Nông sản Việt nâng giá trị nhờ truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ số
Truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ cho phép kiểm soát toàn bộ hành trình của sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào đến khâu phân phối cuối cùng. Thông qua mã QR, RFID, blockchain hay phần mềm truy xuất dữ liệu điện tử, người tiêu dùng chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể kiểm tra được nguồn gốc, nhà sản xuất, ngày sản xuất, điều kiện vận chuyển và nhiều thông tin quan trọng khác của sản phẩm.
Nhờ vậy, các sản phẩm chính hãng dễ dàng khẳng định được giá trị, trong khi các sản phẩm giả mạo bị loại khỏi thị trường vì không thể cung cấp thông tin minh bạch. Đây là rào cản mạnh mẽ ngăn chặn sự tồn tại của hàng giả và hàng nhái vốn dựa vào sự thiếu thông tin để đánh lừa người tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp, việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc không chỉ giúp quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả mà còn là công cụ bảo vệ thương hiệu trước sự xâm nhập của hàng giả mạo. Khi sản phẩm được gắn mã truy xuất, bất kỳ sự xâm nhập nào vào chuỗi cung ứng cũng dễ dàng bị phát hiện. Việc này giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng, nâng cao uy tín và tạo niềm tin với người tiêu dùng.
![]() |
Ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa giúp nâng cao tính minh bạch, bảo vệ người tiêu dùng và chống lại các hành vi gian lận thương mại. (Ảnh minh họa) |
Điển hình như Nghị định số 57/2018/NĐ-CP… khuyến khích đầu tư nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, doanh nghiệp áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thông qua các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ; hay Nghị định số 98/2018/NĐ-CP hỗ trợ phát triển liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, thúc đẩy các mô hình đảm bảo minh bạch nguồn gốc và gia tăng giá trị nông sản Việt... Những văn bản pháp quy này củng cố hành lang pháp lý, tạo đòn bẩy chiến lược giúp nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng xanh, sạch, minh bạch, bền vững và hội nhập sâu rộng với thị trường toàn cầu.
Thực hiện những chính sách từ Chính phủ, vừa qua, UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá trên địa bàn thành phố, nhằm chuẩn hoá phương thức thực hiện truy xuất nguồn gốc, áp dụng một cách nhất quán trên toàn địa bàn.
Qua đó, thành phố xây dựng các tài liệu hướng dẫn về mô hình thực hiện truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc trên địa bàn thành phố và sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhằm chuẩn hóa phương thức thực hiện truy xuất nguồn gốc, áp dụng một cách nhất quán trên địa bàn. Đặc biệt là hoạt động liên kết với các tỉnh, thành trong việc kết nối tiêu thụ nông sản, thuỷ sản và thực phẩm đã thực hiện truy xuất nguồn gốc.
Theo Hội Nông dân TP. Hồ Chí Minh, chuyển đổi số cũng đã mở ra những cơ hội lớn cho hội viên, nông dân như giúp tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp; tiết kiệm chi phí trong sản xuất nông nghiệp bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên; tiếp cận thị trường mới; quản lý rủi ro tốt hơn; nâng cao kiến thức và kỹ năng và kết nối hữu hiệu với khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị thực phẩm nông sản và truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận của những doanh nghiệp, nhất là những hộ nông dân trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, cần được hỗ trợ cả về tài lực và công nghệ.
Để khắc phục tình trạng này, trước tiên các bộ, ngành cần phổ biến tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật và tài liệu để hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đơn vị cung cấp dịch vụ giải pháp trong việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc. Cùng với đó, hướng dẫn các doanh nghiệp, chủ trang trại, cơ sở sản xuất thực hiện đúng quy trình và dán nhãn cho hàng hóa trước khi đưa ra thị trường.
Hiện nay, khi doanh nghiệp sử dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc sẽ được cung cấp mã tem điện tử dạng QR Code (mã xác thực hàng hóa) và tem in điện tử, sau đó dán lên sản phẩm, hàng hóa. Người tiêu dùng tải ứng dụng truy xuất nguồn gốc hoặc sử dụng các ứng dụng zalo, viber… là có thể quét được mã tem trên sản phẩm, giúp dễ dàng tra cứu thông tin về sản phẩm qua điện thoại thông minh.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Gạo phát thải thấp: Chìa khóa nâng tầm nông nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ “nút thắt” cho ngành cà phê và cá ngừ

Việt Nam – Senegal thúc đẩy hợp tác thương mại chiến lược, lấy gạo làm điểm tựa

Chủ động bình ổn thị trường mùa mưa bão: Xử lý nghiêm đầu cơ, găm hàng, tăng giá

Bảo đảm an toàn hàng dự trữ, kịp thời xuất cấp trong mùa mưa bão

Việt Nam trở thành điểm sáng từ thành công của Chương trình OCOP

Xuất khẩu rau quả Việt Nam vững đà phục hồi, hướng tới mục tiêu kỷ lục 8 tỷ USD năm 2025

Thị trường gạo biến động, Bộ Công Thương hoàn thiện hành lang pháp lý mới nâng cao năng lực cạnh tranh

Triển lãm Vietnam ETE & Greenergy Expo 2025: Bệ phóng đầu tư xanh cho thị trường năng lượng
