Từ 1/6, hộ kinh doanh không áp dụng hóa đơn điện tử sẽ bị xử phạt đến 10 triệu đồng
![]() |
Từ 1/6, hộ kinh doanh không áp dụng hóa đơn điện tử sẽ bị xử phạt đến 10 triệu đồng. |
Nhiều nhóm hộ kinh doanh bắt buộc phải áp dụng
Nghị định số 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, quy định rõ các đối tượng bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền. Cụ thể, nhóm này bao gồm các hộ kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực: bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và các loại xe có động cơ khác), ăn uống, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị, vận tải hành khách, vui chơi giải trí, chiếu phim và các dịch vụ phục vụ cá nhân khác.
Ngoài ra, hộ kinh doanh sẽ bắt buộc áp dụng nếu đáp ứng ít nhất một trong ba tiêu chí sau: có doanh thu hằng năm từ 1 tỷ đồng trở lên (với hộ nộp thuế khoán); có sử dụng máy tính tiền trong kinh doanh; hoặc có quy mô doanh thu hoặc lao động tương đương mức cao nhất của doanh nghiệp siêu nhỏ và nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Đặc biệt, các hộ kinh doanh đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền nhưng chưa kết nối, không sử dụng hoặc sử dụng chưa đầy đủ trước năm 2024 cũng bắt buộc phải chuyển đổi theo quy định mới.
Ông Phan Tiến Hòa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực I, cho biết: “Hộ kinh doanh cần đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền hoặc thay đổi thông tin nếu đang áp dụng hình thức cũ. Việc đăng ký rất đơn giản, chỉ cần thiết bị có kết nối internet như máy tính, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.”
Hạn cuối 30/5, xử phạt lên đến 10 triệu đồng nếu vi phạm
![]() |
Thời hạn cuối để các hộ kinh doanh hoàn tất việc chuyển đổi là ngày 30/5/2025. Ảnh minh họa |
Thời hạn cuối để các hộ kinh doanh hoàn tất việc chuyển đổi là ngày 30/5/2025. Sau thời điểm này, nếu không thực hiện, hộ kinh doanh sẽ bị xử phạt theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Cụ thể: phạt từ 2 – 4 triệu đồng nếu sử dụng sai loại hóa đơn; phạt từ 5 – 10 triệu đồng nếu không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng.
Cơ quan thuế sẽ gửi thông báo yêu cầu chuyển đổi, đồng thời hỗ trợ về hạ tầng và giải pháp kỹ thuật cho các hộ đủ điều kiện nhưng chưa triển khai. Bên cạnh xử phạt hành chính, các trường hợp vi phạm còn có thể bị ngừng cấp hóa đơn hoặc bị cưỡng chế thuế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh.
Theo khuyến cáo, hộ kinh doanh nên chủ động liên hệ nhà cung cấp phần mềm, đăng ký mẫu hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và gửi thông tin đến cơ quan thuế trong thời gian sớm nhất. Việc tuân thủ đúng quy định không chỉ hạn chế rủi ro pháp lý, mà còn nâng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp và phù hợp với xu hướng chuyển đổi số hiện nay.
Đáng chú ý, theo Điều 11 của Nghị định 70/2025/NĐ-CP, quy định về hóa đơn điện tử từ máy tính tiền được mở rộng áp dụng đối với cả doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng và hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên. Đây là bước tiến quan trọng nhằm minh bạch hóa giao dịch, giảm chi phí và nâng cao uy tín trong kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Chinh phục thị trường Thái Lan: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Nông dân 9x ở Đắk Nông trồng sầu riêng hữu cơ cho quả quanh năm, luôn "cháy hàng"

Tín dụng xanh bứt tốc, tăng trưởng hơn 21%/năm

Đổi mới sáng tạo – Chìa khóa nâng tầm thương hiệu Việt

Doanh nghiệp “yên tâm” hơn khi có tòa chuyên trách về sở hữu trí tuệ và phá sản

Nhật Bản hỗ trợ gần 160.000 USD phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Tháp

Bảy nội dung thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Chăn nuôi nội địa tăng tốc giành lại thị phần 33 tỷ USD

TH khánh thành nhà máy sữa tại Nga: Dấu mốc mới cho thương hiệu Việt toàn cầu
