Vàng miếng xác lập kỷ lục mới 86,2 triệu đồng, dự báo tiếp tục tăng nóng
Việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể” Tổng cục Thuế kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng Chuyên gia: Giá vàng biến động khó lường, không nên đầu tư "lướt sóng" |
![]() |
Vàng miếng xác lập kỷ lục mới 86,2 triệu đồng. |
Sáng nay 6/5, giá vàng miếng SJC xác lập mức kỷ lục mới 86,2 triệu đồng. Tại thời điểm 9h30, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng tại 84 - 86,2 triệu đồng một lượng, tăng 500.000 đồng ở chiều mua vào và 300.000 đồng chiều bán ra so với cuối tuần trước.
Cùng thời điểm, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng giao dịch vàng miếng tại mức cao nhất từ trước đến nay, 84 - 86,2 triệu đồng. Còn tại Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, kim loại quý vẫn neo dưới 86 triệu đồng một lượng.
Trong khi đó, nhẫn trơn tăng với biên độ thấp hơn. Mỗi lượng vàng nhẫn tại SJC thêm 100.000 đồng lên 73,2 - 74,9 triệu. DOJI niêm yết ở 74,05 - 75,65 triệu đồng. Còn giá loại này tại Bảo Tín Minh Châu quanh 73,8 - 75,4 triệu đồng.
Hai tuần trở lại đây, vàng miếng SJC trong xu hướng đi lên và nới rộng khoảng cách với thế giới và nhẫn trơn trong nước. Mục tiêu đấu thầu vàng miếng để giảm chênh lệch giá với thế giới gặp thách thức.
Sẽ tiếp tục tăng mạnh
![]() |
Nhiều người đổ xô đi mua vàng. |
Với thị trường trong nước, nhiều ý kiến cho rằng, giá vàng SJC sẽ còn tăng khi các biện pháp quản lý thị trường vàng chưa có hiệu quả. Đặc biệt, các phiên đấu giá vàng miếng với mức giá khởi điểm cao khó kéo được giá vàng SJC đi xuống.
Cụ thể, chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu dự báo, với mức lợi nhuận dao động khoảng 10%, thời gian tới, vàng vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn. Không chỉ vì lợi nhuận, nhiều nhà đầu tư chọn vàng bởi đây là kênh trú ẩn an toàn, thanh khoản cao; đặc biệt trong bối cảnh chứng khoán vẫn nhiều biến động thất thường, bất động sản xập xình, lãi suất tiền gửi thấp…
"Giá vàng sẽ còn tăng rất nóng thời gian tới nếu sự can thiệp của cơ quan quản lý không giải quyết được nguồn cung vàng; đồng thời, Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng chưa được sửa đổi", ông Hiếu nói.
Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam Huỳnh Trung Khánh đưa ra nhận định: "Thời gian tới, nếu Ngân hàng Nhà nước không thay đổi, điều chỉnh quy định trong đấu thầu vàng, cụ thể là về giá và lượng mua tối thiểu thì tình trạng cung vàng miếng SJC không đủ cầu sẽ tiếp diễn. Khi đó, chênh lệch giữa giá vàng SJC và giá vàng quốc tế sẽ tăng trở lại mức 18 - 20 triệu đồng/lượng như trước đây".
Chuyên gia vàng Trần Duy Phương nhiều lần nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đặt mua tối thiểu 1.400 lượng vàng là quá khó, rủi ro cao. Để các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng mặn mà hơn với đấu thầu vàng, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét sửa đổi điều kiện yêu cầu mua tối thiểu còn khoảng 400 - 500 lượng vàng…
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Giá cà phê nội địa "vượt mặt" thế giới, doanh nghiệp Việt "đau đầu" với thuế GTGT

Thị trường hồ tiêu lặng sóng chờ cú hích mới, chuyên gia nhận định giá sẽ sớm tăng trở lại

Giá cà phê tăng phi mã chạm mốc 96.200 đồng/kg, điều gì đang xảy ra?

Báo động đỏ từ các lò mổ 'chui': Người tiêu dùng và doanh nghiệp đang ở đâu trong chuỗi rủi ro?

Giá tiêu hôm nay 24/7: Giữ vững mốc 138.500 đồng/kg, hé lộ nghịch lý cung - cầu của thị trường

Giá cà phê tăng dựng đứng, thị trường "nín thở" trước biến động mới

Giá tiêu hôm nay 23/7: Đồng loạt giảm sâu, vì sao thị trường nội địa 'lệch pha' thế giới?

Giá cà phê hôm nay 23/7: Lao dốc không phanh, nhà đầu tư nín thở

Bảo đảm hàng hóa thiết yếu, kiểm soát giá trong bão số 3
