Sau chỉ đạo của Thủ tướng, thanh long xuất EU có lối ra nhưng vẫn đầy lo âu
6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu rau quả tăng mạnh ở một số thị trường Trung Quốc ồ ạt thu mua, xuất khẩu rau quả của Việt Nam tăng vọt Rau quả xuất khẩu kỳ vọng đạt kỷ lục mới trong năm 2024 |
![]() |
5 lô hàng xuất khẩu đi châu Âu đã được cấp giấy phép tạm thời sau thời gian "tắc đường" xuất khẩu. Ảnh minh hoạ |
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có công văn chỉ đạo khẩn Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý tình trạng "tắc đường" xuất khẩu đối với các mặt hàng thanh long và hồ tiêu. Văn phòng Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương triển khai ngay nhiệm vụ được phân cấp tại Thông tư số 12/2025 ngày 19/6/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Giấy chứng nhận tạm thời, doanh nghiệp lo chất lượng
Chiều 25/7, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM đã ký giấy chứng nhận cho 5 lô hàng thanh long xuất khẩu vào thị trường châu Âu với khối lượng khoảng 5 tấn. Ông Huỳnh Cảnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, xác nhận trên Báo Thanh Niên về thông tin này.
Tuy nhiên, ông Cảnh bày tỏ lo ngại: "Do bị vướng thủ tục kéo dài suốt gần một tháng nên khi xin được giấy chứng nhận, tỷ lệ còn đủ chuẩn xuất khẩu chỉ khoảng 40 - 50%. Hiện nay, giấy chứng nhận này cũng chỉ được cấp tạm thời và cơ quan chức năng chưa có quy trình chuẩn, do vậy các doanh nghiệp rất lo lắng".
Theo ông Cảnh, trước đây, các thủ tục xuất khẩu có thể hoàn thành chỉ trong 1 ngày, tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp và sự phối hợp với phòng lab được ủy quyền. Nhưng hiện nay, một số doanh nghiệp cho biết phải chờ tới 2 ngày mới được cấp giấy chứng nhận. Thời gian chờ đợi này là quá dài đối với mặt hàng rau quả tươi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm. Người đứng đầu Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết thêm, Hiệp hội đang liên hệ với các doanh nghiệp để nắm lại thông tin, số lượng hàng hóa cần làm thủ tục xuất khẩu trong tuần tới.
Chờ hướng dẫn chính thức, nguy cơ mất đối tác
Cũng theo Báo Thanh Niên, bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, xác nhận Sở đã nhận yêu cầu và hồ sơ của 5 doanh nghiệp, thẩm định và trình UBND ký đột xuất để gỡ khó cho doanh nghiệp, trong thời gian chờ hoàn tất thủ tục phân cấp chính thức. "Chúng tôi đang chờ Bộ giải quyết bổ sung biểu mẫu xuất cho châu Âu, vì Bộ không quy định trong Thông tư 12", bà Lan nói.
Đại diện lãnh đạo một doanh nghiệp ở TP.HCM buồn rầu cho biết, sau khi có văn bản chỉ đạo của Thủ tướng, doanh nghiệp đã liên hệ lại với các đối tác châu Âu nhưng họ từ chối nhận hàng. "Trước đây, mỗi ngày chúng tôi đều cung cấp hàng bằng đường hàng không cho họ. Đột nhiên, nguồn cung gián đoạn suốt gần cả tháng khiến họ phải tìm nguồn cung mới", vị này giải thích.
Trước đó, Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã có loạt thông tin về việc thanh long và nhiều mặt hàng nông sản khác như ớt, đậu bắp, hồ tiêu, gia vị... "tắc đường" đi châu Âu. Tình trạng này kéo dài gần tháng trời đã khiến các doanh nghiệp vừa thiệt hại kinh tế vừa lo mất thị trường vào tay đối thủ cạnh tranh.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Thị trường thương mại điện tử tiếp tục chứng kiến đà giảm mạnh về số lượng nhà bán hàng

Loạt dự án nhà ở xã hội tỷ đô tại thị trường Hà Nội

Hải quan khu vực III: Quyết liệt chặn hàng giả, bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh

TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng thí điểm xăng E10 từ 1/8

Xuất khẩu nông sản tiêu dùng của Mỹ sang Việt Nam cao kỷ lục

Canada siết chính sách thuế quan: Ngành sắt thép Việt đối diện thách thức lớn

Kiến nghị thống nhất thuế VAT với thức ăn chăn nuôi truyền thống

Thị trường bất động sản chờ “phanh”: Thuế 20% lãi chuyển nhượng có đủ sức hạ nhiệt?

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu Việt Nam
