VCCI đề nghị không miễn giảm thuế với hàng hóa thương mại điện tử nhập khẩu
Theo quy định hiện hành, hàng hóa nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua TMĐT được miễn thuế và miễn kiểm tra chuyên ngành. Chính sách này từng được xây dựng để hỗ trợ người tiêu dùng cá nhân và giảm tải thủ tục hành chính.
Nhưng giới chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh số lượng đơn hàng xuyên biên giới lên tới hàng trăm triệu USD mỗi năm, cơ chế này đã không còn phù hợp. Nếu không điều chỉnh, Việt Nam có thể trở thành điểm đến của hàng giá rẻ không kiểm soát, khiến thị trường nội địa bị bóp méo và doanh nghiệp Việt bị đẩy ra ngoài cuộc chơi. Thay vì bảo vệ người tiêu dùng, cơ chế miễn thuế hiện nay đang bị khai thác để trốn nghĩa vụ thuế, né kiểm định chất lượng một cách có hệ thống.
VCCI thống kê trong năm 2024, hơn 324,1 triệu sản phẩm nhập khẩu đã được bán qua sàn Shopee, tạo ra doanh thu 14.200 tỉ đồng, tức giá trị trung bình chỉ khoảng 43.682 đồng/sản phẩm. Như vậy, quy định ngưỡng 1 triệu đồng đồng nghĩa với phần lớn hàng hóa thương mại điện tử nhập khẩu sẽ không chịu thuế nhập khẩu.
![]() |
VCCI đề xuất không miễn thuế hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử. (Ảnh minh họa) |
VCCI nhấn mạnh rằng quy định trên sẽ tạo ra sự bất bình đẳng với hàng hóa sản xuất trong nước khi các doanh nghiệp trong nước phải nộp thuế nhập khẩu với nguyên vật liệu nhập khẩu về để sản xuất hàng hóa, còn hàng hóa thương mại điện tử lại được miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu.
"Điều này vô hình trung vẫn tạo ra sự bất bình đẳng trong chính sách thuế, tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa nước ngoài. Do vậy, cần thiết cân nhắc áp dụng một chính sách thuế nhập khẩu toàn diện, không miễn giảm với hàng hóa thương mại điện tử nhập khẩu"- VCCI nêu.
Tuy nhiên, VCCI cũng thừa nhận rằng việc xây dựng chính sách thuế nhập khẩu với hàng hóa thương mại điện tử nhập khẩu sẽ gặp nhiều thách thức. Khó có thể áp dụng quy định về mã HS như hàng hóa nhập khẩu truyền thống cho hàng hóa TMĐT vì các lý do sau.
Cụ thể, mỗi lô hàng thương mại điện tử thường gồm nhiều đơn hàng nhỏ, mỗi đơn hàng lại có nhiều mặt hàng với mã HS rất khác nhau. Số lượng hàng hóa thương mại điện tử vô cùng đa dạng có thể dẫn đến khó khăn quy mô lớn trong việc xác định mã HS, làm chậm trễ quá trình giao nhận, dẫn tới hủy đơn hàng, gây thiệt hại cho người bán và sàn thương mại điện tử.
Thực chất, quy định miễn thuế với ngưỡng 1 triệu đồng cũng xuất phát từ nguyên lý: chi phí hành thu với các sản phẩm giá trị nhỏ có thể lớn hơn nhiều so với số tiền thuế thu được.
Để giải quyết vấn đề này, kinh nghiệm quốc tế cho thấy cần đơn giản hóa biểu thuế cho hàng hóa thương mại điện tử. Ví dụ, có thể gộp các mã HS thành một số “giỏ hàng hóa” theo nhóm ngành hoặc công dụng, mỗi giỏ tương ứng với một mức thuế suất cụ thể.
Ví dụ, giỏ 1 gồm quần áo, giày dép, hàng dệt may, bộ đồ giường; giỏ 2 gồm thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tai nghe…Theo cách này, doanh nghiệp có thể dễ dàng phân loại hàng hóa thay vì tranh luận chi tiết mã HS cụ thể cho từng sản phẩm nhỏ lẻ. Canada đã áp dụng cách làm này từ năm 2012, sử dụng ba nhóm hàng hóa thay thế cho gần 5.400 mã HS.
Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc sửa đổi lại quy định về thuế nhập khẩu với hàng hóa thương mại điện tử, theo hướng quy định biểu thuế suất đơn giản hóa và áp dụng cho mọi đơn hàng thương mại điện tử bất kể giá trị.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Xuất khẩu xoài tăng trưởng mạnh, Việt Nam đứng thứ 13 thế giới

Xuất khẩu rau quả 2025: Củng cố nội lực, vượt rào cản kỹ thuật

Chợ quê khoác áo mới, hàng Việt bứt tốc nhờ điểm bán hiện đại

Giá hàng hóa thế giới bật tăng vì biến động cung cầu

Nhật Bản hỗ trợ gần 160.000 USD phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Tháp

Ra mắt sách song ngữ "Bác Hồ ở Thái Lan"

Tự chuyển mình để thích nghi: Giải pháp căn cơ cho xuất khẩu việt nam

Ngành yến Việt Nam vào “đường đua” tỷ đô sau Nghị định thư với Trung Quốc

Việt - Mỹ lần đầu đàm phán trực tiếp về Hiệp định Thương mại đối ứng
