Tổng cục Thuế kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng

Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng.
Giấy mua vàng
Các giao dịch mua bán vàng, bạc thường nhỏ lẻ, không đủ hóa đơn, chứng từ

Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nhu cầu tiêu thụ vàng, như năm 2023 khoảng 55,5 tấn, theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới. Nhưng các giao dịch mua bán vàng, bạc thường nhỏ lẻ, không đủ hóa đơn, chứng từ, thiếu tính minh bạch, chênh lệch giá trong nước và thế giới cao...

Trước thực tế trên, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, thời gian qua, ngành thuế đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm soát xuất hóa đơn điện tử trong thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.

Trong đó, giải pháp đáng chú ý là rà soát các cơ sở kinh doanh vàng đủ điều kiện để thực hiện áp dụng giải pháp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền.

Theo Tổng cục Thuế, từ ngày 1/7/2022, hóa đơn điện tử đã được triển khai trên toàn quốc đối với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Theo đó, 100% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh kinh doanh vàng bạc đã sử dụng hoá đơn điện tử.

Sau hơn một năm triển khai trên toàn quốc, đã có 53.425 cơ sở kinh doanh áp dụng hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Trong đó, có 5.835 cơ sở kinh doanh vàng, bạc đã thực hiện áp dụng và sử dụng trên 1,065 triệu hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Tổng cục Thuế kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng
Tổng cục Thuế kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng

Để tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, ban ngành, địa phương trong công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực kinh doanh vàng, ngoài các giải pháp của ngành thuế, Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, đồng thời quy định cơ chế kiểm soát các giao dịch này.

Một giải pháp nữa mà ngành thuế đã thực hiện là phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh bán hàng hóa dịch vụ nhưng không xuất hóa đơn điện tử, trong đó có các cơ sở kinh doanh vàng.

Đồng thời, Tổng cục Thuế cũng kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, địa phương triển khai các chuyên đề rà soát, xử lý vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh vàng bán hàng không xuất hóa đơn kịp thời cho người mua. Đồng thời, tổ chức giám sát, kiểm tra việc duy trì, chấp hành của các cơ sở kinh doanh vàng đã áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Cơ quan Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp trong kiểm soát dòng tiền, nghiên cứu quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt với các giao dịch mua bán vàng. Cùng đó, các địa phương được đề nghị tăng thanh, kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm với các cơ sở không xuất hóa đơn kịp thời cho người mua.

Giá liên tục giảm, vì sao vàng nhẫn vẫn khan hàng? Giá liên tục giảm, vì sao vàng nhẫn vẫn khan hàng?
Thủ tướng yêu cầu thanh tra, kiểm tra ngay thị trường vàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng Thủ tướng yêu cầu thanh tra, kiểm tra ngay thị trường vàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng
Giá vàng miếng SJC tăng điên cuồng, tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng Giá vàng miếng SJC tăng điên cuồng, tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng
Việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể” Việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể”
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bảo đảm an toàn hàng dự trữ, kịp thời xuất cấp trong mùa mưa bão

Bảo đảm an toàn hàng dự trữ, kịp thời xuất cấp trong mùa mưa bão

Cục Dự trữ Nhà nước vừa có Công điện số 03/CĐ-CDT gửi các Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực: I, III, IV, V, VI, VII, VIII về việc ứng phó với cơn bão số 3.
Việt Nam trở thành điểm sáng từ thành công của Chương trình OCOP

Việt Nam trở thành điểm sáng từ thành công của Chương trình OCOP

Thành công của Việt Nam trong việc lồng ghép chương trình OCOP với giá trị văn hóa, tri thức bản địa đã tạo cảm hứng cho nhiều quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức về an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và phát triển nông thôn.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam vững đà phục hồi, hướng tới mục tiêu kỷ lục 8 tỷ USD năm 2025

Xuất khẩu rau quả Việt Nam vững đà phục hồi, hướng tới mục tiêu kỷ lục 8 tỷ USD năm 2025

Bất chấp những khó khăn đầu năm, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực khi 7 tháng đầu năm 2025 đã thu về hơn 3,83 tỷ USD. Với đà tăng trưởng hiện tại và sự chuyển động tích cực từ các thị trường, ngành rau quả đang được kỳ vọng cán mốc 8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay.
Thị trường gạo biến động, Bộ Công Thương hoàn thiện hành lang pháp lý mới nâng cao năng lực cạnh tranh

Thị trường gạo biến động, Bộ Công Thương hoàn thiện hành lang pháp lý mới nâng cao năng lực cạnh tranh

Giá gạo xuất khẩu sụt giảm mạnh dù sản lượng tăng, thị trường toàn cầu cạnh tranh khốc liệt, cơ cấu thị trường thay đổi... Trước bối cảnh này, Bộ Công Thương đang khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý mới về xuất khẩu gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo vệ thị phần và thúc đẩy giá trị gia tăng cho hạt gạo Việt.
Triển lãm Vietnam ETE & Greenergy Expo 2025: Bệ phóng đầu tư xanh cho thị trường năng lượng

Triển lãm Vietnam ETE & Greenergy Expo 2025: Bệ phóng đầu tư xanh cho thị trường năng lượng

Vietnam ETE & Greenergy Expo 2025 vừa chính thức khai mạc tại TP.HCM, quy tụ hơn 500 doanh nghiệp điện, năng lượng và thiết bị tiết kiệm năng lượng từ 12 quốc gia. Đây không chỉ là sân chơi công nghệ mà còn là cơ hội thương mại quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu chuyển đổi xanh và phát triển bền vững đang gia tăng mạnh mẽ.
Đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển, nâng tầm sản phẩm OCOP Thủ đô

Đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển, nâng tầm sản phẩm OCOP Thủ đô

Hà Nội hiện đã và đang triển khai nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu, đưa sản phẩm OCOP vươn xa để du khách đến Hà Nội càng thêm yêu quý con người, văn hóa và sản vật Thủ đô.
Ngành du lịch Hà Nội sôi động dịp 2/9: Nhiều tour mới, chương trình kích cầu hấp dẫn

Ngành du lịch Hà Nội sôi động dịp 2/9: Nhiều tour mới, chương trình kích cầu hấp dẫn

Ngành du lịch Hà Nội chuẩn bị bước vào giai đoạn cao điểm đón khách du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9. Để thu hút du khách, ngành du lịch Thủ đô tổ chức nhiều chương trình tour mới, kích cầu du lịch.
Hà Nội hướng tới phát triển xanh: Sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần

Hà Nội hướng tới phát triển xanh: Sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần

Nhằm góp phần giảm phát thải rác thải nhựa, bảo vệ môi trường sống và hướng đến phát triển đô thị xanh bền vững, từ 2026, Thủ đô Hà Nội sẽ ngừng sử dụng và lưu hành các sản phẩm nhựa dùng một lần.
Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Với lợi thế và tiềm năng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và văn hoá đặc trưng…, Việt Nam không chỉ thành công về xuất khẩu nông sản thế mạnh, mà còn là một quốc gia có nhiều các sản phẩm đặc sản, sản vật mang giá trị văn hóa địa phương, thể hiện rõ nét nhất là hình ảnh các sản phẩm OCOP Việt Nam.
Xây dựng Nghị định về xuất xứ hàng hoá Việt Nam: Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi

Xây dựng Nghị định về xuất xứ hàng hoá Việt Nam: Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi

Ngày 11/7, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định quy định tiêu chí xác định hàng hoá có xuất xứ Việt Nam lưu thông trong nước. Hội thảo quy tụ đại diện các bộ ngành, hiệp hội và doanh nghiệp nhằm hoàn thiện khung pháp lý minh bạch, bảo vệ hàng Việt và tăng hiệu quả quản lý thị trường nội địa.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
partner-vingroup
partner-shb
partner-hdbank
partner-bivaco
partner-tan-hoang-minh-group
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động