh thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc sẽ có sự đột phá và khởi sắc, góp phần tạo nên diện mạo mới cho miền núi, vùng cao, biên giới nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.
Bộ Công Thương đề nghị siết quản lý nguyên liệu hàng xuất khẩu

Bộ Công Thương đề nghị siết quản lý nguyên liệu hàng xuất khẩu

Bộ Công Thương vừa ban hành Văn bản số 2515/BCT-XNK ngày 10/4/2025 về việc tăng cường quản lý nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
Đề xuất Mỹ miễn trừ thuế đối với một số nhóm hàng nông sản

Đề xuất Mỹ miễn trừ thuế đối với một số nhóm hàng nông sản

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất Bộ Nông nghiệp Mỹ và các cơ quan thẩm quyền của Mỹ, xem xét miễn trừ một số nhóm hàng nông thủy sản không cạnh tranh trực tiếp từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.
90 ngày không dài, nhưng quyết tâm làm chúng ta có thể thay đổi tình thế

90 ngày không dài, nhưng quyết tâm làm chúng ta có thể thay đổi tình thế

Ngày 9/4/2025, mức thuế đối ứng Mỹ ban hành với gần 90 quốc gia, vùng lãnh thổ dao động từ 10-50% có hiệu lực. Tuy nhiên, ngay sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tạm hoãn 90 ngày và mức thuế đối ứng trong thời gian này khoảng 10%. Nhiều chuyên gia cho rằng, thời gian tạm hoãn sẽ là cơ hội cho Việt Nam và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác tiến hành đàm phán.
Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với nhiều nước: Một sự thay đổi tích cực

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với nhiều nước: Một sự thay đổi tích cực

Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gây bất ngờ lớn khi thông báo tạm hoãn kế hoạch áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày đối với phần lớn các đối tác thương mại đồng thời giảm đáng kể mức thuế xuống 10% trong giai đoạn này.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bessent dự kiến kéo dài 45 phút, diễn ra tại trụ sở Bộ Tài chính Mỹ ở Washington vào lúc 20h GMT - tương ứng với 3h sáng ngày 10/4 theo giờ Việt Nam, theo Reuters.
Sầu riêng mất "ngôi vương" xuất khẩu, đâu là nguyên nhân?

Sầu riêng mất "ngôi vương" xuất khẩu, đâu là nguyên nhân?

Hai tháng đầu năm 2025, giá trị xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt gần 52,7 triệu USD, giảm tới 69% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là do các quy định kiểm soát chặt chẽ từ Trung Quốc và các thị trường xuất khẩu khác.
Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.
Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế suất 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 1/2025, cung cấp nhiều thông tin về việc chuẩn bị đàm phán với Mỹ khi nước này áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động