Doanh nghiệp dệt may xoay xở trước “cơn bão thuế”

Việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam sẽ tác động đến xuất khẩu và kinh tế của Việt Nam, đặc biệt với các ngành xuất khẩu chủ lực như điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ...
Thừa thắng xông lên, doanh nghiệp dệt may đặt kế hoạch lãi lớn năm nay Xuất khẩu dệt may tìm cơ hội trong thách thức "Xanh hóa" ngành dệt may để gia tăng lợi thế xuất khẩu
Dây chuyền sản xuất veston May10. Ảnh: N.T
Dây chuyền sản xuất veston May10. Ảnh: N.T

Hầu hết doanh nghiệp dệt may đều thừa nhận nếu mức thuế này không được điều chỉnh, việc duy trì hoạt động kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ.

Một doanh nghiệp dệt may có 400 công nhân ở Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) làm hàng đồ lót xuất đi Mỹ, cho biết vừa nhận thông báo của đối tác ngừng lấy hàng từ ngày 9/4 do thuế đối ứng có hiệu lực. Do đó, họ buộc phải giãn sản xuất, 50% công nhân nghỉ tạm thời và chờ thêm các động thái mới.

Ông Phạm Văn Việt - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Việt Thắng Jean, cho biết các sản phẩm may mặc của doanh nghiệp đang chịu thuế 16%, tới đây có thể tăng lên 62%.

Mỹ là thị trường từng chiếm 40% tổng sản lượng xuất khẩu của công ty, nay thị trường này trở nên đầy thách thức. Nếu không tìm ra giải pháp kịp thời, doanh nghiệp có nguy cơ khó cạnh tranh được về giá trước các đối thủ.

Tình cảnh này không chỉ riêng Việt Thắng Jean. Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Vinatex, cho biết toàn ngành đối mặt với rủi ro lớn từ chính sách thuế quan mới của Mỹ.

"Chúng tôi đang theo dõi sát sao diễn biến và hy vọng Chính phủ có thể đàm phán để tìm ra giải pháp hài hòa giữa hai bên", ông Hiếu chia sẻ.

Phó Chủ tịch Vitas Trương Văn Cẩm khẳng định, các doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Mỹ, cần hết sức tỉnh táo, tự tin và chủ động cập nhật tình hình. Cần đẩy mạnh hợp tác nội bộ giữa các doanh nghiệp trong ngành, phối hợp với các nhà mua hàng để cùng tìm giải pháp, chia sẻ rủi ro và lợi ích. Một hướng đi quan trọng là đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, đặc biệt tận dụng các thị trường mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA), cũng như các thị trường tiềm năng như Halal và Nam Mỹ.

Bên cạnh đó, cần tận dụng cơ hội từ chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Để hỗ trợ quá trình này, Vitas đề xuất các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần chủ động cung cấp thông tin về thị trường sở tại như nhu cầu, thị hiếu, dung lượng và cơ hội hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư dệt may. Đồng thời, cần đẩy mạnh kết nối giao thương để doanh nghiệp hai bên có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và thiết lập hợp tác.

Còn nhiều doanh nghiệp như Tổng Công ty May 10 đã chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó. Đại diện May 10 cho biết, trước khi Mỹ áp thuế, thị trường này chiếm tới 60% kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, May 10 đã và đang kiên định chiến lược đa dạng hóa thị trường, không phụ thuộc vào Mỹ. Doanh nghiệp hiện đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, Nhật Bản, Úc và một số thị trường khác. Đồng thời, để giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc, May 10 cũng tích cực đa dạng hóa nguồn cung. Các biện pháp tiết kiệm chi phí, đầu tư công nghệ hiện đại nhằm tăng năng suất lao động và giảm giá thành sản phẩm cũng đang được triển khai quyết liệt. Thị trường nội địa cũng được chú trọng hơn nhằm cân bằng tỷ trọng với xuất khẩu.

Trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm kiếm thị trường mới, mở rộng tệp khách hàng để giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Đồng thời, việc nâng cao giá trị sản phẩm, cải thiện chất lượng và đẩy mạnh sản xuất xanh theo tiêu chuẩn quốc tế cũng là những hướng đi quan trọng giúp ngành dệt may, da giày Việt Nam giữ vững vị thế trên thị trường toàn cầu.

TS Nguyễn Quốc Việt - Chuyên gia chính sách công, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: "Chúng ta phải thúc đẩy hơn nữa các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới xuất khẩu, kết nối các thị trường mới, tận dụng các thị trường nằm trong Hiệp định FTA. Tôi cũng mong các Hiệp hội, các ngành hàng cùng đồng lòng giúp cho doanh nghiệp nội địa có sức bền, sức chống chịu nhất định để vượt qua giai đoạn khó khăn của thị trường".

Doanh nghiệp dệt may xoay xở trước “cơn bão thuế”
Còn ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas).

Còn ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng tác động từ chính sách thuế của Mỹ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu biết cách đa dạng hóa thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh nội tại, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro và duy trì đà tăng trưởng.

Trong bối cảnh đó, ông Giang kỳ vọng Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt may, thiết bị, nguyên phụ liệu và vải (SaigonTex - SaigonFabric) diễn ra từ ngày 9 đến 12/4 tới sẽ trở thành "lời giải" quan trọng giúp doanh nghiệp thích ứng và phát triển.

Với sự góp mặt của hơn 1.100 nhà triển lãm đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, ông cho rằng triển lãm sẽ là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ, tự động hóa và cung ứng nguyên phụ liệu.

Ngoài ra, theo ông Giang, triển lãm còn tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề xoay quanh các chủ đề cấp thiết như quản trị số, phát triển bền vững, năng lượng tái tạo, tiết kiệm tài nguyên và các xu hướng tiêu dùng mới. Những nội dung này được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp định hình chiến lược dài hạn trong bối cảnh ngành dệt may toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng xanh - thông minh - số hóa.

Dĩ nhiên, chặng đường phía trước vẫn còn nhiều thách thức. Tuy nhiên, ông Hiếu tin rằng nếu doanh nghiệp đáp ứng tốt các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế, từ tiêu chí xanh, đổi mới công nghệ đến nâng cao năng lực quản trị, ngành dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể vượt mốc mục tiêu xuất khẩu 48 tỷ USD trong năm nay.

Dệt may Việt Nam cán đích chỉ tiêu nhờ dịch chuyển đơn hàng Dệt may Việt Nam cán đích chỉ tiêu nhờ dịch chuyển đơn hàng
Kịch bản nào cho dệt may Việt Nam năm 2025? Kịch bản nào cho dệt may Việt Nam năm 2025?
Xuất khẩu năm 2025 kỳ vọng một năm Xuất khẩu năm 2025 kỳ vọng một năm "thuận buồm xuôi gió"
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hơn 24.000 doanh nghiệp mới trong tháng 6: Kinh tế tư nhân bứt phá

Hơn 24.000 doanh nghiệp mới trong tháng 6: Kinh tế tư nhân bứt phá

Số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 lập kỷ lục với hơn 24.000 đơn vị – mức cao nhất từ trước đến nay. Cùng với sự gia tăng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, những con số tích cực cho thấy niềm tin của khu vực kinh tế tư nhân đang mạnh mẽ trở lại sau khi Nghị quyết 68 được ban hành.
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Nhiều luật, nghị định, thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực thuế, quy hoạch, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp... sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Khách hàng trẻ nói gì về 2 mẫu xe  Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV?

Khách hàng trẻ nói gì về 2 mẫu xe Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV?

Trong bối cảnh thị trường xe ô tô Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các dòng xe thông minh và tiết kiệm năng lượng, các mẫu xe mới như Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV đã nhanh chóng thu hút sự chú ý.
Từ 1/7, doanh nghiệp chỉ được phép khuyến mại hàng hóa, dịch vụ với mức giảm giá tối đa 50%

Từ 1/7, doanh nghiệp chỉ được phép khuyến mại hàng hóa, dịch vụ với mức giảm giá tối đa 50%

Mới đây, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân vừa ký ban hành Thông tư số 39/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mại.
Mailisa – 27 năm định vị thương hiệu bằng uy tín và trách nhiệm cộng đồng

Mailisa – 27 năm định vị thương hiệu bằng uy tín và trách nhiệm cộng đồng

Trải qua hành trình 27 năm xây dựng và phát triển phát triển, từ năm 1998 đến nay, hệ thống thẩm mỹ Mailisa đã mở rộng với 17 chi nhánh trên toàn quốc và phục vụ hàng đông đảo khách hàng trên cả nước. Tuy nhiên, điều được nhấn mạnh không chỉ là quy mô mà còn là định hướng phát triển bền vững dựa trên nền tảng chuyên môn y khoa và cam kết trách nhiệm với cộng đồng.
Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Từ 01/7/2025, Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn với nhiều ưu đãi đột phá, giảm mạnh rào cản vay vốn cho nông dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân, các phó trưởng ban gồm Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng (Phó Trưởng ban thường trực) và Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng.
Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Ứng phó với thách thức từ chính sách thuế quan Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt cần tận dụng sức mạnh của logistics hiện đại, kết nối thương mại và đào tạo chuyên sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương ra mắt cuốn “Sổ tay hướng dẫn chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống”.
Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang từng bước tiếp cận chuyển đổi số như một chiến lược dài hạn. Với sự đồng hành của chính sách và nỗ lực nội tại, hành trình số hóa hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng bền vững.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động