Thực hư chuyện ngành dừa nguy cơ thiếu nguyên liệu nghiêm trọng

Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam cảnh báo, ngành chế biến dừa đối mặt nguy cơ thiếu nguyên liệu nghiêm trọng khi nhiều nhà máy tại Bến Tre đã được đầu tư nhưng nguồn cung không đủ.
Phê duyệt cây dừa là cây công nghiệp chủ lực quốc gia: Nâng cao vị thế, tầm vóc ngành dừa Việt Nam Ngành dừa Việt Nam có thể thu thêm 300 triệu USD từ thị trường Trung Quốc Ngành dừa sẵn sàng chinh phục cột mốc tỷ đô
Thực hư chuyện ngành dừa nguy cơ thiếu nguyên liệu
Ngành chế biến dừa đối mặt nguy cơ thiếu nguyên liệu nghiêm trọng.

Tại diễn đàn "Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa" ở Bến Tre ngày 13/12, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam cảnh báo, ngành chế biến dừa đối mặt nguy cơ thiếu nguyên liệu nghiêm trọng khi nhiều nhà máy tại Bến Tre đã được đầu tư nhưng nguồn cung không đủ.

Theo bà Thanh, giá dừa trong nước từng xuống thấp kỷ lục, chỉ 1.000 đồng một quả, khiến nông dân nản lòng và e ngại với loại cây này. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp chế biến buộc phải hoạt động cầm chừng, với công suất chỉ đạt 10-15% do thiếu nguyên liệu.

Một vấn đề nghiêm trọng khác là tình trạng nhiều doanh nghiệp đặt cơ sở sơ chế tại Việt Nam nhưng lại xuất nguyên liệu sang các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, để chế biến sâu.

Chủ tịch Hiệp hội dừa Việt Nam cho rằng nguyên nhân xuất phát từ chính sách thuế xuất khẩu nguyên liệu dừa khô ở mức 0%, tạo lợi thế lớn cho xuất khẩu nguyên liệu thô nhưng gây thiệt hại nặng nề cho ngành chế biến trong nước. Bên cạnh đó, ngày 1/1/2025, Indonesia - một trong những nguồn cung cấp nguyên liệu dừa khô lớn nhất thế giới - sẽ áp thuế xuất khẩu lên tới 80% nhằm bảo vệ nguồn nguyên liệu nội địa, khiến nguồn cung từ nước này bị thu hẹp đáng kể.

Bà Thanh nhấn mạnh rằng nếu không điều chỉnh chính sách thuế và tạo hàng rào bảo vệ hợp lý, ngành dừa Việt Nam sẽ không chỉ mất đi sức cạnh tranh mà còn đối mặt nguy cơ suy thoái nghiêm trọng trong dài hạn.

Thực hư chuyện ngành dừa nguy cơ thiếu nguyên liệu
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam chia sẻ tại diễn đàn ở Bến Tre. Ảnh: Minh Đảm

Tuy nhiên, ông Trần Anh Tuấn nói khoảng chục năm trước, khi giá dừa tăng cao, các doanh nghiệp kêu ca về tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Thời điểm đó, để bảo vệ sản xuất trong nước, Việt Nam đã áp thuế xuất khẩu. Kết quả là giá dừa nội địa rớt thê thảm, chỉ còn 300 - 500 đồng/trái. Trong khi đó, dừa là cây lâu năm, việc chuyển đổi hay đầu tư phát triển gặp rất nhiều khó khăn; đời sống nông dân trồng dừa bị ảnh hưởng kéo dài. "Chỉ khoảng 1 năm nay, giá dừa tương đối tốt và thu nhập người trồng dừa mới khởi sắc. Nếu lại đánh thuế có thể sẽ xảy ra tác dụng ngược", ông Tuấn cảnh báo.

Tương tự, ông Huỳnh Quang Đức, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Bến Tre, nói câu chuyện thiếu dừa nguyên liệu để chế biến xuất khẩu "hơn một chục năm qua, doanh nghiệp lúc nào cũng kêu". "Tôi cũng đã nói ở các hội nghị và ngay tại hội nghị này cũng xin nhắc lại doanh nghiệp nào thiếu nguyên liệu cứ đến Sở NN-PTNT tìm tôi. Tôi sẽ giới thiệu vùng nguyên liệu cho các doanh nghiệp hợp tác để khai thác vùng nguyên liệu theo hợp đồng rõ ràng. Những số liệu về diện tích dừa ở Bến Tre cho thấy dư địa phát triển của ngành dừa còn rất lớn. Nếu áp thuế xuất khẩu thì khả năng giá dừa sẽ giảm và doanh nghiệp được hưởng lợi nhưng sẽ thiệt hại cho bà con nông dân. Lợi ích của doanh nghiệp và người nông dân phải được hài hòa", ông Đức thẳng thắn.

Dừa là một trong 6 loại cây trồng thuộc "Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030". Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, diện tích dừa khoảng 195.000 - 210.000 ha, trong đó vùng trồng dừa trọng điểm ĐBSCL khoảng 170.000 - 175.000 ha. Đồng thời, trên 30% diện tích dừa được sản xuất theo quy trình GAP, hoặc tương đương; diện tích dừa được cấp mã số vùng trồng khoảng 30%.

Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu dừa năm 2010 chỉ có 180 triệu USD. Những năm qua, ngành dừa phát triển mạnh mẽ và đạt kim ngạch hơn 900 triệu USD vào năm 2023, kỳ vọng vượt mốc 1 tỉ USD trong năm 2024.

Phê duyệt cây dừa là cây công nghiệp chủ lực quốc gia: Nâng cao vị thế, tầm vóc ngành dừa Việt Nam Phê duyệt cây dừa là cây công nghiệp chủ lực quốc gia: Nâng cao vị thế, tầm vóc ngành dừa Việt Nam
Ngành dừa Việt Nam có thể thu thêm 300 triệu USD từ thị trường Trung Quốc Ngành dừa Việt Nam có thể thu thêm 300 triệu USD từ thị trường Trung Quốc
Ngành dừa sẵn sàng chinh phục cột mốc tỷ đô Ngành dừa sẵn sàng chinh phục cột mốc tỷ đô
Phạm Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Diễn biến giá vàng tuần tới sẽ có bất ngờ

Diễn biến giá vàng tuần tới sẽ có bất ngờ

Đó là nhận định về xu hướng giá vàng tuần tới của Kitco. Trong khi giới phân tích bày tỏ sự khó đoán, giằng co về xu hướng của kim loại quý, thì các nhà đầu tư lại tỏ ra lạc quan.
22 lô đất trúng đấu giá tại quận Hà Đông chưa nộp tiền

22 lô đất trúng đấu giá tại quận Hà Đông chưa nộp tiền

Trong phiên đấu giá 27 thửa đất ở quận Hà Đông (Hà Nội), hiện đã có 5 thửa được khách hàng nộp 50% số tiền sử dụng đất đợt 1, 22 thửa đất còn lại chưa được khách hàng nộp tiền.
Giá xăng dầu được dự báo giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai

Giá xăng dầu được dự báo giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai

Trước diễn biến giảm của giá xăng dầu thế giới, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày mai được dự báo sẽ tiếp tục giảm nhẹ.
Rò rỉ cấu hình cơ bản của Samsung Galaxy S25 Ultra

Rò rỉ cấu hình cơ bản của Samsung Galaxy S25 Ultra

Galaxy S25 Ultra sẽ là chiếc điện thoại cao cấp tiếp theo của Samsung. Điện thoại dự kiến sẽ được ra mắt vào cuối tháng 1 với chip Snapdragon 8 Gen Elite mới nhất.
Vé Tết “căng như dây đàn”, 2 “ông lớn” hàng không tiếp tục bổ sung máy bay

Vé Tết “căng như dây đàn”, 2 “ông lớn” hàng không tiếp tục bổ sung máy bay

Giá vé máy bay trong dịp Tết Nguyên Đán 2025 đang trở thành một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều hành khách, đặc biệt là khi nhu cầu di chuyển tăng mạnh trong thời gian cao điểm.
Thị trường giỏ quà Tết: Hàng hóa thiết yếu, tiện lợi lên ngôi

Thị trường giỏ quà Tết: Hàng hóa thiết yếu, tiện lợi lên ngôi

Còn khoảng gần 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng thời điểm này, một số siêu thị, hệ thống bán lẻ trên toàn quốc đã bày bán giỏ quà tặng Tết các loại phục vụ nhu cầu thị trường. Các chuyên gia nhận định, Tết năm nay người tiêu dùng có xu hướng ưu chuộng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, tiện lợi và thiết thực.
VinFast VF 3 vượt mặt các đối thủ, giành giải "Ô tô của năm 2024”

VinFast VF 3 vượt mặt các đối thủ, giành giải "Ô tô của năm 2024”

VinFast VF 3 vừa đoạt giải nhất "Ô tô của năm 2024” của Car Awards 2024 - chương trình bình chọn ô tô chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam.
Từ 1/1/2025, giá vé máy bay nội địa cao nhất không vượt 4 triệu đồng/vé

Từ 1/1/2025, giá vé máy bay nội địa cao nhất không vượt 4 triệu đồng/vé

Từ ngày 1/1/2025, trần giá vé máy bay nội địa một chiều dao động trong khoảng 1,6 - 4 triệu đồng.
Có tới 86% người mua bất động sản để "lướt sóng" kiếm lời

Có tới 86% người mua bất động sản để "lướt sóng" kiếm lời

Thị trường bất động sản Việt Nam 30 năm qua có thể chia thành 5 giai đoạn chính: Khởi đầu (trước năm 2009), định hình (2009 – 2012), tăng trưởng (2013 – 2019), biến động (2020 – 2021) và thách thức (2022 – 2024).
Tỷ lệ đặt chỗ các chặng bay dịp Tết đang diễn biến ra sao?

Tỷ lệ đặt chỗ các chặng bay dịp Tết đang diễn biến ra sao?

Mặc dù còn gần 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025 nhưng nhiều chặng bay nội địa đã rơi vào tình trạng "cháy vé". Việc mua vé máy bay về quê trở thành thách thức không nhỏ đối với những người lao động xa quê.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động