Giá cà phê rớt sâu chưa từng thấy trong hơn một năm qua

Giá cà phê trong nước và thế giới đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 26/6. Robusta trên sàn London rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 13 tháng rưỡi, trong khi arabica cũng chạm đáy 5 tháng rưỡi.
Giá cà phê thế giới giảm sâu, trong nước chạm đáy hơn một năm Giá cà phê phục hồi mạnh do lo ngại thời tiết Brazil và căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt Giá cà phê ngày 25/6: Lao dốc mạnh do thời tiết thuận lợi tại Brazil
Giá cà phê rớt sâu chưa từng thấy trong hơn một năm qua
Giá cà phê rớt sâu chưa từng thấy trong hơn một năm qua.

Theo ghi nhận trong phiên giao dịch kết thúc sáng 26/6, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7/2025 trên sàn London giảm mạnh 4,29% (158 USD), còn 3.524 USD/tấn. Hợp đồng giao tháng 9 cũng mất 4,4% (160 USD), xuống 3.440 USD/tấn. Đây là mức thấp nhất của robusta kể từ hơn 13 tháng qua.

Trên sàn New York, giá cà phê arabica giao tháng 7/2025 giảm 2,2% (6,85 US cent/pound), xuống 304,5 US cent/pound; hợp đồng tháng 9 giảm 2,53% (7,75 US cent/pound), còn 298,8 US cent/pound – mức thấp nhất trong 5 tháng rưỡi.

Nguồn cung dồi dào và tỷ giá bất lợi đè nặng thị trường

Nguyên nhân chính khiến giá cà phê lao dốc đến từ áp lực nguồn cung gia tăng do vụ thu hoạch mới tại Brazil bắt đầu rộ. Dự báo thời tiết tại các vùng trồng trọng điểm như São Paulo và Minas Gerais cho thấy rủi ro sương giá đã giảm, thời tiết thuận lợi giúp thúc đẩy tiến độ thu hoạch. Dù không khí lạnh tràn qua một số bang miền Nam như Rio Grande do Sul hay Paraná, nhưng đây không còn là khu vực sản xuất chính nên không gây ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung.

Bên cạnh đó, đồng Real Brazil yếu đi – rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tuần rưỡi so với USD – cũng tạo thêm áp lực khi các nhà sản xuất tại quốc gia này tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu.

Trong khi đó, lượng tồn kho cà phê trên thị trường thế giới cũng có diễn biến trái chiều. Tính đến ngày 25/6, tồn kho robusta do ICE giám sát đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tuần, còn 5.123 lô. Tồn kho arabica cũng giảm từ đỉnh 892.468 bao (ngày 27/5) xuống còn 854.206 bao.

USDA trong báo cáo mới nhất cho biết sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2025–2026 (bắt đầu từ tháng 10) có thể đạt mức cao kỷ lục 178,7 triệu bao (loại 60 kg), tăng 4,3 triệu bao so với niên vụ trước. Tiêu thụ toàn cầu dự báo cũng lập đỉnh mới, đạt 169,4 triệu bao. Tuy nhiên, USDA cảnh báo lượng dư thừa hơn 9 triệu bao vẫn chưa đủ để tái bổ sung tồn kho toàn cầu lên ngưỡng an toàn, dự báo tồn kho cuối kỳ chỉ ở mức khoảng 22,8 triệu bao.

Tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn cầu cũng được dự báo tăng thêm 700.000 bao, lên 122,3 triệu bao. Việt Nam, Ethiopia và Indonesia được kỳ vọng sẽ tăng xuất khẩu, bù đắp cho sự sụt giảm từ Brazil và Colombia.

Giá cà phê nội địa giảm mạnh – người trồng cần thận trọng

Giá cà phê rớt sâu chưa từng thấy trong hơn một năm qua
Giá cà phê khu vực Tây Nguyên sáng 26/6 bất ngờ quay đầu giảm sâu.

Tại thị trường trong nước, giá cà phê khu vực Tây Nguyên sáng 26/6 bất ngờ quay đầu giảm sâu, mất từ 4.200 – 4.500 đồng/kg so với phiên tăng trước đó. Giá thu mua bình quân tại các địa bàn trọng điểm hiện ở mức 94.700 đồng/kg.

Cụ thể, tại Đắk Lắk và Đắk Nông, giá thu mua ghi nhận 95.000 đồng/kg; tại Gia Lai và Lâm Đồng ở mức 94.500 đồng/kg. Giá được Giacaphe.com cập nhật dựa trên diễn biến thị trường quốc tế và khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp, đại lý nội địa.

Đây là phiên thứ hai liên tiếp giá cà phê nội địa điều chỉnh giảm, phản ánh xu hướng tiêu cực của thị trường toàn cầu. Các chuyên gia nhận định đà giảm chưa có dấu hiệu dừng lại khi các yếu tố cơ bản như thời tiết thuận lợi, sản lượng thu hoạch tăng và tâm lý chốt lời vẫn đang chi phối thị trường.

Với xu hướng hiện tại, giá cà phê trong ngắn hạn có thể tiếp tục chịu áp lực nếu không có tín hiệu tích cực mới từ phía nhu cầu hoặc rủi ro thời tiết. Người trồng cà phê được khuyến nghị nên cẩn trọng với các đợt hồi giá ngắn hạn, tránh bán ra ồ ạt khi thị trường chưa hồi phục rõ rệt.

Giá cà phê trong nước “trượt dốc” theo đà giảm toàn cầu Giá cà phê trong nước “trượt dốc” theo đà giảm toàn cầu
Giá cà phê thế giới và trong nước đồng loạt lao dốc Giá cà phê thế giới và trong nước đồng loạt lao dốc
Giá cà phê “lao dốc”, nông dân vẫn chưa vội bán Giá cà phê “lao dốc”, nông dân vẫn chưa vội bán
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sau ánh hào quang tỷ USD: Sầu riêng cần nâng chuẩn để giữ thị trường

Sau ánh hào quang tỷ USD: Sầu riêng cần nâng chuẩn để giữ thị trường

Từng là “ngôi sao” xuất khẩu mang về hơn 2 tỷ USD năm 2023, sầu riêng Việt Nam đang đối mặt đà lao dốc nghiêm trọng khi kim ngạch 5 tháng đầu năm 2025 chỉ đạt 386 triệu USD, giảm 58% so với cùng kỳ. Việc Trung Quốc siết chặt kiểm định kỹ thuật trong khi doanh nghiệp chưa kiểm soát tốt chất lượng đầu vào đang đặt ra yêu cầu cấp thiết: nâng chuẩn từ gốc để giữ vững thị trường.
Giá tiêu tăng liên tiếp 7 ngày, chạm mốc 147.000 đồng/kg

Giá tiêu tăng liên tiếp 7 ngày, chạm mốc 147.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay (3/7) tiếp tục tăng mạnh, đánh dấu chuỗi 7 ngày tăng liên tiếp, lên mức cao nhất trong nhiều năm qua. Trong khi đó, Mỹ áp thuế 20% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, đặt ra thách thức mới cho xuất khẩu.
Giá vật liệu xây dựng tăng vọt: Hồi chuông cảnh báo về khai thác tài nguyên tự nhiên

Giá vật liệu xây dựng tăng vọt: Hồi chuông cảnh báo về khai thác tài nguyên tự nhiên

Sự leo thang bất thường của giá cát và đá xây dựng trong thời gian gần đây không chỉ khiến chi phí đầu tư đội lên mà còn phản ánh thực trạng khai thác tài nguyên tự nhiên thiếu bền vững. Đây là hồi chuông cảnh báo về sự phụ thuộc quá mức vào nguồn tài nguyên không tái tạo – đòi hỏi thị trường phải nhanh chóng chuyển hướng sang tiết kiệm và tái sử dụng vật liệu.
Giá tiêu tăng vọt lên 142.000 đồng/kg, Việt Nam thành tâm điểm cung ứng toàn cầu

Giá tiêu tăng vọt lên 142.000 đồng/kg, Việt Nam thành tâm điểm cung ứng toàn cầu

Giá tiêu trong nước ngày 2/7 tiếp tục tăng mạnh từ 2.000 – 4.000 đồng/kg, lên mức cao nhất 142.000 đồng/kg. Tâm lý tích trữ hàng, kỳ vọng giá tăng trong quý III và IV cùng nhu cầu phục hồi từ Trung Quốc, Trung Đông đang đẩy Việt Nam thành trung tâm cung ứng hồ tiêu của thế giới.
Đô la Mỹ suy yếu, vàng tăng mạnh: Chu kỳ mới hay nhất thời?

Đô la Mỹ suy yếu, vàng tăng mạnh: Chu kỳ mới hay nhất thời?

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm, kéo giá vàng thế giới bật tăng mạnh, vượt mốc 3.300 USD/ounce. Tuy nhiên, liệu đây có phải là khởi đầu cho một chu kỳ tăng giá mới của kim loại quý, hay chỉ là phản ứng nhất thời trước biến động kinh tế - chính trị toàn cầu?
Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Dù có giá bán lẻ lên tới 750.000 đồng/kg – cao gấp nhiều lần vải thường, vải không hạt Thanh Hóa vẫn liên tục “cháy hàng”. Với hương vị ngọt thanh, cùi giòn, không dính tay và được trồng theo chuẩn VietGAP, sản phẩm này đang chinh phục cả thị trường nội địa lẫn quốc tế, trở thành biểu tượng mới của trái cây cao cấp Việt Nam.
Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá tiêu trong nước hôm nay (1/7) tăng vọt từ 3.000 – 8.000 đồng/kg, đạt ngưỡng 136.000 – 138.000 đồng/kg tại nhiều địa phương. Cùng lúc, giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam cũng tăng tới 470 USD/tấn, phản ánh tín hiệu phục hồi tích cực từ thị trường toàn cầu.
Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2025–2026 dự báo đạt mức cao kỷ lục, trong khi áp lực dư cung từ Brazil và xu hướng tiêu thụ chững lại khiến giá cà phê tiếp tục trong đà điều chỉnh nhẹ trên thị trường quốc tế.
Giá xăng dầu điều chỉnh giảm từ 0h00 ngày 1/7

Giá xăng dầu điều chỉnh giảm từ 0h00 ngày 1/7

Trên cơ sở diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới và thực hiện Nghị quyết 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng 2%, giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh giảm từ 0h00 ngày 1/7.
Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

6 tháng đầu năm 2025, trong khi xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực, thì gạo và rau quả – hai ngành hàng chủ lực – lại ghi nhận mức giảm đáng kể về giá trị. Tình trạng này không chỉ phản ánh khó khăn trước mắt từ thị trường, mà còn là dấu hiệu cho thấy cần sớm điều chỉnh chiến lược phát triển, tái cấu trúc mô hình xuất khẩu để thích ứng với yêu cầu ngày càng cao từ các đối tác quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động