Chuyển đổi số tạo đà cho nông sản vươn xa

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua nền tảng số đang trở thành hướng đi chiến lược tại nông thôn. Từ nông dân đến hợp tác xã và doanh nghiệp đều có thể tham gia vào chuỗi giá trị mới, mở ra nhiều cơ hội trong hành trình chuyển đổi số nông thôn.
Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng “về đích sớm” trong chuyển đổi số Chuyển đổi số ngân hàng: Nền tảng thúc đẩy thương hiệu tài chính thông minh Việt Nam Đưa OCOP lên sàn: Doanh nghiệp địa phương trước ngưỡng cửa chuyển đổi số

Đưa nông sản lên sàn là xu hướng tất yếu

Chuyển đổi số tạo đà cho nông sản vươn xa
Sản phẩm chè Shan tuyết truyền thống được người dân bán trên sàn thương mại điện tử đạt hiệu quả cao.
Trong vài năm trở lại đây, quá trình chuyển đổi số đã và đang len lỏi vào từng ngõ ngách của đời sống, đặc biệt là tại khu vực nông thôn – nơi từng được cho là chậm thay đổi. Không chỉ trong quản lý hành chính, mà chuyển đổi số còn mang lại những chuyển biến tích cực trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Việc số hóa chuỗi giá trị giúp rút ngắn quy trình, gia tăng lợi nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ ra ngoài phạm vi địa phương.

Theo Quyết định số 896/QĐ-BNN-VPĐP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2024, một trong các tiêu chí quan trọng của xã nông thôn mới giai đoạn 2021–2025 là ít nhất 10% sản phẩm chủ lực của xã được tiêu thụ qua các nền tảng thương mại điện tử. Đây không chỉ là yêu cầu về tiêu chí, mà còn là sự khẳng định hướng đi tất yếu trong xu thế số hóa nông nghiệp nông thôn.

Điển hình như tại Yên Thế (Bắc Giang), Hợp tác xã Nông nghiệp Quang Duy đã từng bước xây dựng mô hình sản xuất dầu lạc gắn với tiêu thụ trực tuyến. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, hơn 20.000 lít dầu lạc đã được tiêu thụ qua các nền tảng như Zalo, Facebook và các sàn thương mại điện tử. Ông Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Hợp tác xã cho biết, việc giảm khâu trung gian giúp sản phẩm đến trực tiếp tay người tiêu dùng, từ đó giá trị cũng tăng lên rõ rệt.

Tại Hà Giang, chị Lý Mùi Chiều – nông dân người dân tộc thiểu số ở xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì – đã nhanh nhạy áp dụng mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm chè Shan tuyết truyền thống. Dù ban đầu còn nhiều e ngại, nhưng sau một thời gian quay video, livestream và đăng tải lên Facebook, Zalo, TikTok, sản phẩm của chị đã tiếp cận được khách hàng ở khắp các tỉnh, thành phố, đem lại doanh thu tăng rõ rệt. Nhận thấy hiệu quả, nhiều bà con trong xã cũng học theo cách làm này và đạt kết quả tích cực.

Không chỉ dừng lại ở nỗ lực cá nhân, chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản còn được tiếp sức bởi sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân. Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Nhiên Việt – đơn vị sản xuất các loại bột rau nhiệt đới đạt chứng nhận OCOP 4 sao – đang đẩy mạnh bán hàng qua nền tảng TikTok Shop. Bà Nguyễn Ngọc Hương, Phó Giám đốc công ty cho biết, kênh bán hàng này mang lại doanh số khả quan, song cũng đòi hỏi sự chuẩn hóa cao về giấy tờ, quy trình sản xuất và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nền tảng số mở rộng đầu ra và nâng cao năng lực cạnh tranh

Không chỉ có nông dân, nhiều doanh nghiệp cũng đã tích cực đồng hành, hỗ trợ bà con trong việc đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.
Không chỉ có nông dân, nhiều doanh nghiệp cũng đã tích cực đồng hành, hỗ trợ bà con trong việc đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.

Tại Sơn La, cách làm bài bản trong tiêu thụ nông sản trực tuyến cũng đang phát huy hiệu quả. Công ty TNHH Thành Cương phối hợp cùng Sendo Farm tổ chức các buổi livestream giúp nông dân tiêu thụ nông sản an toàn. Trong một sự kiện gần đây, thông qua livestream bán bắp cải cho Hợp tác xã Nông sản Sơn La (xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn), Sendo Farm đã giúp tiêu thụ 5 tấn bắp cải với giá 39.900 đồng/2-2,5 kg, giao tận tay người tiêu dùng.

Không chỉ giải quyết đầu ra, các chương trình kết nối tiêu thụ trực tuyến còn giúp nông dân nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế số. Việc làm quen với các công cụ kỹ thuật số, hiểu về cách tiếp thị sản phẩm qua mạng, cách tạo dựng thương hiệu cá nhân... đều là những kỹ năng thiết yếu trong môi trường thương mại hiện đại.

Tuy vậy, để mô hình đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử phát triển bền vững, cần có sự chung tay từ nhiều phía. Từ vai trò kiến tạo chính sách của chính quyền, đến sự hỗ trợ đồng hành từ doanh nghiệp và sự chủ động của nông dân. Trong đó, công tác đào tạo kỹ năng số cho người dân nông thôn được xem là yếu tố then chốt.

Theo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, mục tiêu đến năm 2025 là từ 35–40% hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận được chuyển đổi số và tăng cường bán hàng trên nền tảng số. Để đạt được mục tiêu này, hàng loạt chương trình tập huấn bán hàng trực tuyến, xây dựng gian hàng số và tổ chức hội chợ ảo đang được triển khai rộng rãi tại các địa phương.

Kết quả bước đầu từ các tỉnh như Bắc Giang, Hà Giang hay Sơn La cho thấy, khi nông dân nhận được hỗ trợ đúng lúc, họ hoàn toàn có khả năng thích nghi với môi trường số. Đặc biệt, sự đồng hành của doanh nghiệp trong việc hướng dẫn, tổ chức kết nối và tiêu thụ sản phẩm giúp gia tăng giá trị sản phẩm, tạo ra việc làm mới, cải thiện thu nhập và thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển theo hướng bền vững.

Thương mại điện tử – Cơ hội mới cho hàng Việt truyền thống Thương mại điện tử – Cơ hội mới cho hàng Việt truyền thống
Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng “về đích sớm” trong chuyển đổi số Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng “về đích sớm” trong chuyển đổi số
Chuyển đổi số ngân hàng: Nền tảng thúc đẩy thương hiệu tài chính thông minh Việt Nam Chuyển đổi số ngân hàng: Nền tảng thúc đẩy thương hiệu tài chính thông minh Việt Nam
Đưa OCOP lên sàn: Doanh nghiệp địa phương trước ngưỡng cửa chuyển đổi số Đưa OCOP lên sàn: Doanh nghiệp địa phương trước ngưỡng cửa chuyển đổi số
Kinh tế nông thôn Hà Nội bứt tốc nhờ chính sách đòn bẩy Kinh tế nông thôn Hà Nội bứt tốc nhờ chính sách đòn bẩy
Nâng tầm hàng Việt trong hội nhập kinh tế sâu rộng Nâng tầm hàng Việt trong hội nhập kinh tế sâu rộng
Thanh An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thị trường bất động sản chờ “phanh”: Thuế 20% lãi chuyển nhượng có đủ sức hạ nhiệt?

Thị trường bất động sản chờ “phanh”: Thuế 20% lãi chuyển nhượng có đủ sức hạ nhiệt?

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, trong đó đề xuất mức thuế 20% đối với phần lãi từ chuyển nhượng bất động sản. Trong khi kỳ vọng chính sách sẽ giúp kìm hãm đà tăng giá nhà, nhiều ý kiến lo ngại người mua thực sẽ là bên gánh chịu chi phí cuối cùng, còn thị trường khó có khả năng giảm nhiệt nếu không xử lý tận gốc tình trạng đầu cơ, bỏ hoang bất động sản.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu Việt Nam

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu Việt Nam

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội lớn để hàng Việt vươn ra thị trường quốc tế, từ việc tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu đến nâng cao năng lực cạnh tranh. Với các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam 2025 sắp tới, doanh nghiệp Việt được kỳ vọng sẽ tận dụng “bệ phóng số” để tăng trưởng xuất khẩu bền vững.
Thị trường sản xuất công nghiệp nóng trở lại, doanh nghiệp tăng tốc đón đơn hàng cuối năm

Thị trường sản xuất công nghiệp nóng trở lại, doanh nghiệp tăng tốc đón đơn hàng cuối năm

Thị trường sản xuất công nghiệp đang sôi động trở lại với chỉ số IIP 6 tháng đầu năm 2025 tăng 9,2% - mức cao nhất kể từ 2020. Các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, thép, điện tử… ghi nhận mức tăng trưởng tích cực khi nhu cầu tiêu dùng toàn cầu hồi phục. Doanh nghiệp tranh thủ tăng tốc sản xuất để đón sóng đơn hàng cuối năm, trong khi các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đang tiếp thêm dư địa tăng trưởng cho toàn ngành công nghiệp.
Thị trường gạo thế giới và Việt Nam tháng 6/2025: Giá giảm sâu, áp lực nguồn cung chưa dứt

Thị trường gạo thế giới và Việt Nam tháng 6/2025: Giá giảm sâu, áp lực nguồn cung chưa dứt

Nguồn cung dồi dào trên toàn cầu khiến giá gạo thế giới tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 6/2025, kéo theo mặt bằng giá tại Việt Nam cũng biến động trái chiều. Xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn tăng trưởng về lượng nhưng kim ngạch lại sụt giảm mạnh do giá xuất khẩu lao dốc.
Người Việt mua gần 5 xe máy mỗi phút: Thị trường tăng tốc trong xu hướng xanh hóa giao thông

Người Việt mua gần 5 xe máy mỗi phút: Thị trường tăng tốc trong xu hướng xanh hóa giao thông

Trong bối cảnh cả nước từng bước hướng tới giao thông xanh và phát triển bền vững, thị trường xe máy Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025, với hơn 1,28 triệu xe được tiêu thụ – trung bình gần 5 xe mỗi phút.
Giá vàng bứt tốc mạnh tuần qua: chuyên gia dự báo xu hướng nào cho tuần tới?

Giá vàng bứt tốc mạnh tuần qua: chuyên gia dự báo xu hướng nào cho tuần tới?

Giá vàng trong nước tuần qua ghi nhận đà tăng mạnh nhất kể từ đầu năm, với vàng SJC bật lên mốc 121,5 triệu đồng/lượng. Chuyên gia nhận định tuần tới, thị trường vàng sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ biến động kinh tế toàn cầu, đặc biệt là chính sách thuế quan Mỹ và xu hướng đồng USD. Vàng sẽ tiếp tục bứt phá hay điều chỉnh tích lũy?
Tiêu thụ điện phá kỷ lục giữa nắng nóng, NSMO kêu gọi tiết kiệm điện

Tiêu thụ điện phá kỷ lục giữa nắng nóng, NSMO kêu gọi tiết kiệm điện

Giữa đợt nắng nóng gay gắt kéo dài, sản lượng và công suất tiêu thụ điện toàn quốc liên tục phá kỷ lục trong tháng 6 và 7/2025. Trước áp lực lớn lên hệ thống điện quốc gia, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO) khuyến cáo người dân, doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm, chủ động điều chỉnh phụ tải để bảo đảm an toàn, ổn định vận hành hệ thống, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm nắng nóng và mưa bão.
Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Kỳ họp lần thứ năm Tiểu ban Hỗn hợp Thương mại Việt Nam - Pakistan vừa diễn ra tại Hà Nội đã đạt nhiều kết quả thiết thực, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Hai bên thống nhất thúc đẩy đàm phán Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi (PTA), mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt như dệt may, thủy sản, thương mại Halal, đồng thời hướng tới mục tiêu kim ngạch 10 tỷ USD trong tương lai gần.
Thủ đoạn mới của buôn lậu công nghệ cao: Kho ảo TikTok, hàng thật từ Trung Quốc

Thủ đoạn mới của buôn lậu công nghệ cao: Kho ảo TikTok, hàng thật từ Trung Quốc

Lực lượng quản lý thị trường vừa triệt phá một kho hàng tại TP. Móng Cái (Quảng Ninh) do người Trung Quốc vận hành, chuyên trung chuyển đơn hàng đặt từ trang 1688.com và phân phối qua TikTok. Hệ thống kho được điều hành bằng phần mềm tiếng Trung, với tổng giá trị giao dịch lên tới 43 tỷ đồng chỉ sau 5 tháng hoạt động.
Nam Phi không áp thuế tự vệ với thép Việt: Ghi nhận vị thế xuất khẩu bền vững

Nam Phi không áp thuế tự vệ với thép Việt: Ghi nhận vị thế xuất khẩu bền vững

Ủy ban Quản lý Thương mại quốc tế Nam Phi (ITAC) vừa ban hành thông báo áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu vào khối SACU. Tuy nhiên, Việt Nam được loại trừ khỏi biện pháp này do có thị phần dưới 3%, mở ra cơ hội duy trì xuất khẩu ổn định sang khu vực Nam Phi.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
partner-vingroup
partner-shb
partner-hdbank
partner-bivaco
partner-tan-hoang-minh-group
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động