Ế 13.400 lượng vàng miếng ở phiên đấu thầu lần 5

Phiên đấu thầu sáng nay (8/5) có 3 đơn vị trúng thầu với 3.400 lượng vàng trên tổng số 16.800 lượng, ế đến 13.400 lượng vàng miếng SJC.
Giá vàng miếng SJC tăng lên 87,5 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư nên mua vào hay bán ra? Đấu thầu vàng lần thứ 5: Khối lượng đặt thầu là 7 lô, giá tham chiếu tăng "sốc" Chuyên gia lý giải nguyên nhân giá vàng tăng dựng đứng
Ế 13.400 lượng vàng ở phiên đấu thầu lần 5
Ế 13.400 lượng vàng miếng ở phiên đấu thầu lần 5

3 đơn vị trúng 3.400 lượng

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả tổng hợp phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay, 8/5.

Theo đó, có 3 thành viên trúng thầu với tổng khối lượng trúng thầu là 34 lô (3.400 lượng vàng).

Giá trúng thầu duy nhất là 86,05 triệu đồng/lượng, cao hơn 750.000 đồng/lượng so với giá tham chiếu.

Như vậy, đã có 3.400 lượng vàng miếng SJC được đấu thầu thành công trong tổng số 16.800 lượng được NHNN đem ra đấu giá.

Đây là phiên đấu giá thành công thứ hai trong tổng số 5 phiên đấu giá. Tổng số lượng vàng đấu giá thành công sau hai phiên này là 6.800 lượng.

Trong lần đấu giá thành công trước đó vào hôm 23/4, đã có 2 thành viên trúng thầu, tổng khối lượng 34 lô (3.400 lượng). Giá trúng thầu cao nhất 82,33 triệu đồng/lượng, giá trúng thầu thấp nhất 81,32 triệu đồng/lượng.

Về diễn biến giá vàng trong nước tại thời điểm 11h trưa nay, giá vàng miếng tại SJC tăng nhẹ 300.000 đồng so với đầu giờ sáng, lên 85,2 - 87,5 triệu đồng một lượng, xấp xỉ với giá đóng cửa vào cuối chiều qua. Hiện, mỗi lượng vàng miếng SJC cao hơn thế giới trên 16,5 triệu đồng trong khi mức chênh cách đây khoảng 2 tuần chỉ 12-14 triệu đồng.

Không nên đấu thầu vàng mà cho phép nhập khẩu vàng

Ế 13.400 lượng vàng miếng ở phiên đấu thầu lần 5
Ảnh VnE

Đấu thầu vàng miếng là giải pháp được Ngân hàng Nhà nước đưa ra với kỳ vọng tăng cung qua đó giảm chênh lệch giá vàng miếng với thế giới.

Tuy nhiên, hầu hết đơn vị tham gia các đợt đấu thầu "không thỏa mãn" với giá sàn do Ngân hàng Nhà nước đưa ra. Đại diện các bên tham gia và giới chuyên gia cho biết mức giá sàn đấu thầu vàng miếng quá cao, khiến doanh nghiệp dễ gặp rủi ro khi phải bỏ ra lượng vốn lớn trong bối cảnh giá thế giới có xu hướng đi xuống.

Nếu muốn giảm chênh lệch với giá quốc tế, nhà điều hành cần bán ra với giá sát hoặc thấp hơn thị trường trong nước. "Trường hợp Ngân hàng Nhà nước vẫn đấu thầu như một đơn vị kinh doanh thay vì vai trò cơ quan quản lý can thiệp thị trường, thì mục tiêu kéo gần với thế giới còn xa vời", một chuyên gia nhìn nhận.

Ông Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, muốn kéo giá vàng SJC xuống chỉ có cách cho nhập khẩu vàng. Tuy nhiên, việc này không lo ảnh hưởng đến tỷ giá vì một năm tỷ giá cho nhập vàng chỉ khoảng 3 tỷ USD.

“Nếu giá trong nước cứ cao sẽ dẫn đến buôn lậu vàng. Buôn lậu vàng cũng phải dùng USD trong nước đi mua. Chúng ta nên cho nhập và quản lý bằng thuế”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Theo ông Nghĩa, nếu muốn giảm giá vàng thông qua đấu thầu vàng thì mức giá đưa ra đấu thầu phải thấp. Ví dụ, giá vàng thế giới quy đổi ra khoảng 71 triệu đồng/lượng, giá đấu thầu 71 triệu đồng/lượng, có như vậy mới thu hút được người mua. Bởi khi đó, các đơn vị tham gia hy vọng mua với giá 71 triệu đồng/lượng và bán ra 72 triệu đồng/lượng. Bán ra với mức giá 85 triệu để bán lại với giá 80 triệu thì không đơn vị nào tham gia.

"Đơn vị đấu thầu để tăng cung lại có "hại" cho chính mình, mua giá cao - bán giá thấp, doanh nghiệp sẽ chết. Vì vậy, nguyên tắc đấu thầu để giảm giá chẳng có cách nào khác là tăng nguồn cung bằng cách cho phép các đơn vị kinh doanh vàng xuất nhập khẩu tự do và quản lý bằng thuế", ông Nghĩa nói.

Chuyên gia dự báo: Giá vàng trong nước sẽ còn tăng “nóng” Chuyên gia dự báo: Giá vàng trong nước sẽ còn tăng “nóng”
Vàng miếng xác lập kỷ lục mới 86,2 triệu đồng, dự báo tiếp tục tăng nóng Vàng miếng xác lập kỷ lục mới 86,2 triệu đồng, dự báo tiếp tục tăng nóng
Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Tốt nhưng khó thực hiện? Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Tốt nhưng khó thực hiện?
Phạm Khải

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá heo hơi giữ đỉnh giá, nhưng kỳ vọng tăng vẫn còn đó?

Giá heo hơi giữ đỉnh giá, nhưng kỳ vọng tăng vẫn còn đó?

Giá heo hơi hôm nay 18/4, bất ngờ lặng sóng, đồng loạt giữ giá đi ngang tại cả ba miền trong phiên sáng nay. Hiện tại, heo hơi trên toàn quốc được giao dịch trong khoảng 68.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá xăng giảm xuống dưới 19.000 đồng/lít

Giá xăng giảm xuống dưới 19.000 đồng/lít

Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay đồng loạt giảm, theo đó, xăng RON 92 và xăng RON 95 cùng xuống dưới 19.000 đồng/lít.
Ngành Đường sắt đã bán hơn 70.600 vé tàu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngành Đường sắt đã bán hơn 70.600 vé tàu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngành đường sắt điều chỉnh giá vé tăng từ 2% đến 4% so với năm 2024, tùy theo từng đoàn tàu và cự ly di chuyển của hành khách. Tính đến ngày 15/4, số lượng vé đã bán trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 là 70.600 vé, chiếm khoảng 59% so với lượng vé cung ứng.
Giá heo hơi tiếp đà tăng, cao nhất 75.000 đồng/kg

Giá heo hơi tiếp đà tăng, cao nhất 75.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 17/4, tiếp đà tăng nhẹ tại khu vực miền Bắc và miền Nam, chững giá tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong sáng nay. Hiện tại, giá heo hơi tại ba miền dao động từ 68.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu tăng liên tiếp bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại

Giá tiêu tăng liên tiếp bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại

Hôm nay 17/4, thị trường tiêu trong nước duy trì đà tăng so với hôm qua, mức tăng từ 1.000 - 1.500 đồng/kg. Hiện giá tiêu thu mua trung bình tại các địa bàn trọng điểm giao động trong khoảng 156.500 - 159.000 đồng/kg.
Vì sao giá cà phê tăng sốc như giá vàng?

Vì sao giá cà phê tăng sốc như giá vàng?

Hôm nay 17/4, giá cà phê các tỉnh khu vực Tây Nguyên tiếp đà tăng cao so với phiên giao dịch hôm qua, mức tăng từ 2.800 - 3.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua trung bình ở mức 132.800 đồng/kg.
Giá vàng vọt lên 114 triệu đồng/lượng, chỉ thấy khách mua, ít khách bán

Giá vàng vọt lên 114 triệu đồng/lượng, chỉ thấy khách mua, ít khách bán

Đầu giờ chiều 16/4, giá vàng miếng SJC nhảy vọt lên 114 triệu đồng/lượng, giữa lúc giá cao ngất ngưởng, dòng người xếp hàng chờ mua vẫn kéo dài, ngược lại rất ít khách muốn bán.
Khách hàng truyền thống tăng nhập, giá gạo Việt lại đứng đầu thế giới

Khách hàng truyền thống tăng nhập, giá gạo Việt lại đứng đầu thế giới

Khoảng một tuần nay, giá gạo xuất khẩu đã tăng trở lại và lên ngưỡng gần 400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm, nguyên nhân là do các khách hàng truyền thống của gạo Việt Nam đang tăng nhập. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã vượt một số trong khu vực và trên thế giới.
Giá vàng trong nước lập đỉnh 111 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước lập đỉnh 111 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước tiếp đà tăng mạnh sáng nay (16/4), vọt lên mốc chưa từng có trong lịch sử - 111 triệu đồng/lượng.
Giá tiêu tiến sát mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu tiến sát mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 16/4 tăng mạnh liên tiếp từ 1,000 đến 1,500 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 155,500 - 158,000 đồng/kg.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động