Ngân hàng bơm thêm hơn 1,1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế thúc đẩy tăng trưởng
Với dư nợ vào cuối năm 2024 ở mức 15,616 triệu đồng, ước tính hệ thống ngân hàng đã bơm thêm ra nền kinh tế gần 1,115 triệu tỷ đồng trong chưa đầy 6 tháng.
Số liệu được một số ngân hàng lớn công bố cũng cho thấy mức tăng trưởng tín dụng cao trong nửa đầu năm.
Theo đại diện Vietcombank, đến cuối tháng 6, tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế sau khi hỗ trợ VCBNeo ước tăng hơn 5% so với cuối năm 2024; cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng chất lượng, hiệu quả, bền vững
Còn Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) ghi nhận tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh nhất trong nhóm 4 "ông lớn" quốc doanh. Đến cuối tháng 6, dư nợ tín dụng của ngân hàng này đã tăng 10% so với đầu năm. Như vậy, quy mô dư nợ tín dụng của VietinBank đã tăng thêm khoảng 170.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2025.
Ông Trần Minh Bình - Chủ tịch VietinBank cho biết, dòng vốn của VietinBank đang bám sát định hướng của Chính phủ, tập trung hỗ trợ tín dụng cho các dự án kinh tế trọng điểm. Theo ông, thời gian qua ngân hàng đã cho vay rất nhiều dự án liên quan đến hạ tầng. Nhà băng cũng sẽ ký kết dự án trọng điểm vừa mang tính chất về kinh tế lẫn chính trị kết nối giữa các quốc gia với nhau.
![]() |
Tín dụng tăng kỷ lục, ngân hàng bơm hơn 1,1 tỷ đồng ra nền kinh tế. (Ảnh minh họa) |
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, cơ cấu tín dụng phù hợp với cơ cấu nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu tín dụng của người dân, doanh nghiệp, trong đó, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 6,37%. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 12,84%; ngành xây dựng chiếm 7,53%, ngành bán buôn, bán lẻ chiếm 23,74%.
Một số ngành có tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá. Trong đó có các lĩnh vực góp phần thúc đẩy tăng trưởng, như nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ nền kinh tế lần lượt là 23,16%, 17,51%.
Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao gấp đôi mức trung bình của nền kinh tế lần lượt là 15,69% và 17,59%.
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng đã tích cực giải ngân cho các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Một số chương trình khác như cho vay nhà ở xã hội; cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, chương trình tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số, các chương trình tín dụng chính sách... cũng đang được các tổ chức tín dụng tích cực triển khai.
Năm 2025, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ở mức 16% và có thể nới thêm nếu có điều kiện. Để đạt được mục tiêu trên, ngay từ ngày 30/12/2024, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng thông báo về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các tổ chức tín dụng chủ động triển khai thực hiện, cung ứng vốn ra nền kinh tế ngay từ đầu năm.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai lộ trình hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, thông báo cho nhóm ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng hợp tác xã và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được chủ động kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2025.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Ford Việt Nam triển khai ưu đãi “khủng” tháng 7: Trao giá trị thay lời tri ân

Tỷ giá USD ngân hàng lập đỉnh mới, tiếp tục chịu áp lực ngắn hạn

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh sau thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Chuyên gia nói gì về việc Mỹ “giảm đáng kể thuế quan” với hàng hóa Việt Nam?

Lãi suất cho người trẻ mua nhà xã hội giảm còn 5,9%

Chi tiết các đối tượng không chịu thuế VAT trong Nghị định 181/2025/NĐ-CP

Thị trường bất động sản đón triển vọng mới sau khi sáp nhập tỉnh thành

Xuất hóa đơn điện tử từ 1/7: Ghi địa chỉ mới hay giữ theo giấy đăng ký kinh doanh?

Bộ Tài chính giảm sâu cho 46 loại phí, lệ phí
