Nghiên cứu Báo cáo APCI, tiếp tục đơn giản hóa, cắt giảm thực chất thủ tục hành chính

Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố nghiên cứu các chỉ số liên quan và khuyến nghị tại Báo cáo Chỉ số đánh giá và Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI) năm 2021 để tiếp tục đơn giản hóa, cắt giảm thực chất thủ tục hành chính.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cải cách hành chính “đã nói phải làm”, không "nghe xong để đấy" Bộ Nội vụ rà soát 8 nhóm thủ tục hành chính để đề xuất đơn giản hóa Triển khai nghiêm túc, hiệu quả việc tiếp nhận, giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa
Nghiên cứu Báo cáo APCI, tiếp tục đơn giản hóa, cắt giảm thực chất thủ tục hành chính.
Nghiên cứu Báo cáo APCI, tiếp tục đơn giản hóa, cắt giảm thực chất thủ tục hành chính.

Công văn 3318/VPCP-KSTT ngày 30/5/2022 nêu rõ, xét Báo cáo Chỉ số đánh giá và Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI) năm 2021 của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến chỉ đạo như sau:

Các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc nghiên cứu các chỉ số liên quan và khuyến nghị tại Báo cáo APCI 2021 để tiếp tục đơn giản hóa, cắt giảm thực chất thủ tục hành chính, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý, thẩm quyền giải quyết của bộ, ngành, địa phương mình.

Báo cáo Chỉ số đánh giá và Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI) năm 2021 là báo cáo thứ tư thường niên của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ trong khuôn khổ của Đề án xây dựng và công bố Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính (Đề án 383) và theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ ngày 1/1/2021 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.

Báo cáo APCI 2021 ghi nhận ý kiến trải nghiệm của các doanh nghiệp về quá trình giải quyết thủ tục hành chính bởi các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương trong năm 2021. Khác với những chỉ số đánh giá hoạt động cải cách khác, APCI được thiết kế với kỳ vọng đo lường gánh nặng chi phí thực tế về tuân thủ thủ tục hành chính và tính sáng tạo, tính chủ động và trách nhiệm giải trình của các cơ quan trong bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.

Với phương pháp đánh giá dựa trên mô hình chi phí chuẩn (Standard Cost Model - SCM) và được xây dựng dựa trên kết quả khảo sát doanh nghiệp tại 63 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, ngay từ năm 2018 khi được công bố lần đầu tiên, APCI thường niên đã được coi là chỉ dấu quan trọng, phản ánh khách quan mức độ cải cách quy định, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh cũng như quá trình thực thi chính sách, pháp luật thông qua việc phân tích bức tranh chân thực và sinh động về chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả để thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thông qua các số liệu và thông tin thực tế, APCI phản ánh khách quan mức độ cải cách, cải thiện các thủ tục hành chính, quy định của pháp luật về môi trường kinh doanh cũng như quá trình thực thi pháp luật, chính sách của của bộ, ngành, địa phương.

Kết quả APCI 2021 tiếp tục ghi nhận các nỗ lực của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính trong 9 nhóm được khảo sát tốt hơn các năm trước (2018, 2019 và 2020). APCI 2021 tiến hành khảo sát trên cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2020 và 3 tháng đầu năm 2021.

Do đó, phần lớn các thông tin có trong APCI 2021 sẽ là những thông tin ở giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát chưa mạnh và không phải là thông tin cá biệt của tình trạng dịch bệnh COVID-19 "chưa có tiền lệ" này. Nhận định này cũng phù hợp với thông tin kết quả xử lý hồ sơ thủ tục hành chính có trên Cổng Dịch vụ công quốc gia vào giai đoạn khảo sát. Những thông tin, phản ánh của APCI 2021 hoàn toàn có giá trị để đánh giá chất lượng thực hiện thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trong điều kiện bình thường hoặc trong điều kiện "khởi đầu mới" khi dịch bệnh đã được kiểm soát.

Điểm chi phí tuân thủ so sánh của cả nước ở APCI 2021 có xu hướng tốt hơn so với điểm chi phí tuân thủ ở APCI 2020 (75,9/100 so với 74,1/100). Số liệu này cho thấy nỗ lực cải cách của Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương trong việc cải cách quy trình làm việc, thủ tục hành chính và phương pháp giao tiếp với công dân, doanh nghiệp... để có thể giảm được chi phí tuân thủ.

Nói cách khác, chi phí tuân thủ nói chung đang tiếp tục được cải thiện. Kết quả này ghi nhận công tác cải cách hành chính và quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh đang được vận hành đúng hướng. Cải cách thủ tục thành chính và cắt giảm chi phí tuân thủ cần tiếp tục được coi là một nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 và thời gian tới của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng năm 2023 đạt gần 3,15 triệu tấn, tương đương gần 1,11 tỷ USD, tăng 9,2% về khối lượng, tăng 1,5% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

8 tháng năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt gần 5,79 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu trên 5,81 triệu tấn gạo, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 12 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với tháng 7/2023.
Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bộ Công Thương đã có Thông báo số 78/TB-PVTM về việc ban hành bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động