Chỉ 3.400 lượng vàng đấu thầu thành công: Đơn vị tham gia đấu thầu rất thận trọng
Gần 17.000 lượng vàng miếng sẽ được đấu thầu vào sáng 22/4 Giá vàng nhẫn bất ngờ giảm trong ngày đầu đấu thầu vàng miếng SJC Hai nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng |
Vàng đấu thầu ế khách. Ảnh minh hoạ |
Chỉ 3.400 lượng vàng đấu thầu thành công
Sáng 23/4, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC, sau 11 năm dừng hoạt động này.
Phiên đấu giá sáng nay có sự tham gia dự thầu của 11 đơn vị, bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp. Cụ thể: Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TPHCM (HDBank), Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (ACB), Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc đá quý (DOJI), Tập đoàn Vàng Bạc Đá Quý Phú Quý.
Ngân hàng Nhà nước cho biết có 2 đơn vị bỏ thầu với khối lượng trúng là 3.400 lượng, tức chiếm 20% so với quy mô 16.800 lượng chào thầu của Ngân hàng Nhà nước. Giá trúng thầu cao nhất là 81,33 triệu, thấp nhất 81,32 triệu đồng.
Hai đơn vị trúng thầu hôm nay là Công ty SJC và Ngân hàng ACB. Trong đó Công ty SJC trúng thầu 2.000 lượng, giá 81,33 triệu đồng/lượng. Còn ACB trúng thầu 1.400 lượng với giá 81,32 triệu đồng/lượng.
Theo thông báo trước đó, tổng khối lượng vàng miếng dự kiến đấu thầu trong phiên 23/4 là 16.800 lượng, bằng lượng chào bán trong phiên 22/4 (đã bị hủy). Đây là vàng miếng SJC được Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất. Số vàng trên sẽ được đấu thầu theo hình thức đấu giá theo lô với mỗi lô giao dịch là 100 lượng vàng.
Khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu là 14 lô (tương đương 1.400 lượng) và tối đa là 20 lô (tương đương 2.000 lượng).
Giá tham chiếu được Ngân hàng Nhà nước đưa ra để tính giá đặt cọc là 80,7 triệu đồng/lượng, giảm 1,1 triệu đồng so với mức 81,8 triệu đồng/lượng đưa ra cho phiên 22/4.
Trước đó, do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên NHNN đã hủy phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng dự kiến tổ chức vào sáng ngày 22/4.
Việc đấu thầu vàng miếng SJC được khởi động trở lại trong bối cảnh giá vàng trong nước liên tục tăng trong những tháng gần đây, tạo ra chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới.
Động thái can thiệp của Ngân hàng Nhà nước được kỳ vọng sẽ giúp tăng cung vàng trên thị trường và hạ nhiệt giá vàng trong thời gian tới.
Các đơn vị đang rất thận trọng
Phòng đấu thầu vàng tại Cục Dự trữ ngoại hối Nhà nước sáng nay. Ảnh: N.N |
Sau phiên đấu thầu, mức thu mua ngoài thị trường chiều nay tăng 700.000 đồng, còn giá bán ra đắt thêm 500.000 đồng so với sáng, dao động 80 - 82,8 triệu đồng. Trong khi đó, thị trường quốc tế đến 14h10, giờ Hà Nội, đang đi xuống, về sát 2.304 USD một ounce. Quy đổi tiền Việt, mỗi lượng vàng thế giới tương đương khoảng 71 triệu đồng, thấp hơn giá vàng miếng trong nước 11 triệu đồng và kém vàng nhẫn trơn 3,5-4,5 triệu.
Như vậy, sau phiên đấu thầu, giá các doanh nghiệp trúng thầu chỉ thấp hơn giá bán ra thị trường khoảng hơn 1 triệu đồng/lượng.
Theo các chuyên gia, kết quả đấu thầu này khó hạ nhiệt thị trường vàng và Ngân hàng Nhà nước sẽ phải tổ chức các phiên đấu thầu tiếp theo.
Một chuyên gia từ Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế để bổ sung nguồn cung vàng nhanh nhất ra thị trường, không phải là giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng chênh lệch giá vàng bất hợp lý như Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.
“Chúng tôi rất nhiều lần kiến nghị phải xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC mới khiến giá vàng hạ nhiệt chứ việc đấu thầu vàng không giải quyết được. Ngân hàng Nhà nước sẽ không đấu thầu một lần mà nhiều lần. Vậy việc cứ nhập vàng về đấu giá sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá, trong khi giá USD đang cao nhất từ trước đến nay. Điều này là không ổn”, vị này nói.
ông Đinh Nho Bảng - phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam - bình luận kết quả đấu thầu vàng miếng sáng nay 23-4 cho thấy đơn vị tham gia đấu thầu rất thận trọng.
11 đơn vị tham gia nhưng chỉ có 2 doanh nghiệp trúng thầu với tổng khối lượng 3.400 lượng vàng đã nói lên điều đó. Thực tế, nhu cầu thị trường trong nước mang yếu tố tâm lý nhiều hơn.
"Bên cạnh yếu tố giá, việc tham gia đấu thầu phải mua tối thiểu 1.400 lượng vàng SJC khiến doanh nghiệp cân nhắc thận trọng. Bởi giá thế giới hai ngày hôm nay đi xuống cho thấy mua vào lúc này không thực sự thuận lợi", ông Bảng nhận định.
Nhiều chuyên gia cũng nhận định việc giá vàng giảm liên tục như hiện nay, rất ít công ty vàng có can đảm để "ôm" một lúc 1.400 lượng vàng.
Ông Huỳnh Trung Khánh - phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA), cố vấn Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam - cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng ở thời điểm này và lại yêu cầu số lượng mua tối thiểu là 1.400 lượng cũng khiến các đơn vị tham gia đấu giá hết sức cân nhắc.
Nhiều lợi ích khi bỏ độc quyền vàng miếng |
Ngân hàng Nhà nước sắp đấu thầu vàng miếng: Chỉ là giải pháp trong ngắn hạn? |
Chuyên gia: Đấu thầu vàng sẽ khiến giá vàng trong nước giảm mạnh |