90 ngày không dài, nhưng quyết tâm làm chúng ta có thể thay đổi tình thế

Ngày 9/4/2025, mức thuế đối ứng Mỹ ban hành với gần 90 quốc gia, vùng lãnh thổ dao động từ 10-50% có hiệu lực. Tuy nhiên, ngay sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tạm hoãn 90 ngày và mức thuế đối ứng trong thời gian này khoảng 10%. Nhiều chuyên gia cho rằng, thời gian tạm hoãn sẽ là cơ hội cho Việt Nam và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác tiến hành đàm phán.
Doanh nghiệp Việt tận dụng "thời gian vàng" để xuất khẩu Bộ Ngoại giao nói Mỹ hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày là bước đi tích cực
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Bên lề Hội thảo kinh tế Việt Nam ngày 10/4, GS.TS Phạm Hồng Chương - Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng việc Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày là cơ hội tốt, đủ để Việt Nam có thời gian đàm phán thương mại với nước này và làm rõ những vấn đề họ quan tâm.

Ông Chương cũng cho rằng việc này giúp Việt Nam có thời gian chuẩn bị giải pháp ứng phó với những thay đổi, đánh giá tác động thực sự của việc Mỹ áp thuế đối ứng với toàn thế giới.

Trong thông cáo phát đi cùng ngày, Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) cho rằng sự trì hoãn này là "cơ hội tạo dư địa cho hai Chính phủ tiếp tục đàm phán và xây dựng một khuôn khổ thương mại bền vững, đáp ứng lợi ích song phương".

"Đây cũng là bước đi cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam có thời gian chuẩn bị, thích ứng với mức thuế mới dự kiến", AmCham nhìn nhận.

Theo Hiệp hội này, đây là "khoảng đệm" cho phép doanh nghiệp hai nước điều chỉnh chuỗi cung ứng, xây dựng một lộ trình thương mại công bằng, cân bằng và dài hạn hơn.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long nhận xét việc Mỹ tạm hoãn thuế đối ứng trong 90 ngày có thể mang lại một "khoảng thở", nhưng không đảm bảo sự ổn định lâu dài.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần xây dựng cả kế hoạch ngắn hạn và dài hạn phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể, trong 3 tháng tới, cần linh hoạt, tăng tốc sản xuất và xuất khẩu, tận dụng thời gian miễn thuế để đẩy mạnh xuất khẩu hàng sang Mỹ, tối ưu hóa chi phí và doanh thu. Đàm phán với đối tác Mỹ ký kết thêm hợp đồng, chốt giá và cam kết giao hàng trong giai đoạn chưa bị áp thuế. Tối ưu logistics và chuỗi cung ứng, tận dụng giá cước vận tải hiện hành, chuẩn bị hàng hóa nhanh, linh hoạt hơn trong giao nhận. Điều quan trọng là cần đánh giá rủi ro chính sách, thành lập nhóm theo dõi tình hình đàm phán Mỹ - Trung hoặc Mỹ và các nước để kịp thời điều chỉnh chiến lược.

Về lâu dài, cần giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ bằng cách mở rộng sang thị trường EU, Đông Nam Á, Ấn Độ, Nhật Bản... Tái cấu trúc sản phẩm và định vị thương hiệu, tập trung phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, ít bị cạnh tranh về giá. Tăng cường năng lực nội tại bằng cách đầu tư vào công nghệ, tự động hóa, kiểm soát chất lượng và chuyển đổi số để tăng năng lực cạnh tranh toàn cầu. "Bài học từ thực tiễn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) và đa quốc gia đã và đang tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu để tránh "điểm nóng" về thuế. Doanh nghiệp Việt Nam nếu chỉ tập trung xuất khẩu thô sang Mỹ sẽ dễ bị tổn thương nếu có chính sách thuế mới hoặc hàng rào kỹ thuật", PGS.TS Ngô Trí Long nói.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long.
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long.

Từ Mỹ, GS Augustina Hà Tôn Vinh cho hay, việc tạm hoãn thuế quan lần này không phải vô thời hạn, mà đơn thuần là bước đi chiến lược để chuẩn bị cho những “nước cờ” tiếp theo.

Theo GS Vinh, 90 ngày cho các nước là "rất gấp gáp, rất khó khăn" vì phải giải quyết nhiều vấn đề đặt ra. Thế nên, doanh nghiệp và Chính phủ phải có những kịch bản, cam kết thực chất để củng cố lòng tin. Về phía Mỹ, chính đội ngũ cố vấn và cộng sự của Tổng thống Donald Trump cũng phải tận dụng thời gian 90 ngày để ổn định lại vấn đề, đánh giá phản ứng thị trường và quan sát các đối tác có những hành động, cam kết cụ thể nào. Trước mắt, giải quyết vấn đề cán cân thương mại bằng việc tăng nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa từ Mỹ, thay vì ưu tiên các thị trường khác; trong đó có dược phẩm, máy móc, nguyên phụ liệu hàng dệt may.

"Với doanh nghiệp lớn, máy móc thiết bị từ Mỹ thường có giá cao hơn nhiều thị trường khác, nên có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mua máy móc từ thị trường Mỹ. Tương tự, chi tiêu đầu tư công cho các dự án Chính phủ làm, nên cân nhắc sử dụng thiết bị, công nghệ của Mỹ. Nếu chúng ta thiết lập các vấn đề mua hàng Mỹ trong chi tiêu công, chi tiêu Chính phủ, đây cũng là dư địa cho thương mại hai nước. 90 ngày không dài, nhưng quyết tâm làm, chúng ta có thể thay đổi được tình thế", GS Hà Tôn Vinh nhấn mạnh.

Thủ tướng: Đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày Thủ tướng: Đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày
Giá cà phê quay đầu tăng sau tin Mỹ hoãn áp thuế Giá cà phê quay đầu tăng sau tin Mỹ hoãn áp thuế
Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với nhiều nước: Một sự thay đổi tích cực Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với nhiều nước: Một sự thay đổi tích cực
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với nhiều nước: Một sự thay đổi tích cực

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với nhiều nước: Một sự thay đổi tích cực

Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gây bất ngờ lớn khi thông báo tạm hoãn kế hoạch áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày đối với phần lớn các đối tác thương mại đồng thời giảm đáng kể mức thuế xuống 10% trong giai đoạn này.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bessent dự kiến kéo dài 45 phút, diễn ra tại trụ sở Bộ Tài chính Mỹ ở Washington vào lúc 20h GMT - tương ứng với 3h sáng ngày 10/4 theo giờ Việt Nam, theo Reuters.
Sầu riêng mất "ngôi vương" xuất khẩu, đâu là nguyên nhân?

Sầu riêng mất "ngôi vương" xuất khẩu, đâu là nguyên nhân?

Hai tháng đầu năm 2025, giá trị xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt gần 52,7 triệu USD, giảm tới 69% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là do các quy định kiểm soát chặt chẽ từ Trung Quốc và các thị trường xuất khẩu khác.
Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.
Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế suất 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 1/2025, cung cấp nhiều thông tin về việc chuẩn bị đàm phán với Mỹ khi nước này áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

"Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với mức 90% cũng như mức 46% phía Mỹ đưa ra. Cần làm rõ ngoài yếu tố thuế thì yếu tố gì, lý do gì để Mỹ đưa ra thuế đối ứng 46%, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp", đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex cho hay, với thị trường Mỹ, xuất khẩu cà phê tiêu không đáng lo ngại vì cà phê là mặt hàng thị trường Mỹ cần, nên sử dụng công cụ thuế ảnh hưởng cho người tiêu dùng Mỹ.
Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Vài giờ sau thông báo của Tổng thống Mỹ áp thuế nhập khẩu đối ứng, website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng đăng tải công thức tính.
Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Theo các chuyên gia, Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu sẽ thách thức các nhà sản xuất lẫn các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Đặc biệt, mức thuế đối với các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam lại thấp hơn chúng ta.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động