Festival Huế 2024: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”

Chiều 9/5 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Họp báo quốc tế Giới thiệu Festival Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Festival Huế 2024: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

Phát biểu tại họp báo, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Qua 24 năm tổ chức, Festival Huế đã đạt được những thành tựu nổi bật, từng bước khẳng định vị thế, củng cố thương hiệu Festival mang tầm quốc gia và có tính quốc tế, góp phần tạo động lực kích cầu du lịch, bảo tồn văn hoá và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong nỗ lực phấn đấu trở thành thành phố Festival mang tầm quốc gia và quốc tế đặc trưng của Việt Nam, Festival Huế 2024 tiếp tục là hoạt động văn hoá đặc sắc, hấp dẫn bởi tính truyền thống, ấn tượng và nhân văn khi đưa người dân và du khách trở thành chủ thể sáng tạo lẫn chủ thể hưởng thụ.

Tại đây, không chỉ có các chương trình nghệ thuật mang tính tiêu biểu, đại diện dấu ấn của nhiều nền văn hóa trong nước và quốc tế để du khách cùng tham gia, mà còn có các lễ hội cung đình, lễ hội dân gian… được dày công tái tạo, giữ gìn hay các lễ hội mới phù hợp xu thế, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của công chúng.

Festival Huế góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, để Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch, đóng góp vào việc thực hiện thành công Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Festival Huế 2023
Festival Huế 2023

Festival Huế 2024 theo định hướng bốn mùa sẽ tiếp tục khai thác các chuỗi lễ hội trải dài trong năm, từng bước xây dựng hệ thống chương trình lễ hội mới, gồm: Lễ hội mùa Xuân - "Xuân Cố đô" (diễn ra từ tháng 1-3); Lễ hội mùa Hạ - "Kinh thành tỏa sáng" (diễn ra từ tháng 4-6); Lễ hội mùa Thu - "Huế vào Thu" (diễn ra từ tháng 7-9); Lễ hội mùa Đông - "Mùa Đông xứ Huế" (diễn ra từ tháng 10-12).

Bên cạnh đó, trên nền tảng kế thừa thành quả các kỳ festival trước, điểm nhấn của Festival Huế 2024 là Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển" diễn ra từ ngày 7-12/6.

Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 hứa hẹn đem đến cho người tham dự những trải nghiệm mới lạ, độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật, là nơi hội tụ những chương trình biểu diễn hấp dẫn của các nghệ sĩ tiêu biểu trong nước và quốc tế, giới thiệu nghệ thuật ca múa nhạc cung đình và các làn điệu dân ca độc đáo; các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại chất lượng cao của 8 quốc gia đến từ các châu lục.

Đoàn Cà kheo Hoàng gia vùng Merchtem (Bỉ) - Ảnh: BTC
Đoàn Cà kheo Hoàng gia vùng Merchtem (Bỉ) - Ảnh: BTC

Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 có các hoạt động, chương trình chính sẽ diễn ra liên tục trong 6 ngày đêm bao gồm: 9 sự kiện lớn diễn ra trong không gian biểu diễn chính ở khu di sản Hoàng cung Huế và các không gian cộng đồng ở ven hai bờ sông Hương và các tuyến đường trung tâm TP. Huế.

Trong đó, nổi bật là chương trình khai mạc Tuần lễ Festival Huế 2024 vào lúc 20h ngày 7/6 khi lần đầu tiên tổ chức tại không gian điện Kiến Trung, mở màn cho chuỗi hoạt động sôi nổi của Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.

Chương trình nghệ thuật là đêm hội âm thanh ánh sáng thể hiện sức sáng tạo trên nền tảng cốt lõi là các giá trị di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại trình chiếu laser, led matrix, hologram, 3D mapping.

Sự kiện đáng quan tâm tiếp theo là lễ hội đường phố "Sắc màu văn hóa" vào các buổi chiều ngày 8 và 10/6; chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế vào lúc 19h30-23h, từ ngày 8-11/6 tại các sân khấu cộng đồng ở Quảng trường Quốc Học và Công viên 3/2; chương trình âm nhạc "Đối thoại Trịnh Công Sơn - tình yêu tìm thấy" do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế chủ trì phối hợp cùng gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và BamBoo artists agency thực hiện, diễn ra vào lúc 18h ngày 9/6 tại sân khấu Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).

Festival Huế 2024: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”

Trong Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 còn có lễ hội bia, lễ hội ánh sáng, lễ hội ẩm thực chay và lễ hội hoa đăng, ngày hội "Sóng nước Tam Giang".

Đây là nơi hội tụ những chương trình biểu diễn hấp dẫn của các nghệ sĩ tiêu biểu trong nước và quốc tế, giới thiệu nghệ thuật ca múa nhạc cung đình và các làn điệu dân ca độc đáo; các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại chất lượng cao của 8 quốc gia đến từ các châu lục diễn ra hằng đêm.

Theo Ban Tổ chức Festival Huế 2024, đến nay đã có 12 đoàn nghệ thuật quốc tế của 7 quốc gia trên thế giới đăng ký tham gia biểu diễn tại Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.

Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 cũng là nơi hội tụ những chương trình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của các đoàn nghệ thuật quốc gia châu Á, như: Đoàn Vũ kịch Chiết Giang (Trung Quốc), Đoàn nghệ thuật Múa trống Kobugakudan URAKAJI của thành phố Okinawa (Nhật Bản), Đoàn nghệ thuật dân gian Sae nyuk, Hiệp hội Văn hóa và Nghệ thuật Hàn Quốc - chi hội Yangpyeong (Hàn Quốc)…

Bên cạnh đó, nhiều đoàn nghệ thuật ở các vùng, miền trong nước cũng sẽ góp phần làm đặc sắc thêm "đại tiệc" văn hóa tại Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.

Mai Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cạnh tranh gia tăng tại thị trường cá ngừ Trung Đông

Cạnh tranh gia tăng tại thị trường cá ngừ Trung Đông

Các nhà nhập khẩu cá ngừ Trung Đông có xu hướng mở rộng nhập khẩu từ các nước khác tránh phụ thuộc vào Thái Lan, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc hay Seychelles. Do đó, cạnh tranh tại thị trường này đang ngày càng gia tăng.
Quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).
Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

7h45 sáng 7/5, lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ bắt đầu diễn ra tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
Chia sẻ yêu thương, tri ân cựu chiến binh Điện Biên

Chia sẻ yêu thương, tri ân cựu chiến binh Điện Biên

Với tình cảm chân thành và thiết thực tri ân các cựu chiến binh Điện Biên, Tân Hiệp Phát đã tham gia phối hợp cùng Tạp chí Chất lượng và cuộc sống thăm hỏi, trao tặng 100 suất quà tri ân các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ tại huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên).
Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực

Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung, việc đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố chính đó là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó phù hợp

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó phù hợp

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước để chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời.
Tổng cục Thuế kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng

Tổng cục Thuế kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng

Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng.
Xuất khẩu trái bưởi tươi sang Australia cần đặc biệt lưu ý gì?

Xuất khẩu trái bưởi tươi sang Australia cần đặc biệt lưu ý gì?

Australia yêu cầu trái bưởi tươi của Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu các biện pháp quản lý rủi ro an toàn sinh học đối với 19 loài sinh vật gây hại .
Xuất siêu 4 tháng ước đạt 8,4 tỷ USD

Xuất siêu 4 tháng ước đạt 8,4 tỷ USD

Mặc dù xuất khẩu tháng 4/2024 giảm 8,1% so với tháng trước. Tuy nhiên, do tăng khá mạnh trong quý I, nên tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,4 tỷ USD.
Xuất khẩu dưa hấu sang Trung Quốc cần lưu ý gì?

Xuất khẩu dưa hấu sang Trung Quốc cần lưu ý gì?

Tất cả các vùng trồng, các cơ sở đóng gói dưa hấu tươi xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký và được cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động