Quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu dưới góc nhìn pháp lý và thực tiễn

Để tránh các tranh chấp đáng tiếc, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là điều cực kỳ quan trọng, doanh nghiệp cần phải làm sớm để tránh những rủi ro về pháp lý cũng như ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngày 19/07/2022, tại TP. HCM, trong buổi toạ đàm về Tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu dưới góc nhìn của pháp lý và thực tiễn, Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn - Trưởng VP Luật sư Phạm & Liên danh, ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Le Group of Companies, Thạc sĩ David Tân Nguyễn - Chủ tịch BrainGroup kiêm Giám đốc Chiến lược BrainMark Vietnam đã trao đổi với nhau, chia sẻ những kinh nghiệm, những góc nhìn, những câu chuyện đầy tâm huyết, làm thế nào để xây dựng thương hiệu, đăng ký sở hữu trí tuệ và làm chiến lược thương hiệu, vì sự phát triển bền vững của những thương hiệu Việt.

Quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu dưới góc nhìn pháp lý và thực tiễn
Các diễn giả chia sẻ thông tin tại buổi tọa đàm liên quan đến thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Việt ngày càng quan tâm đến hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng. Đặc biệt, vấn đề xây dựng thương hiệu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc định danh doanh nghiệp trên thị trường cũng như hoạt động mở rộng thị phần của doanh nghiệp. Vì thế, Toạ đàm đã mang đến những thông tin thực tế và bổ ích cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Tại buổi toạ đàm, các diễn giả đã tập trung thảo luận các vấn đề mà nhiều doanh nghiệp còn lúng túng khi đụng đến quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp mình như: thông tin pháp luật về nhãn hiệu/quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và quốc tế; Quy trình, thời gian cấp quyền theo Luật sở hữu trí tuệ; Các nguy cơ có thể xảy ra tranh chấp, khiếu kiện nhãn hiệu; Hiện trạng tranh chấp pháp lý giữa các doanh nghiệp liên quan đến nhãn hiệu/quyền sở hữu trí tuệ; Thông tin về các trường hợp cụ thể đã, đang có nguy cơ xảy ra tranh chấp; Thảo luận về trường hợp sử dụng 1 danh từ/cụm danh từ/từ chung tiếng Anh/và tiếng Việt/danh từ không được bảo hộ riêng…

Chia sẻ tại tọa đàm, Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn - Trưởng VP Luật sư Phạm & Liên danh chỉ rõ một số những quan điểm chưa phù hợp của doanh nghiệp hiện nay như: “Trong kinh doanh, doanh nghiệp hay dùng nhãn hiệu và thương hiệu để chỉ sản phẩm, nhưng trong văn bản quy phạm pháp luật dùng từ “nhãn hiệu” chứ không dùng thuật ngữ thương hiệu. Tại Việt Nam, hiện khá phổ biến tình trạng các doanh nghiệp còn chủ quan trong việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu/ thương hiệu của mình. Nhiều doanh nghiệp cứ nghĩ đã “khai sinh” ra thương hiệu và cứ tiến hành quảng bá, thậm chí có những doanh nghiệp còn không quan tâm đăng ký, dẫn tới trường hợp doanh nghiệp khác đã đăng ký, đến khi có tranh chấp, nhờ luật sư kiện, không những khó “giải oan” được mà còn mất uy tín, ảnh hưởng tới kinh doanh”.

Quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu dưới góc nhìn pháp lý và thực tiễn
Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn chia sẻ về Quyền sở hữu thương hiệu đối với doanh nghiệp

Bên cạnh đó, theo Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn, doanh nghiệp khi tạo ra thương hiệu cần lưu ý: “Thứ nhất tập hợp từ 1-2 chữ cái khi ghép lại không có khả năng phát âm (ví dụ T, Z) - thì pháp luật không cho bảo hộ. Nếu được bảo hộ thì vẫn được bảo hộ là: “nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể, không bảo hộ riêng T, Z”. Như vậy sau này ai cứ sử dụng riêng T, Z thì như vậy sẽ ảnh hưởng cho doanh nghiệp. Trường hợp thứ hai, sử dụng thuật ngữ mang tính mô tả sản phẩm hoặc tên thông thường của sản phẩm. Ví dụ tên một địa danh như “Sài Gòn” sẽ không bảo hộ riêng. Hay với từ “true milk” - hoàn toàn là mô tả sản phẩm và Cục Sở hữu trí tuệ không bảo hộ từ này, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng được đăng ký có quyền gắn vào đó từ “true milk” vào sản phẩm”.

Quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu dưới góc nhìn pháp lý và thực tiễn
Theo các diễn giả, từ “true milk” hoàn toàn là mô tả sản phẩm và Cục Sở hữu trí tuệ không bảo hộ từ này, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng được đăng ký có quyền gắn từ “true milk” vào sản phẩm (ảnh minh họa)

Chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu và bảo vệ nhãn hiệu từ công ty mình, ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Le Group of Companies cho biết: “Nhãn hiệu “Đẹp” là một danh từ chung, nên nhãn hiệu Tạp chí Đẹp nổi tiếng của bên ông không được bảo hộ từ “Đẹp” như là tên riêng độc quyền. Tuy nhiên công ty ông đã dùng sự sáng tạo để xây dựng rất nhiều giá trị cho thương hiệu đó từ cách thể hiện đến nội dung nên sản phẩm đã in sâu vào tâm trí của người tiêu dùng và không bị nhầm lẫn với những cái tên na ná như Đẹp Fashion … Đây là cách chúng tôi “tự bảo hộ” tốt nhất cho danh từ chung khó được bảo hộ như Đẹp” – ông Vinh khẳng định.

Liên quan đến câu chuyện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về vi phạm sở hữu trí tuệ, Luật sư Toàn cho biết: “Hiện nay các cơ quan như quản lý thị trường, tòa án thường nhờ các tổ chức liên quan giám định hàng hóa xem có vi phạm hay không. Chẳng hạn một vụ án về sức khoẻ thì tổ chức về y tế sẽ giám định sức khoẻ nhưng tổ chức giám định không có quyền kết luận đúng, sai mà phải là cơ quan có thẩm quyền. Hay như Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ hiện nay đang làm thay cơ quan quản lý nhà nước và toà án kết luận đơn vị nào đó có vi phạm hay không? Cái này là không phù hợp và trên thế giới không có tổ chức nào như vậy cả. Còn các cơ quan quản lý nhà nước nếu thấy vi phạm không rõ ràng thì cần khuyến cáo doanh nghiệp gửi văn bản lên Cục Sở hữu trí tuệ để có hướng dẫn cụ thể, hoặc đưa nhau ra toà để rõ ràng chặt chẽ hơn về mặt pháp lý. Vì cơ quan quản lý nhà nước chỉ có quyền xử lý hành chính khi nhãn hiệu có lỗi với xã hội và người tiêu dùng” - Luật sư Toàn nhấn mạnh.

Cũng liên quan đến vấn đề xử phạt của các cơ quan chức năng trong trường hợp chưa rõ ràng về vi phạm của doanh nghiệp, cũng như cơ quan nào đủ thẩm quyền ra quyết định xử phạt, thạc sĩ David Tân Nguyễn - Chủ tịch BrainGroup, Giám đốc Chiến lược BrainMark Vietnam nhận xét: “Việc xử phạt không rõ ràng gây hệ luỵ rất lớn cho doanh nghiệp, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng là họ không nhận biết được sản phẩm có thực sự bị vi phạm hay không? Cơ quan nào mới đủ thẩm quyền? Nếu người tiêu dùng hiểu doanh nghiệp thì câu chuyện sẽ khác nhưng có người lại tin vào thông tin không chính thức thì bao nhiêu nỗ lực trong quá khứ của doanh nghiệp sẽ mất đi khi người tiêu dùng quay lưng. Doanh nghiệp sẽ thiệt hại rất lớn, mất thi trường, sản phẩm còn nhưng xây lại thương hiệu sẽ mất thời gian và khó hơn, tốn kém hơn. Vì vậy, khi đã làm rõ câu chuyện có vi phạm hay không? Nếu doanh nghiệp không vi phạm thì phải quay lại vấn đề ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp”.

Theo các diễn giả tham gia tọa đàm, thương hiệu/ nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ. Cùng với sáng chế, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, thương hiệu chính là đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ bởi pháp luật. Trên thực tế, thương hiệu/nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng, quyết định đến thành bại của doanh nghiệp. Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường, bất kể thành phần kinh tế nào. Điều này được quy định trong Luật Sở hữu Trí tuệ, và các quy định khác của Việt Nam, cũng như quốc tế.

Từ đó, các diễn giả khuyến cáo: để tránh các tranh chấp đáng tiếc, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là điều cực kỳ quan trọng, và doanh nghiệp cần phải làm sớm để tránh những rủi ro về pháp lý cũng như ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn, doanh nghiệp khi tạo ra thương hiệu cần lưu ý: “Thứ nhất tập hợp từ 1-2 chữ cái khi ghép lại không có khả năng phát âm (ví dụ T, Z) - thì pháp luật không cho bảo hộ. Nếu được bảo hộ thì vẫn được bảo hộ là: “nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể, không bảo hộ riêng T, Z”. Như vậy sau này ai cứ sử dụng riêng T, Z thì như vậy sẽ ảnh hưởng cho doanh nghiệp. Trường hợp thứ hai, sử dụng thuật ngữ mang tính mô tả sản phẩm hoặc tên thông thường của sản phẩm. Ví dụ tên một địa danh như “Sài Gòn” sẽ không bảo hộ riêng. Hay với từ “true milk” - hoàn toàn là mô tả sản phẩm và Cục Sở hữu trí tuệ không bảo hộ từ này, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng được đăng ký có quyền gắn vào đó từ “true milk” vào sản phẩm”.

“Tôi chỉ có lời khuyên ngắn gọn: Đụng đến pháp luật là khó rồi, ví dụ bảo hộ thương hiệu không chỉ áp dụng pháp luật nhãn hiệu hàng hóa đâu mà trên thế giới bảo vệ pháp luật hàng hóa, sau đó là chống cạnh tranh không lành mạnh, sau nữa là bảo vệ quyền tác giả”, Luật sư Khánh Toàn cho biết thêm.

Trọng Vũ

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tháng 8/2023, xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam đạt gần 140 triệu USD

Tháng 8/2023, xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam đạt gần 140 triệu USD

Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 139,6 triệu USD, tăng 7,7% so với tháng 7/2023 và tăng 38,4% so với tháng 8/2022.
Du xuân miền Nam: Tây Ninh, Phú Quốc chiếm vị trí tốp đầu

Du xuân miền Nam: Tây Ninh, Phú Quốc chiếm vị trí tốp đầu

uân này, dù muốn lên núi hay xuống biển thì phương Nam nắng ấm cũng đã sẵn sàng để du khách phương xa phải “đắm say” với loạt điểm đến hấp dẫn, đa dạng trải nghiệm cho mọi nhu cầu du xuân. Trong số đó, Tây Ninh, Phú Quốc đang nắm giữ vị trí tốp đầu, với vô vàn điều bất ngờ lớn.
Đến Phú Quốc Tết Nguyên đán, đây là 5 khu nghỉ dưỡng đáng để trải nghiệm

Đến Phú Quốc Tết Nguyên đán, đây là 5 khu nghỉ dưỡng đáng để trải nghiệm

Tết Nguyên đán là thời điểm đẹp nhất trong năm của Phú Quốc. Những ngày này, đảo Ngọc không chỉ có “thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới”, mà nơi đây còn có không ít khu nghỉ dưỡng đẳng cấp đủ làm nên một chuyến du xuân thật “wow”.
Chancos Việt Nam khai trương cửa hàng mới tại TP. Vinh

Chancos Việt Nam khai trương cửa hàng mới tại TP. Vinh

Ngày 11/01/2023, Chancos Vinh chính thức ra mắt giới mộ điệu thời trang tại số 186 Phố Nguyễn Văn Cừ, Khối Trường Phúc, Phường Hưng Phúc, TP. Vinh.
BRVT: Công ty Lan Anh vinh dự đón nhận Huân chương Lao động cao quý

BRVT: Công ty Lan Anh vinh dự đón nhận Huân chương Lao động cao quý

Nhằm ghi nhận những đóng góp thiết thực và quý báu của tập thể Công ty TNHH Lan Anh trong công tác phát triển kinh tế nông thôn tỉnh BR-VT, công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng ba đối với tập thể Công ty và Huân chương lao động hạng nhì cho bà Nguyễn Nam Phương Chủ tịch HĐTV Công ty.
Không gian sống hiện đại đáp ứng “khẩu vị” của người trẻ Quy Nhơn

Không gian sống hiện đại đáp ứng “khẩu vị” của người trẻ Quy Nhơn

Căn hộ 9X Quy Nhơn được thiết kế theo phong cách hiện đại cùng hệ sinh thái tiện ích đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trẻ.
Lumina Grand Square khấy động thị trường Tây Nam Sài Gòn

Lumina Grand Square khấy động thị trường Tây Nam Sài Gòn

Không chỉ sở hữu lợi thế tiếp giáp TP.HCM và nằm trong khu đô thị hiện hữu có tốc độ phát triển bậc nhất Cần Giuộc (Long An), Lumina Grand Square còn là điểm sáng an cư và đầu tư tại thị trường Tây Nam TP.HCM nhờ chính sách vượt trội, hệ tiện ích nội khu đa dạng và môi trường sống lý tưởng.
Độc đáo mô hình chăn nuôi gà "thả lồng tự do" tại V.Food

Độc đáo mô hình chăn nuôi gà "thả lồng tự do" tại V.Food

6.000 con gà của Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt (Vfood) được nuôi theo phương thức lồng tự do, tuân thủ quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng nhân đạo của HAFC.
Vịt bầu Quỳ đặc sản sống trong môi trường khắc nghiệt giá nửa triệu/cặp giống

Vịt bầu Quỳ đặc sản sống trong môi trường khắc nghiệt giá nửa triệu/cặp giống

Với những người dân ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) giống vịt bầu Quỳ là con đặc sản có từ lâu đời. Vịt bầu Quỳ mình to, cổ ngắn có sức chống chịu bệnh cao, thích ứng với thời tiết khí hậu cả nóng, lạnh. Chất lượng thịt rất thơm ngon vì được nuôi thả rông. Với những giá trị đặc biệt như vậy, nhưng có một thời, những con vịt bầu Quỳ đối mặt với tuyệt chủng, người nuôi phải bỏ ra tới nửa triệu đồng để mua cặp vịt bố mẹ giống.
Giám đốc công ty hàng hải đi trồng lúa rươi, tham vọng tạo dựng thương hiệu gạo Việt

Giám đốc công ty hàng hải đi trồng lúa rươi, tham vọng tạo dựng thương hiệu gạo Việt

Là giám đốc doanh nghiệp hàng hải ở Hải Phòng, anh Trần Văn Trung đến với nghề trồng lúa rươi như một cơ duyên. Trong những tháng ngày lênh đênh trên chuyến tàu viễn dương, chứng kiến những bao gạo của nông dân Việt bao vất vả tạo dựng mà vẫn vô danh, anh đã nung nấu ý tưởng xây dựng một thương hiệu gạo Việt đặc sản đẳng cấp.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động