Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia lên 100%

Với rượu 20 độ trở lên, Bộ Tài chính chọn phương án áp thuế 80% vào năm 2026, tăng dần lên 100% vào 2030. Rượu dưới 20 độ chịu thuế 50% sau đó tăng lên cao nhất 70%. Bia các loại cũng tăng dần từ 80% lên 100%.
Đề xuất lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia rượu, nước giải khát Tăng thuế giúp kiểm soát tiêu dùng đồ uống có đường hiệu quả nhất Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn?
Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia lên 100%.
Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia lên 100%.

Tại tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế với tất cả đồ uống có cồn, thực phẩm lên men từ trái cây, ngũ cốc, đồ uống pha chế từ cồn thực phẩm. Đặc biệt, nước ngọt cũng sẽ thuộc đối tượng chịu thuế này.

Cụ thể, với rượu 20 độ trở lên, cơ quan này chọn phương án áp thuế 80% vào năm 2026, tăng dần lên 100% vào 2030. Rượu dưới 20 độ chịu thuế 50% sau đó tăng lên cao nhất 70%. Bia các loại cũng tăng dần từ 80% lên 100%.

Theo dự kiến, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp vào tháng 5-2025.

Hiện, mức thuế tiêu thụ đặc biệt với bia là 65%, rượu 35-65% tùy độ cồn dưới hay trên 20 độ. Song, các mức này được Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh theo lộ trình từ 2026-2030. Việc này nhằm tăng giá bán thêm 10%, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

"So với năm 2025, giá bán rượu, bia sẽ tăng 20% vào năm 2026. C ác năm sau đó, giá các mặt hàng này sẽ thêm 2-3%, tùy theo lạm phát và tăng trưởng kinh tế", Bộ Tài chính cho biết.

Theo quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, đồ uống Việt Nam, đến năm 2025, cả nước sản xuất khoảng 4,6 tỷ lít bia, 350 triệu lít rượu, 9,1 tỷ lít nước giải khát. Kim ngạch xuất khẩu đạt 600 triệu USD.

Bộ Tài chính cho rằng tiêu dùng rượu, bia nếu lạm dụng sẽ gây nhiều tác hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn giao thông. Đồ uống có cồn (rượu, bia) có tính chất gây nghiện, dễ dẫn đến lạm dụng.

"Áp dụng thuế suất cao là cần thiết nhằm nâng nhận thức và hành động về tác hại do dùng nhiều rượu, bia. Việc áp thuế suất cao giúp giảm tiêu thụ, hạn chế lạm dụng sản phẩm này", Bộ Tài chính khẳng định.

Liên quan tới loại thuế này, trước đó, nhiều doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ chưa tăng thuế do lo ngại thiệt hại kinh tế đáng kể với ngành và thu ngân sách sụt giảm. Năm ngoái, doanh thu ngành bia giảm 11%, lợi nhuận sụt 23%, theo ước tính của Hiệp hội bia - rượu - nước giải khát.

Theo các doanh nghiệp, việc tăng thuế dẫn tới điều chỉnh giá bán chưa phải là công cụ hiệu quả giúp thay đổi thói quen tiêu dùng. Thay vào đó, Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tạo ra các sản phẩm phù hợp, mang lại lợi ích cho người dùng, nền kinh tế.

Ngoài rượu, bia, tại dự thảo lần này, Bộ Tài chính cũng đề xuất tăng mức thuế và mở rộng nhóm hàng hóa chịu sắc thuế này, phù hợp thực tiễn và thông lệ quốc tế.

Cụ thể, dự thảo quy định rõ thuốc lá chịu thuế gồm thuốc lá điếu, sợi, xì gà, thuốc lào hoặc các dạng khác. Trước mắt, thuế suất với thuốc lá sẽ giữ ở 75% nhưng tuỳ mặt hàng sẽ được bổ sung mức thuế tuyệt đối tăng dần.

Cụ thể, từ 2026-2030, mức thuế tuyệt đối áp cho thuốc lá điếu sẽ tăng dần từ 5.000-10.000 đồng một bao, xì gà từ 50.000-100.000 đồng một điếu; các loại thuốc lá sợi, chế phẩm từ cây thuốc lá tăng từ 50.000-100.000 đồng mỗi 100gr/ml.

Theo Bộ Tài chính, quy định trên sẽ giúp giảm tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới từ 42,7% (năm 2022) về 38,6% vào năm 2030. Ngân sách thu với thuốc lá sẽ tăng lên 39.200 tỷ đồng vào 2030, gấp 2,2 lần so với năm 2022.

Đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng với xăng dầu Đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng với xăng dầu
Đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và 50% thuế GTGT với xăng, dầu Đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và 50% thuế GTGT với xăng, dầu
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Vấn nạn cũ – thách thức mới

Hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Vấn nạn cũ – thách thức mới

Từng được coi là kênh phân phối tiện lợi và minh bạch, sàn thương mại điện tử (TMĐT) nay đang trở thành “điểm nóng” mới của vấn nạn hàng giả. Không còn là câu chuyện của quá khứ, hàng giả thời công nghệ số đã biến hóa tinh vi, lan rộng, thậm chí “qua mặt” cả người tiêu dùng lẫn cơ quan chức năng. Hội nghị chống hàng giả – gian lận thương mại tại Đà Nẵng ngày 7/7/2025 một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng này.
Giá tiêu tăng mạnh tuần qua: Xuất khẩu giảm lượng nhưng tăng vọt kim ngạch

Giá tiêu tăng mạnh tuần qua: Xuất khẩu giảm lượng nhưng tăng vọt kim ngạch

Giá tiêu nội địa tuần đầu tháng 7/2025 tiếp tục duy trì đà tăng, có nơi vọt tới 144.000 đồng/kg – mức cao nhất từ đầu năm. Trong khi đó, xuất khẩu tiêu của Việt Nam 6 tháng đầu năm tuy giảm về lượng nhưng lại ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch nhờ giá bán tăng tới gần 55%.
Giá cà phê phục hồi sau hai tháng giảm sâu: Cơ hội và thách thức đan xen

Giá cà phê phục hồi sau hai tháng giảm sâu: Cơ hội và thách thức đan xen

Giá cà phê trong nước bật tăng mạnh trong tuần đầu tháng 7/2025 sau chuỗi ngày lao dốc, cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, chênh lệch với giá thế giới và rào cản thuế quan mới tại Mỹ đang khiến hoạt động xuất khẩu đối mặt không ít khó khăn.
Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh: EVN yêu cầu rà soát và giải trình rõ

Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh: EVN yêu cầu rà soát và giải trình rõ

Nhiều hộ dân tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc bất ngờ khi hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt dù thời tiết không quá gay gắt. Trước phản ánh từ người dân, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát toàn diện, giải thích minh bạch nguyên nhân và công khai cách tính tiền điện.
Giá tiêu hôm nay 6/7 giữ vững mốc cao, xuất khẩu tăng mạnh giá trị

Giá tiêu hôm nay 6/7 giữ vững mốc cao, xuất khẩu tăng mạnh giá trị

Giá tiêu trong nước ngày 6/7 tiếp tục duy trì ở mức cao từ 139.000 – 144.000 đồng/kg, không thay đổi so với hôm qua. Trong khi đó, lượng xuất khẩu giảm hơn 12% nhưng giá trị lại tăng gần 36% nhờ giá bán bình quân tăng vọt.
Giá cà phê vượt 96.000 đồng/kg, xuất khẩu gặp khó

Giá cà phê vượt 96.000 đồng/kg, xuất khẩu gặp khó

Giá cà phê hôm nay 6/7 tại Tây Nguyên tiếp tục tăng mạnh, dao động từ 95.800 – 96.400 đồng/kg, trong khi giá cà phê Robusta thế giới đang thấp hơn. Việc giá nội địa cao hơn thế giới khiến xuất khẩu gặp nhiều trở ngại do không khớp được giá.
Giá tiêu trong nước quay đầu giảm, kết thúc chuỗi 7 ngày tăng liên tiếp

Giá tiêu trong nước quay đầu giảm, kết thúc chuỗi 7 ngày tăng liên tiếp

Giá tiêu sáng nay tiếp tục giảm 1.000 đồng/kg tại hầu hết các vùng sản xuất trọng điểm, đưa thị trường trong nước về ngưỡng 139.000 – 144.000 đồng/kg. Diễn biến này được cho là kết quả của hoạt động chốt lời sau chuỗi tăng kéo dài, trong khi giới chuyên gia nhận định xu hướng giảm chỉ mang tính tạm thời.
Giá cà phê trong nước tiến sát 96.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước tiến sát 96.000 đồng/kg

Sáng 5/7, giá cà phê Robusta nội địa tiếp tục tăng nhẹ, dao động từ 95.500 – 95.600 đồng/kg. Trong khi đó, giá Arabica quốc tế đứng yên do sàn New York nghỉ lễ.
Thị trường ô tô nửa đầu năm 2025 tăng trưởng nhẹ

Thị trường ô tô nửa đầu năm 2025 tăng trưởng nhẹ

Thị trường ô tô trong nước và toàn cầu tháng 6/2025 ghi nhận mức tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp những tác động từ lạm phát, chi phí tiêu dùng và thay đổi trong hành vi người mua. Tại Việt Nam, doanh số tiếp tục duy trì quanh mức 30.000 xe/tháng.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít

Trong kỳ điều chỉnh ngày 3/7, giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động