Hà Nội hướng tới phát triển xanh: Sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần
Sáng ngày 10/7, kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội (thực hiện điểm d khoản 2 Điều 28 Luật Thủ đô). Nghị quyết này quy định biện pháp giảm phát thải nhựa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt tại Hà Nội.
Về giảm phát thải nhựa trong hoạt động sản xuất, Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp sản xuất có sử dụng nhựa PE, PP phải sử dụng tối thiểu 20% nhựa tái chế trong các bao bì nêu trên kể từ ngày 1/1/2028.
Đồng thời phải sử dụng tối thiểu 30% nhựa tái chế trong các bao bì nêu trên kể từ ngày 1/1/2030. Giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.
![]() |
Hà Nội hướng tới phát triển xanh: Sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần. (Ảnh minh họa) |
Nghị quyết cũng nêu rõ, kể từ ngày 1/1/2031, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam).
Đối với các chợ, cửa hàng tiện lợi, Hà Nội yêu cầu không cung cấp miễn phí túi nilon khó phân hủy sinh học kể từ ngày 1/1/2027.
Đơn vị bán hàng trực tuyến có trách nhiệm giảm thiểu sử dụng bao bì nhựa, vật liệu chống sốc bằng nhựa hoặc thu hồi các bao bì nhựa, vật liệu chống sốc không để thất thoát ra môi trường.
Chợ, cửa hàng tiện lợi không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi nilon khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm), trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học kể từ ngày 1/1/2028.
Khách sạn, khu du lịch không lưu hành và sử dụng các sản phẩm từ nhựa sử dụng một lần (gồm bàn chải đánh răng; dao cạo râu; tăm bông, mũ tắm; bao bì nhựa sử dụng một lần chứa, đựng: kem đánh răng, sữa tắm, sữa dưỡng thể, dầu gội, sữa dưỡng tóc) kể từ ngày 1/12026.
Trong hoạt động sinh hoạt, các đơn vị, cơ quan, tổ chức, đoàn thể trực thuộc chính quyền thành phố không sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi nilon khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm).
Không sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi nilonkhó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) để chứa đựng, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học kể từ ngày 1/1/2028.
Hằng năm, Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn chất thải nhựa, trong đó chỉ khoảng 15% được tái chế. Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội, chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn hơn 1.400 tấn/ngày; trong đó hơn 60% là chất thải nhựa dùng một lần và túi ni lông. Báo cáo hiện trạng tiêu thụ túi ni lông dùng một lần trong chuỗi siêu thị tại Hà Nội (khảo sát 48 siêu thị vào năm 2021) cho thấy số lượng túi nylon phát ra miễn phí mỗi ngày hơn 100.000, tương đương 38 triệu túi một năm. Phần lớn lượng túi này chỉ được sử dụng một lần và thải bỏ ra bãi chôn lấp.Về tái chế, gần 20% khối lượng nhựa thu gom được tái chế chủ yếu bởi các khu vực phi chính thức (cơ sở tái chế nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, làng nghề khu vực quanh Hà Nội) và chủ yếu là các loại nhựa PET và HDPE; các loại nhựa LDPE và các loại khác gần như bị thải bỏ đến các bãi rác.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Xây dựng Nghị định về xuất xứ hàng hoá Việt Nam: Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi

Du lịch Việt Nam thu hút gần 10,7 triệu lượt khách trong nửa đầu năm 2025

Việt Nam - Brazil kết nối thị trường sản phẩm thiên nhiên

Việt Nam - Malaysia bắt tay xây dựng chuỗi lương thực ổn định vì an ninh khu vực

Những khoản tiền nào chuyển vào tài khoản cá nhân sẽ phải chịu thuế?

Y dược cổ truyền phát triển đúng tầm – hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên

Gia tăng buôn lậu trên biển, Hải quan siết chặt kiểm soát toàn tuyến

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế
