Chủ động bình ổn thị trường mùa mưa bão: Xử lý nghiêm đầu cơ, găm hàng, tăng giá
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa có văn bản khẩn số 1819 ngày 21/7/2025 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc ứng phó khẩn cấp với bão số 3 (WIPHA).
Theo đó, thực hiện Công điện số 5380 của Bộ Công Thương, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Cục TTTN) đề nghị Sở Công Thương các địa phương trong vùng ảnh hưởng như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Đắk Lắk khẩn trương triển khai các giải pháp nhằm bảo đảm ổn định thị trường, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu của người dân trong mọi tình huống.
![]() |
Thị trường hàng thiết yếu trước bão: Siết chặt kiểm soát, xử lý vi phạm giá cả. Ảnh: Tiến Luyến |
Kiểm soát thị trường sát sao, xử lý nghiêm vi phạm
Về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, Cục TTTN yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường bám sát diễn biến thực tế tại cơ sở. Đồng thời, tăng cường giám sát, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân trước, trong và sau mùa mưa bão.
Trong trường hợp xảy ra thiên tai, các địa phương cần chủ động ngăn chặn hành vi lợi dụng tình hình để đầu cơ, găm hàng hoặc tăng giá bất hợp lý – nhất là với nhóm hàng lương thực, thực phẩm, nước sạch và vật liệu xây dựng.
Chủ động dự trữ và vận hành chuỗi cung ứng
Bên cạnh việc giám sát thị trường, công tác cung ứng hàng hóa cũng là nhiệm vụ trọng tâm. Cục TTTN yêu cầu Sở Công Thương các địa phương khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu phù hợp với điều kiện thực tế. Kế hoạch này cần xác định rõ danh mục, số lượng, phương thức bảo quản, vận chuyển và phân phối các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, nước sạch, vật liệu xây dựng, xăng dầu... nhằm bảo đảm cung ứng kịp thời trong trường hợp thiên tai gây chia cắt địa bàn.
Đồng thời, cần tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp đăng ký dự trữ hàng hóa, cùng với chính quyền cấp xã, phường để vận hành hiệu quả mạng lưới phân phối đến tận người dân.
Các địa phương cũng được yêu cầu thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình cung cầu, giá cả và hệ thống phân phối về Bộ Công Thương. Việc bảo đảm luồng thông tin chính xác, thông suốt sẽ giúp công tác điều hành thị trường chủ động hơn, hạn chế tối đa các biến động gây bất ổn đời sống nhân dân trong mùa mưa bão.
Tin khác

Bảo đảm an toàn hàng dự trữ, kịp thời xuất cấp trong mùa mưa bão

Việt Nam trở thành điểm sáng từ thành công của Chương trình OCOP

Xuất khẩu rau quả Việt Nam vững đà phục hồi, hướng tới mục tiêu kỷ lục 8 tỷ USD năm 2025

Thị trường gạo biến động, Bộ Công Thương hoàn thiện hành lang pháp lý mới nâng cao năng lực cạnh tranh

Triển lãm Vietnam ETE & Greenergy Expo 2025: Bệ phóng đầu tư xanh cho thị trường năng lượng

Đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển, nâng tầm sản phẩm OCOP Thủ đô

Ngành du lịch Hà Nội sôi động dịp 2/9: Nhiều tour mới, chương trình kích cầu hấp dẫn

Hà Nội hướng tới phát triển xanh: Sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu
