Ngày mai (25/4) tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC, khối lượng chào thầu vẫn là 16.800 lượng, giá tham chiếu là 82,3 triệu đồng/lượng.
Nhiều nhà đầu tư đổ xô bán vàng SJC trước phiên đấu giá Chỉ 3.400 lượng vàng đấu thầu thành công: Đơn vị tham gia đấu thầu rất thận trọng Chuyên gia hiến kế để vàng đấu thầu thoát ế
Mức giá tham chiếu tăng nửa triệu đồng so với phiên đầu tiên
Mức giá tham chiếu của phiên thứ 2 tăng nửa triệu đồng so với phiên đầu tiên.

Mức giá tham chiếu tăng nửa triệu đồng so với phiên đầu tiên

Nhằm tiếp tục thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai ngay các giải pháp bình ổn thị trường vàng, xử lý tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC vào ngày 25/4.

Đây sẽ là phiên đấu thầu vàng thứ 2, sau phiên đầu tiên diễn ra vào sáng 23/4.

Tổng khối lượng vàng miếng dự kiến đấu thầu trong phiên này tiếp tục là 16.800 lượng, tương đương 638 kg, bằng với phiên đấu thầu đầu tiên.

Tỷ lệ đặt cọc là 10%. Khối lượng đấu thầu tối thiểu của một thành viên là 1.400 lượng, khối lượng đấu thầu tối đa của một thành viên là 2.000 lượng.

Đáng chú ý, trong phiên đấu thầu này, nhà điều hành thông báo mức giá tham chiếu cho các thành viên đặt cọc là 82,3 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng so với phiên đấu thầu trước đó.

Trước đó vào phiên đấu thầu đầu tiên diễn ra sáng 23/4, đã có 2 thành viên là Ngân hàng ACB và Công ty Vàng bạc Đá quý SJC trúng thầu 3.400 lượng vàng miếng (34 lô) của NHNN, tương ứng 20% khối lượng đấu thầu. Còn lại 13.400 lượng vàng “bị ế".

Mức giá trúng thầu thấp nhất là 81,32 triệu đồng/lượng và cao nhất 81,33 triệu đồng/lượng. Đây là phiên đấu thầu đầu tiên sau 12 năm NHNN thực hiện.

Được biết mức giá phát thầu đấu 16.800 lượng vàng đưa ra tại phiên đầu tiên được NHNN công bố ở mức 81,32 triệu đồng/lượng. Mức giá này cao hơn giá mua vào của các đơn vị kinh doanh trên thị trường tại cùng thời điểm khoảng 1,5 triệu đồng/lượng, nhưng thấp hơn giá các doanh nghiệp bán ra khoảng 1 triệu đồng.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế

Có 2/11 đơn vị trúng 3.400 lượng vàng trong phiên đấu thầu ngày 23/4. Ảnh: Vietnam+
Có 2/11 đơn vị trúng 3.400 lượng vàng trong phiên đấu thầu ngày 23/4. Ảnh: Vietnam+

Nhiều chuyên gia trong nước cho rằng mức giá tham chiếu 81,32 triệu đồng/lượng mà NHNN đưa ra trong phiên đấu thầu đầu tiên tương đối cao, cũng là nguyên nhân chính khiến lượng vàng đấu thầu của NHNN không bán được nhiều.

So với vàng thế giới, mức giá trúng thầu của các thành viên đã cao hơn 10 triệu đồng/lượng. Nếu lấy giá này cộng với chênh lệch 2 triệu đồng/lượng từ chiều mua và bán từ thị giá đang giao dịch trên thị trường thì giá bán vàng miếng SJC từ các thành viên trúng thầu sẽ lên đến 83,3 triệu đồng/lượng, cao hơn giá thị trường đang giao dịch cả triệu đồng.

Một số chuyên gia kinh tế cũng nhận định, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế để tăng nguồn cung ra thị trường, chứ không phải là giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng chênh lệch giá vàng đang bất hợp lý như hiện nay.

TS. Đinh Thế Hiển lưu ý, để cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng cho doanh nghiệp, trước hết cần phải nghiên cứu toàn diện, tính toán được nhu cầu vàng của người dân mỗi năm là bao nhiêu. Muốn như vậy, phải tính toán được giá trị gia tăng của Việt Nam mỗi năm là bao nhiêu và với giá trị gia tăng đó, bao nhiêu có thể được tích lũy ở dạng ngoại tệ hoặc vàng, từ đó có thể tính ra được số lượng vàng hợp lý nhập khẩu vào Việt Nam.

Bên cạnh việc cho nhập khẩu vàng, chuyên gia kinh tế cũng đề xuất Chính phủ cần dùng công cụ mạnh để xử lý vấn đề này là thuế. Hiện nay, hải quan điện tử đã có thể quản lý tốt nhập khẩu vàng. Với thị trường trong nước, cần áp dụng hóa đơn điện tử cho hoạt động mua bán vàng, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ yêu cầu phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng để nâng cao tính minh bạch, cải thiện hiệu quả giám sát, điều hành, bảo đảm thị trường vàng hoạt động an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch; xử lý thu hồi ngay giấy phép hoạt động đối với doanh nghiệp không thực hiện nghiêm quy định của pháp luật.

GS-TS. Trần Thọ Đạt, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cho rằng cần đánh thuế hoạt động đầu tư vàng, mức thuế suất phải hợp lý để phát triển thị trường vàng, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước - doanh nghiệp - nhà đầu tư. Mọi hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ đều phải có hóa đơn, chứng từ ghi nhận giao dịch.

Giá vàng nhẫn tăng mạnh vẫn tạo ra cơn sốt Giá vàng nhẫn tăng mạnh vẫn tạo ra cơn sốt
Hai nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng Hai nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng
Giá vàng, tỷ giá USD/VND có hạ nhiệt sau loạt giải pháp của Ngân hàng Nhà nước? Giá vàng, tỷ giá USD/VND có hạ nhiệt sau loạt giải pháp của Ngân hàng Nhà nước?
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá vàng nhẫn bất ngờ quay đầu giảm, đây vẫn là kênh đầu tư tốt nhất lúc này?

Giá vàng nhẫn bất ngờ quay đầu giảm, đây vẫn là kênh đầu tư tốt nhất lúc này?

Sáng nay 1/5, giá vàng nhẫn quay đầu giảm cùng chiều với giá vàng thế giới. Giá vàng được điều chỉnh giảm khá mạnh khiến nhiều người lo ngại, còn các chuyên gia thì cho rằng đây vẫn là kênh đầu tư tốt nhất lúc này.
Giá vàng nhẫn bật tăng trở lại, nhà đầu tư nên mua hay bán?

Giá vàng nhẫn bật tăng trở lại, nhà đầu tư nên mua hay bán?

Sáng nay (30/4), giá vàng nhẫn tiến sát mốc 77 triệu đồng/lượng. Theo nhiều chuyên gia, nếu nhà đầu tư đã có lãi thì nên chốt lời vào thời điểm này.
Chiếu sáng xanh giúp tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm dệt may

Chiếu sáng xanh giúp tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm dệt may

Chuyển đổi sang hệ thống chiếu sáng xanh có thể được xem là bước tiên phong, nền tảng, nhanh chóng, dễ thực hiện, thuận tiện đo lường trên hành trình chuyển đổi xanh với nhiều hạng mục khác nhau.
Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện gần cán mốc tỉ kWh trong 1 ngày

Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện gần cán mốc tỉ kWh trong 1 ngày

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết trong những ngày cuối tháng 4/2024, thời tiết nắng nóng gay gắt diễn ra ở cả 3 miền đã làm tiêu thụ điện toàn quốc tăng cao kỷ lục.
Khi cây dừa bước vào cuộc đua chuyển đổi để bán tín chỉ carbon

Khi cây dừa bước vào cuộc đua chuyển đổi để bán tín chỉ carbon

Mới đây, dừa đã được Bộ NN&PTNT công nhận là cây công nghiệp chủ lực. Riêng Bến Tre, hơn 70% dân số có sinh kế gắn với cây dừa, vì vậy khi có thêm nguồn lợi từ bán tín chỉ carbon, số người được thụ hưởng là rất lớn.
Vàng trong nước đắt hơn thế giới gần 14 triệu đồng/lượng, người mua “lướt sóng” lỗ nặng

Vàng trong nước đắt hơn thế giới gần 14 triệu đồng/lượng, người mua “lướt sóng” lỗ nặng

Mặc dù quay đầu giảm trong phiên đầu tuần nhưng vàng miếng SJC trong nước vẫn đắt hơn 13,5 triệu đồng mỗi lượng so với vàng thế giới. Bên cạnh đó, chênh lệch mua vào - bán ra lớn khiến người mua vàng thua lỗ nặng nề nếu đầu tư “lướt sóng”.
Giá heo hơi tăng cao: Tiểu thương than ế, doanh nghiệp chế biến lo lắng

Giá heo hơi tăng cao: Tiểu thương than ế, doanh nghiệp chế biến lo lắng

Giá heo hơi hiện nay đang ở mức 61.000-63.000 đồng/kg, tại chợ truyền thống nhiều tiểu thương bán giá bình ổn nhưng thịt heo vẫn ế. Trong khi đó doanh nghiệp (DN) ngành chế biến thịt không khỏi lo lắng vì giá heo được dự báo sẽ tiếp tục tăng.
Chuyên gia: Khó ổn định thị trường vàng trong giai đoạn này

Chuyên gia: Khó ổn định thị trường vàng trong giai đoạn này

Sau khi hủy 2 phiên đấu thầu vàng do không đủ số lượng đơn vị tham gia, các chuyên gia cho rằng cần tăng cung vàng bằng cách cho các doanh nghiệp nhập khẩu vàng theo hạn ngạch. Tuy nhiên, khi tỷ giá đang cao thì chuyện cho nhập khẩu khó được chấp nhận.
Sầu riêng Việt Nam đối mặt áp lực cạnh tranh từ sầu riêng Thái Lan

Sầu riêng Việt Nam đối mặt áp lực cạnh tranh từ sầu riêng Thái Lan

Sầu riêng Thái Lan mới chớm vụ thu hoạch nhưng đã xuất hiện tràn ngập thị trường Việt Nam. Mặc dù mỗi năm chỉ có một vụ thu hoạch nhưng Thái Lan tham vọng thu 27 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng.
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Truy xuất nguồn gốc là giải pháp quan trọng để bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động