Doanh thu tiếp tục "trượt dốc", ngành bia cần làm gì để vượt qua thách thức?

Theo công bố báo cáo tài chính bán niên, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp lớn trong ngành bia tiếp tục "trượt dốc”. Dự báo ngành bia vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian tới.
SSI Research: Trong năm 2021 ngành Bia có thể phục hồi 20% Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia lên 100% “Soi” sức khoẻ của các ông lớn ngành bia
Để thúc đẩy doanh số, Heineken nỗ lực quảng bá bia không cồn.
Để thúc đẩy doanh số, Heineken nỗ lực quảng bá bia không cồn.

Nhiều công ty bia trong nước ghi nhận lợi nhuận sụt giảm

Báo cáo tài chính của Tập đoàn Heineken (Hà Lan) cũng cho thấy, sản lượng bia toàn cầu của hãng giảm 4,7%, chủ yếu do thị trường Việt Nam và Nigeria.

Tại thị trường Việt Nam, theo Báo cáo tài chính bán niên 2024 hợp nhất của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) - đơn vị sở hữu 40% phần vốn tại Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam và Công ty TNHH Bia và Nước giải khát Heineken Việt Nam (Heineken Trading). Hai doanh nghiệp này nắm vai trò sản xuất và phân phối các sản phẩm bia cho Tập đoàn Heineken (Hà Lan) tại Việt Nam, ghi nhận doanh thu nửa đầu năm nay đạt 4.651 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự đi xuống của doanh thu thuần không lớn, nhưng lợi nhuận sau thuế của Satra trong nửa đầu năm lại giảm tới 56% cùng kỳ, chỉ đạt 792 tỷ đồng.

Lý do chính đến từ khoản lãi trong công ty liên doanh, liên kết giảm mạnh. Cụ thể, 6 tháng đầu năm nay, lãi từ công ty liên doanh liên kết mang về cho Satra 1.470 tỷ đồng, giảm 28%, tương ứng "bốc hơi" gần 590 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Mới đây, Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc tạm ngừng hoạt động dự án Nhà máy bia Heineken Việt Nam - chi nhánh Quảng Nam.

Dù chỉ là nhà máy có công suất nhỏ nhất trong 6 cơ sở tại Việt Nam, động thái lần này của Heineken vẫn phản ánh những khó khăn chưa từng có mà nhà sản xuất bia dẫn đầu thị phần đang đối mặt.

Thực tế không chỉ Heineken, 6 tháng đầu năm nay vẫn khó khăn với nhiều công ty bia trong nước khi lợi nhuận sụt giảm. Như Habeco - chủ hãng bia Hà Nội, lợi nhuận ròng nửa đầu năm đạt 151 tỉ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ. Hay CTCP Bia Sài Gòn - Miền Tây (WSB), lợi nhuận sau thuế đạt 42 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm, giảm 18% cùng kỳ. Tương tự, Công ty cổ phần bia Sài Gòn - Phú Thọ (BSP) lỗ hơn 1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2023 lãi 260 triệu đồng.

Chỉ riêng Sabeco ghi nhận lãi nhẹ trong nửa đầu năm nay, với doanh thu đạt 15.378 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2.342 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và 6% so với cùng kỳ năm trước.

Mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển sản phẩm phù hợp với xu hướng tiêu dùng

Ảnh vnexpress
Ảnh Vnexpress

Để vượt qua các thách thức này, bà Lý Kim Chi cho rằng ngành cần mở rộng mạng lưới kinh doanh và phát triển sản phẩm phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại. Bên cạnh đó, việc cập nhật công nghệ tiên tiến là yếu tố quan trọng để duy trì phát triển bền vững. Triển lãm Fi Vietnam 2024 tại TP HCM vào tháng 10 là nơi để doanh nghiệp tiếp cận công nghệ, nguyên liệu mới, đa dạng hóa nguyên liệu và xây dựng chuỗi cung ứng.

Ngoài thay đổi theo xu hướng, Chủ tịch VBA Nguyễn Văn Việt đề nghị Nhà nước cần hỗ trợ chính sách cho doanh nghiệp ngành bia. "Tôi ủng hộ việc hạn chế lái xe sau khi uống rượu bia, nhưng quy định cần được điều chỉnh phù hợp với điều kiện hạ tầng giao thông tại Việt Nam", ông Việt nói, thêm rằng ngành đồ uống này sẽ thêm khó khăn, thất thu ngân sách nếu chính sách không được điều chỉnh hợp lý.

Theo thống kê của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), lợi nhuận bình quân toàn ngành liên tục giảm, khoảng 6-12% một năm trong giai đoạn 2021-2022, riêng năm ngoái là 10-12% so với trước. Còn 8 tháng đầu năm 2024, sản lượng ngành giảm gần 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc này ảnh hưởng tới thu ngân sách, tác động đến lực lượng lao động và các ngành phụ trợ như cung cấp nguyên vật liệu và logistics.

Chính vì thế, các nhà sản xuất bia rượu lo ngại, sức tiêu thụ bia rượu vốn đã sụt giảm bởi Covid-19 và Nghị định 100, sẽ tiếp tục chịu thêm "cú sốc" khi thuế tiêu thụ đặc biệt tăng nhanh và mạnh, đẩy họ vào tình thế khó khăn.

Theo dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến, thuế suất với rượu, bia sẽ tăng theo lộ trình đến năm 2030. Trong đó, thuế với bia dự kiến tăng từ 65% hiện nay lên 90% hoặc 100% vào 2030.

Ông Nguyễn Thanh Phúc, Giám đốc Quan hệ Đối ngoại Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam, cho rằng Heineken và các hiệp hội luôn ủng hộ mục tiêu tăng thuế để bảo vệ người dân và môi trường, tuy nhiên việc tăng thuế này cần đảm bảo hài hòa lợi ích".

Để tạo điều kiện cho các ngành phục hồi, đại diện Heineken kiến nghị nên giữ thuế nguyên trong 2026, tăng thuế từ 2027, nên tăng không quá 2 năm/lần, mỗi lần 5%, hướng tới tối đa 80%.

Chủ tịch VBA Nguyễn Văn Việt đề nghị Nhà nước cần hỗ trợ chính sách cho doanh nghiệp ngành bia. "Tôi ủng hộ việc hạn chế lái xe sau khi uống rượu bia, nhưng quy định cần được điều chỉnh phù hợp với điều kiện hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Đồng thời, việc áp thuế cũng cần có lộ trình phù hợp để đảm bảo doanh nghiệp hòa nhập", ông Việt nói và cũng cho rằng rằng ngành đồ uống sẽ thêm khó khăn, thất thu ngân sách nếu chính sách không được điều chỉnh hợp lý.

Bên cạnh đó, để các doanh nghiệp ngành bia vượt qua khó khăn, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực và thực phẩm TP HCM cho rằng, ngành cần mở rộng mạng lưới kinh doanh và phát triển sản phẩm phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại. Bên cạnh đó, việc cập nhật công nghệ tiên tiến là yếu tố quan trọng để duy trì phát triển bền vững.

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia
Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia lên 100% Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia lên 100%
Vì sao nhà máy bia Heineken ở Quảng Nam dừng hoạt động? Vì sao nhà máy bia Heineken ở Quảng Nam dừng hoạt động?
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Doanh nghiệp dệt may xoay xở trước “cơn bão thuế”

Doanh nghiệp dệt may xoay xở trước “cơn bão thuế”

Việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam sẽ tác động đến xuất khẩu và kinh tế của Việt Nam, đặc biệt với các ngành xuất khẩu chủ lực như điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ...
Bầu Đức khẳng định HAGL không xuất khẩu chuối sang Mỹ

Bầu Đức khẳng định HAGL không xuất khẩu chuối sang Mỹ

Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) cho biết, mặt hàng chuối - sản phẩm chủ lực của công ty chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, không xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Doanh nghiệp Việt kỳ vọng cơ hội từ đàm phán

Doanh nghiệp Việt kỳ vọng cơ hội từ đàm phán

Khi thời gian đàm phán thuế đối ứng với phía Mỹ còn khoảng một tuần, các doanh nghiệp trong nước cũng như giới chuyên gia đang kỳ vọng cửa sẽ được mở ra từ các cơ hội đàm phán thương mại.
Mỹ áp thuế đối ứng 46%, doanh nghiệp tìm cách vượt khó

Mỹ áp thuế đối ứng 46%, doanh nghiệp tìm cách vượt khó

Việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam được cho là sẽ tác động không nhỏ đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành xuất khẩu chủ lực như điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ…
Ai là người đứng đầu trong top 5 tỷ phú USD ở Việt Nam?

Ai là người đứng đầu trong top 5 tỷ phú USD ở Việt Nam?

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2025, trong đó Việt Nam có 5 đại diện, giảm 1 người so với năm ngoái.
Giá vé máy bay tăng cao, Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục gần 8.000 tỷ đồng

Giá vé máy bay tăng cao, Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục gần 8.000 tỷ đồng

Vietnam Airlines (mã chứng khoán HVN) đã công bố lợi nhuận năm 2024 đạt gần 8.000 tỷ đồng vào ngày 31/3, đánh dấu mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của hãng.
Golden Gate mua lại The Coffee House với giá bao nhiêu tiền?

Golden Gate mua lại The Coffee House với giá bao nhiêu tiền?

Golden Gate đã hoàn thành việc mua 99,98% vốn của Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Trà Cà Phê Việt Nam (đơn vị sở hữu chuỗi The Coffee House) với tổng giá phí tạm thời là 270 tỷ đồng.
Chân dung tân Tổng Giám đốc FWD Việt Nam

Chân dung tân Tổng Giám đốc FWD Việt Nam

Ngày 27/3, Tập đoàn FWD chính thức thông báo bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh vào vị trí Tổng giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam.
Chủ tịch HĐQT Ống thép Việt Đức từ nhiệm, vợ trở thành cổ đông lớn nhất

Chủ tịch HĐQT Ống thép Việt Đức từ nhiệm, vợ trở thành cổ đông lớn nhất

Trước khi rời vị trí, chủ tịch Ống thép Việt Đức đã chuyển nhượng toàn bộ 8,35 triệu cổ phiếu VGS, tương đương 14,93% vốn điều lệ, cho vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy vào ngày 4/3.
Bối cảnh mới mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp

Bối cảnh mới mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp

Chính phủ đã thông qua nhiều chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy khu vực tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) phát triển. Điều này mang lại nhiều cơ hội, các nhà đầu tư và DN cần có chiến lược rõ ràng, tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động