Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, thế giới đồng loạt giảm
![]() |
Sáng nay, giá cà phê trong nước tiếp tục tăng từ 800–900 đồng/kg. |
Giá thế giới giảm sâu, áp lực từ Brazil và Indonesia
Phiên giao dịch ngày 3/7 ghi nhận giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9/2025 trên sàn London giảm 1,58% còn 3.602 USD/tấn; tháng 11 giảm 1,42%, còn 3.551 USD/tấn. Trên sàn New York, arabica tháng 9 giảm nhẹ 0,26% còn 291,2 US cent/pound, tháng 11 còn 285,35 US cent/pound.
Diễn biến giảm giá được cho là do tiến độ thu hoạch nhanh tại Brazil – quốc gia sản xuất arabica lớn nhất thế giới – và xuất khẩu mạnh từ Indonesia. Hợp tác xã Cooxupe cho biết, đến ngày 27/6 đã thu hoạch 31% diện tích cà phê, và thời tiết khô ráo sẽ còn đẩy nhanh tiến độ.
Tại Indonesia, xuất khẩu robusta từ đảo Sumatra trong tháng 5 tăng gần 393% so với cùng kỳ, đạt hơn 567.600 bao. Lũy kế hai tháng đầu niên vụ (từ tháng 4/2025), tổng lượng xuất khẩu đạt hơn 807.000 bao, tăng 373,6%. Dù vậy, quốc gia này cần mưa sớm để đảm bảo năng suất cho vụ mới.
Bên cạnh đó, thông báo mới từ Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế 20% với hàng hóa Việt Nam và 40% với hàng tái xuất qua Việt Nam cũng làm dấy lên nhiều lo ngại trong giới đầu tư cà phê, dù mức thuế này đã giảm so với tuyên bố trước đó.
Cà phê trong nước tăng giá, xuất khẩu lập kỷ lục mới
![]() |
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt kỷ lục 5,5 tỷ USD. |
Trái ngược thị trường quốc tế, giá cà phê trong nước ngày 3/7 tăng 800–900 đồng/kg. Theo Giacaphe.com, giá trung bình tại Tây Nguyên đạt 95.500 đồng/kg. Tại Đắk Lắk ghi nhận mức cao nhất 95.500 đồng/kg, Lâm Đồng là 95.100 đồng/kg và Gia Lai 95.400 đồng/kg.
Nguyên nhân tăng giá đến từ lo ngại nguồn cung hạn hẹp do hạn hán đầu năm khiến sản lượng niên vụ mới tại Việt Nam có thể giảm mạnh. Trong khi đó, arabica tiếp tục chịu áp lực bán từ các quỹ đầu cơ trước kỳ vọng Brazil được mùa.
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt kỷ lục 5,5 tỷ USD, hoàn thành vượt kế hoạch năm. Dự báo cả năm, kim ngạch có thể đạt 7,5 tỷ USD, tăng 36,9% so với 2024. Tuy nhiên, vì mùa thu hoạch chính rơi vào cuối năm, lượng xuất khẩu có thể chậm lại trong quý III và IV.
Dù Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực, chính sách thuế mới và xu hướng tìm nguồn thay thế của các nhà nhập khẩu đang tạo thêm áp lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam. Trong bối cảnh đó, thị trường cà phê toàn cầu được dự báo còn nhiều biến động khi các báo cáo mới từ USDA và Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) sắp được công bố.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Giá vật liệu xây dựng tăng vọt: Hồi chuông cảnh báo về khai thác tài nguyên tự nhiên

Giá tiêu tăng vọt lên 142.000 đồng/kg, Việt Nam thành tâm điểm cung ứng toàn cầu

Đô la Mỹ suy yếu, vàng tăng mạnh: Chu kỳ mới hay nhất thời?

Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá xăng dầu điều chỉnh giảm từ 0h00 ngày 1/7

Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Cà phê – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày
