Việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể”

Ngân hàng Nhà nước lại hủy phiên đấu thầu vàng vào sáng nay (3/5) do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Theo các chuyên gia kinh tế, với nhu cầu thị trường hàng chục tấn vàng/năm, việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể”.
Vì sao nhiều doanh nghiệp muốn tham gia đấu thầu vàng vẫn phải đứng ngoài cuộc? Ngân hàng Nhà nước lại hủy đấu thầu vàng, chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân Chuyên gia: Khó ổn định thị trường vàng trong giai đoạn này
việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể”.
Việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể”.

Ngày 3/5, Ngân hàng Nhà nước lần thứ tư tổ chức phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC. Các thông tin không có thay đổi so với phiên cũ. Khối lượng tham gia tối thiểu và tối đa mỗi thành viên là 1.400-2.000 lượng, tỷ lệ đặt cọc là 10%.

Mức giá tham chiếu được Ngân hàng Nhà nước đưa ra là 82,9 triệu đồng/lượng. Còn giá sàn - mức tối thiểu để các đơn vị trả khi dự thầu - sẽ được nhà điều hành công bố tại thời điểm đấu thầu.

Tuy nhiên, chỉ có một đơn vị duy nhất nộp phiếu tham dự, do đó phiên đấu thầu sáng nay tiếp tục bị hủy.

Như vậy, trong 4 lần Ngân hàng Nhà nước gọi thầu, có tới 3 lần thất bại do không đủ số lượng doanh nghiệp bỏ phiếu. Lần duy nhất tổ chức thành công là hôm 23/4 cũng chỉ bán được 20% số lượng vàng chào thầu cho hai đơn vị.

Đây là lần thứ 3 nhà điều hành tiền tệ hủy đấu thầu vàng miếng. Ngân hàng Nhà nước bắt đầu đấu thầu vàng miếng từ ngày 22/4.

2 trong số 3 lần đấu thầu trước đó bị hủy do không đủ đơn vị đăng ký tham gia. Một phiên đấu thầu diễn ra thành công nhưng bị "ế" 13.400 lượng. Đến nay, chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng là SJC và ACB.

Ngay từ điều kiện ban đầu đã không hợp lý

phiên đấu thầu ngày 23/4.
Phiên đấu thầu vàng ngày 23/4.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng: “Việc đấu thầu vàng ngay từ điều kiện ban đầu không hợp lý. Khối lượng đặt thầu cho một đơn vị lên tới 1.400 lượng. Với giá cọc ban đầu, một đơn vị phải bỏ ra tầm 100 tỷ đồng, chỉ phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn. Trong khi đó, doanh nghiệp kinh doanh vàng chủ yếu vừa và nhỏ. Việc này dẫn đến cạnh tranh không công bằng. Thậm chí ta có quyền đặt câu hỏi có lợi ích nhóm nào ở đây không khi đưa ra những điều kiện cao như vậy", ông Long nói.

Ông Long đề xuất Ngân hàng Nhà nước nên cân nhắc các quy định khi tổ chức đấu thầu vàng miếng gồm quy định khối lượng tối thiểu đặt thầu, mức giá đặt cọc cũng như mức giá sàn đấu thầu. Phiên đấu thầu không thu hút được doanh nghiệp tham gia cũng vì những điều kiện nói trên.

"Chỉ có một lần thành công nhưng đến 80% lượng vàng đấu thầu phiên đầu tiên bị ế là vấn đề đáng suy nghĩ. Doanh nghiệp đã kinh doanh phải tính đến lợi nhuận. Nếu trúng thầu, doanh nghiệp phải bán cao hơn mức giá trúng thầu. Như vậy, với mức giá khởi điểm đưa ra, đấu thầu không những không hạ nhiệt được giá vàng trong nước mà giá lại còn bị đẩy lên", ông Long nói.

Theo ông Long, Ngân hàng Nhà nước chỉ việc cân nhắc giá đấu sao cho hợp lý để giải bài toán cung vàng và kìm giá. Ông Long nhấn mạnh giải pháp duy nhất là tăng nguồn cung. Hiện, giá vàng thế giới tính cả thuế phí chỉ khoảng hơn 74 triệu đồng/lượng. Việc đấu thầu vàng bằng cách Ngân hàng Nhà nước nhập vàng vào thời điểm này phải tính bằng giá trên mới hấp dẫn các đơn vị tham gia. Còn nếu tính giá cọc như hiện nay, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục không bỏ thầu.

Về phần mình, chuyên gia tài chính, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: Mục tiêu đấu thầu vàng miếng của NHNN là để tăng nguồn cung cho thị trường vàng, giảm độ vênh giữa giá vàng trong nước với thế giới. Thế nhưng, liên tiếp các phiên đấu thầu vừa qua, các doanh nghiệp không mặn mà.

TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết: Thông thường, các đơn vị tham gia đấu thầu sẽ tính toán để mua khối lượng vàng hợp lý với mức giá hấp dẫn để kỳ vọng bán ra có lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu phải mua với số lượng lớn, theo quy định đấu thầu của NHNN tối thiểu phải “ôm” 1.400 lượng vàng, rủi ro sẽ kéo theo đối với đơn vị mua vàng, chưa kể thời gian chờ nhận vàng, giao vàng và bán vàng sẽ kéo dài, trong khi giá vàng thế giới luôn biến động khó lường.

Để đấu thầu vàng thành công, PGS TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế kiến nghị: NHNN cần xây dựng lại mức giá đấu thầu phù hợp; tỷ lệ đặt cọc 10% cũng là con số khá lớn, cần xem lại. “Nếu sửa đổi các điều kiện và mức giá vàng đầu thầu, tỷ lệ vàng trúng thầu thành công sẽ cao hơn”, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh chia sẻ.

Dù vậy, theo chuyên gia kinh tế này, với nhu cầu thị trường hàng chục tấn vàng/năm của thị trường, việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể”. Không ít chuyên gia kinh tế nhấn mạnh: Đấu thầu vàng không phải là giải pháp căn cơ. Về lâu dài, Chính phủ, NHNN cần sớm ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng cho phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Ngày mai (25/4) tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC Ngày mai (25/4) tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC
Vì sao nhiều doanh nghiệp muốn tham gia đấu thầu vàng vẫn phải đứng ngoài cuộc? Vì sao nhiều doanh nghiệp muốn tham gia đấu thầu vàng vẫn phải đứng ngoài cuộc?
Ngân hàng Nhà nước lại hủy đấu thầu vàng, chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân Ngân hàng Nhà nước lại hủy đấu thầu vàng, chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân
Phạm Khải

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xiaomi 15 series chính thức ra mắt tại Trung Quốc với nhiều đột phá

Xiaomi 15 series chính thức ra mắt tại Trung Quốc với nhiều đột phá

Xiaomi 15 series là dòng điện thoại cao cấp của Xiaomi vừa được ra mắt, là thiết bị đầu tiên sở hữu con chip đầu bảng Snapdragon 8 Elite, dung lượng pin nâng cấp mạnh mẽ
Giá tiêu tăng trở lại sau 4 ngày giảm liên tiếp

Giá tiêu tăng trở lại sau 4 ngày giảm liên tiếp

Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm đều tăng so với hôm qua. Qua đó, giữ mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 143.000 đồng/kg đến 144.500 đồng/kg.
Giá cà phê đồng loạt tăng mạnh sau ảnh hưởng của bão Trà Mi

Giá cà phê đồng loạt tăng mạnh sau ảnh hưởng của bão Trà Mi

Giá cà phê trong nước hôm nay (30/10) tăng mạnh 1.500 -1.600 đồng/kg nằm trong khoảng 110.000-110.700 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 110.400 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông 110.700 đồng/kg.
Bài học lớn từ giá cau, cam tăng sốc sau đó giảm mạnh

Bài học lớn từ giá cau, cam tăng sốc sau đó giảm mạnh

Giá cau tăng vọt lên 80.000-90.000 đồng/kg rồi giảm mạnh xuống 25.000 đồng/kg, cam sành loại 1 chỉ còn 2.000 đồng/kg. Theo các chuyên gia, câu chuyện này không mới, đã thành “công thức”, bài toán đặt ra là làm thế nào cắt giảm khâu trung gian để người nông dân được hưởng lợi?.
Giá tiêu khó xuống dưới mốc 140.000 đồng/kg?

Giá tiêu khó xuống dưới mốc 140.000 đồng/kg?

Giá tiêu trong nước hôm nay 29/10 ở các vùng trọng điểm tiếp đà giảm ở một vài địa phương so với ngày hôm qua, ghi nhận mức giá cao nhất tại 143.000 đồng, dao động ở vùng giá 142.000 – 143.000 đồng/kg.
Giá cà phê giảm về sát 100.000 đồng/kg, theo dự đoán thời gian tới sẽ tăng hay giảm?

Giá cà phê giảm về sát 100.000 đồng/kg, theo dự đoán thời gian tới sẽ tăng hay giảm?

Giá cà phê trong nước hôm nay (29/10) giảm nhẹ 800 -900 đồng/kg nằm trong khoảng 108.500-109.100 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 108.700 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông 109.100 đồng/kg.
Thương lái lùng sục thu gom, giá sầu riêng tăng dựng đứng lên mức 150.000 đồng/kg

Thương lái lùng sục thu gom, giá sầu riêng tăng dựng đứng lên mức 150.000 đồng/kg

Sầu riêng Ri 6 loại A đang được mua với giá 135.000 đồng một kg, trong khi đầu tháng 8 khoảng 50.000-55.000 đồng. Tương tự, sầu riêng Monthong cũng tăng từ 70.000 đồng lên 150.000 đồng một kg.
Đà giảm hồ tiêu vẫn tiếp tục diễn ra trong tuần này

Đà giảm hồ tiêu vẫn tiếp tục diễn ra trong tuần này

Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm giảm so với hôm qua. Qua đó, giữ mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 144.000 đồng/kg đến 145.500 đồng/kg.
Nhận diện nguyên nhân khiến giá cà phê giảm 4 tuần liên tiếp

Nhận diện nguyên nhân khiến giá cà phê giảm 4 tuần liên tiếp

Giá cà phê trong nước hôm nay (28/10) ổn định nằm trong khoảng 109.400-110.000 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 109.700 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông 110.000 đồng/kg.
Thương lái thu mua cầm chừng, giá cau chỉ còn 25.000 đồng/kg

Thương lái thu mua cầm chừng, giá cau chỉ còn 25.000 đồng/kg

Giá cau tươi sau khi tăng chóng mặt lên mức 85.000 đồng/kg, bất ngờ lao dốc mạnh, đến nay, thương lái mua với số lượng ít, giá chỉ còn 25.000 đồng/kg.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động