Mức độ sẵn sàng thực hiện EUDR của ngành cà phê Việt

Những quy định hữu cơ mới của Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi cung ứng không gây phá rừng và suy thoái rừng (gọi tắt là EUDR) được ban hành tháng 6/2023 và bắt đầu áp dụng từ ngày 31/12/2024 với cá nhân, tổ chức và từ 30/6/2025 sẽ áp dụng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang tạo ra những khó khăn nhất định cho ngành hữu cơ Việt Nam.

Doanh nghiệp cà phê chưa có kế hoạch tăng giá bán lẻ

Vượt thách thức, cà phê Việt Nam chuẩn bị cán mốc xuất khẩu 4 tỷ USD Sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ tạo nên hệ sinh thái cà phê bền vững
Mức độ sẵn sàng thực hiện EUDR của ngành cà phê Việt
EU là thị trường lớn của cà phê Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU vừa cập nhật: EU đưa ra các hướng dẫn chi tiết về việc thực thi EUDR, có hiệu lực từ ngày 31/12/2024 và áp dụng từ ngày 30/6/2025 cho các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ.

Rào cản mới của doanh nghiệp

Trả lời báo chí, TS. Lê Huy Huấn - Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, để đáp ứng được các tiêu chí của quy định EUDR khối doanh nghiệp xuất khẩu vào các thị trường lớn cần hoàn thiện thủ tục, quy trình, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng ngay từ năm 2024. Đặc biệt là ba ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam thuộc trong 7 nhóm mặt hàng nằm trong phạm vi của Quy định này bị ảnh hưởng.

"Qua trao đổi, quan sát từ các hiệp hội và doanh nghiệp trong các ngành hàng trên, tôi đánh giá rằng các doanh nghiệp tiếp cận quy định mới với tâm thế khá tích cực. Theo đó, bên cạnh các thách thức phải giải quyết trong việc đáp ứng yêu cầu của EU thì các hiệp hội và doanh nghiệp đồng thuận rằng Quy định này cũng là cơ hội để cùng các bên liên quan thực hiện tái cơ cấu ngành hàng theo hướng minh bạch, có trách nhiệm, bền vững và tăng sức cạnh tranh trên thị trường", TS. Lê Huy Huấn cho biết.

Việc thực hiện các quy định này là có thể và dựa trên những nền tảng cơ sở nhất định. Cụ thể, các vùng trồng nguyên liệu như cây cà phê đã hình thành và ổn định từ trước đó khá lâu so với mốc thời gian 31/12/2020. Trong đó có gỗ và cao su là 2 ngành hàng đã tham gia Hiệp định VPA/FLEGT với EU, cam kết tất cả các mặt hàng gỗ xuất khẩu sang EU là hợp pháp và không gây mất rừng. Đặc biệt Việt Nam đã dừng khai thác gỗ từ rừng tự nhiên từ năm 2014 và có những quy định về chuyển đổi đất rừng từ 2017.

Tuy nhiên còn một số khó khăn trước mắt mà các doanh nghiệp gặp phải bao gồm: (1) khó khăn trong việc thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại vườn trồng bởi vì hầu hết các sản phẩm được sản xuất từ các hộ nông dân với quy mô nhỏ lẻ, phân tán, manh mún, diện tích chỉ dưới 0,5 ha/hộ. Mà thực tế với hàng trăm nghìn hộ nông dân trồng cao su theo hình thức tiêu điền và cung cấp gỗ cho các nhà máy gỗ thì việc phân định ranh giới giữa các hộ với nhau còn rất nhiều khó khăn và có đến khoảng 1/3 số hộ nông dân chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các thửa đất mình đang sử dụng; (2) chuỗi cung ứng của các ngành hàng đều khá dài và phức tạp, nhiều khâu trung gian với liên kết lỏng lẻo, nhiều nông hộ tham gia sản xuất và ở quy mô nhỏ; và (3) từ hai thách thức nêu trên dẫn đến áp lực về chi phí, thực tế, chi phí đầu tư công nghệ để sản xuất đạt chuẩn vào châu Âu đã cao, giờ phải đầu tư thêm chi phí để việc đáp ứng các quy định này sẽ tạo nên gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.

Với những chia sẻ của doanh nghiệp thì thách thức là không ít, nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn buộc đáp ứng các tiêu chí, nếu không cũng không thể xuất bán hàng sang thị trường châu Âu, đồng nghĩa với việc tự loại mình ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này không chỉ gây thiệt thòi đối với các tác nhân dọc theo chuỗi cung ứng ngành hàng mà sẽ khiến cả doanh nghiệp và ngành hàng đó bị mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường vì các nhà nhập khẩu sẽ chọn các nhà cung ứng khác đáp ứng các tiêu chuẩn này.

Thêm vào đó, EUDR nêu rõ sẽ phân loại quốc gia hoặc vùng sản xuất cung cấp sản phẩm cho EU theo các nhóm “rủi ro cao”, “rủi ro trung bình” hay “rủi ro thấp” dựa trên các tiêu chí và bằng chứng mà EU thu thập được. Nếu các ngành hàng và doanh nghiệp không tuân thủ và vi phạm các quy định thì Việt Nam sẽ ở vị thế bất lợi nếu EU lấy mặt hàng có độ rủi ro về mất rừng cao nhất để làm cơ sở phân loại rủi ro quốc gia/vùng sản xuất.

Các mặt hàng có mức độ rủi ro thấp nhưng thuộc phạm vi vùng/quốc gia với một mặt hàng có rủi ro cao thì cũng đối mặt với nguy cơ bị EU coi là mặt hàng có độ rủi ro cao. Khi đó, mức độ giám sát của EU đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam ngày càng chặt chẽ. Việc tuân thủ các quy định không chỉ đáp ứng các yêu cầu hiện tại mà còn là tiền đề cho việc đáp ứng các yêu cầu cao hơn liên quan đến giảm phát thải, công bằng xã hội với người trồng café và của nhiều quốc gia hơn trong tương lai.

Doanh nghiệp chuẩn bị kế hoạch hành động

Mức độ sẵn sàng thực hiện EUDR của ngành cà phê Việt
Các doanh nghiệp sẵn sàng đáp ứng quy định Chống phá rừng của Liên minh châu Âu.

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk, Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco Dak Lak) đã triển khai chương trình chứng nhận bền vững từ năm 2009. Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Phát triển nông nghiệp bền vững, việc Liên minh châu Âu thông qua dự luật yêu cầu cấm nhập khẩu nông sản sản xuất trên đất có nguồn gốc gây mất rừng, đã không làm khó cho doanh nghiệp. Với các vùng trồng liên kết bền vững từ 2009, Simexco Dak Lak đã nhanh chóng hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục cần thiết đáp ứng tiêu chuẩn EUDR đối với 9.500ha, sản lượng trên 35.000 tấn/năm. Hiện, doanh nghiệp vẫn đang cùng gần 80.000 nông hộ, xây dựng gần 100.000ha cà phê theo quy định EUDR.

“Hàng năm, chúng tôi xuất khẩu một lượng cà phê khá lớn, từ 50.000-70.000 tấn vào thị trường châu Âu. Hiện nay, chúng tôi đã chuẩn bị tất cả các số liệu để đáp ứng được các quy định của châu Âu về sản xuất cà phê không gây mất rừng. Khi có hướng dẫn cụ thể của Liên minh châu Âu cùng với của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn là nơi đầu mối thì chúng tôi có thể ráp vào theo các quy định này”, ông Nguyễn Tiến Dũng cho biết.

Theo ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, hiện nay, các địa phương trong vùng thí điểm đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Các đối tác công tư đã phối hợp với Đắk Lắk xây dựng và tham vấn đưa ra gói kỹ thuật hỗ trợ, bao gồm: giải pháp đáp ứng EUDR; gói giải pháp giảm thiểu rủi ro (xác định, xử lý vấn đề phá rừng; giám sát, bảo vệ, tái sinh rừng; mô hình sinh kế nông hộ). Cơ sở lý luận của gói kỹ thuật này là chứng minh cho các nhà nhập khẩu châu Âu thấy rằng cà phê Đắk Lắk không đến từ vùng phá rừng. Đặc biệt là tập trung vào công tác tuyên truyền các quy định của EUDR đến từng cán bộ quản lý các cấp, các doanh nghiệp/công ty trên địa bàn và người dân. Đồng thời, tăng cường tổ chức lại sản xuất trên những diện tích đã có để tránh làm ảnh hưởng việc thực thi các quy định EUDR.

“Ý thức, nhận thức được bà con cũng đã tham gia vào các chứng nhận quốc tế và các vùng cà phê xác nhận. Từ đó, giá trị, chất lượng được tăng lên đáng kể. Giá trị quan trọng hơn đó là uy tín, thương hiệu và tính ổn định đầu ra dần dần được củng cố và ngày càng được nâng lên. Đấy là những giá trị mang lại từ khâu tổ chức lại sản xuất”, ông Nguyễn Hoài Dương cho biết thêm.

Theo ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, chúng ta có một lợi thế là từ ngày 1/1/2025, tất cả sản lượng cà phê trồng trên đất phá rừng sẽ không vào được thị trường châu Âu. Việt Nam được đánh giá là nước có tỷ lệ an toàn nhất về xuất khẩu cà phê vào châu Âu. Vấn đề của ngành cà phê Việt Nam hiện nay là làm sao ổn định được diện tích và sản lượng.

“Chúng tôi đã bắt đầu bán lô hàng đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ là không phá rừng và được đánh giá khá ổn. Rõ ràng đây là một lợi thế mà không phải nước nào cũng làm được”, ông Nguyễn Nam Hải nhấn mạnh.

Ban hành Bộ quy tắc tham chiếu về cà phê bền vững Ban hành Bộ quy tắc tham chiếu về cà phê bền vững
Vượt thách thức, cà phê Việt Nam chuẩn bị cán mốc xuất khẩu 4 tỷ USD Vượt thách thức, cà phê Việt Nam chuẩn bị cán mốc xuất khẩu 4 tỷ USD
Sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ tạo nên hệ sinh thái cà phê bền vững Sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ tạo nên hệ sinh thái cà phê bền vững
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

VASEP: Thông tin ngành tôm Việt Nam lạm dụng lao động là không đúng sự thật

VASEP: Thông tin ngành tôm Việt Nam lạm dụng lao động là không đúng sự thật

Theo VASEP, giờ làm việc của người lao động trong các công ty tôm Việt Nam đã được áp dụng theo Bộ luật Lao động 2019, Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.
Giải mã nguyên nhân giá xuất khẩu hồ tiêu 8 tháng tăng 47%

Giải mã nguyên nhân giá xuất khẩu hồ tiêu 8 tháng tăng 47%

Sản lượng tiêu toàn cầu giảm đáng kể do hiện tượng El Nino và diện tích trồng suy giảm là nguyên nhân chủ yếu khiến giá hồ tiêu tăng mạnh.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu hạt điều 7 tháng đầu năm 2024 sang đa số thị trường tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu chè tăng trưởng ấn tượng và bài toán mở rộng miếng bánh thị phần

Xuất khẩu chè tăng trưởng ấn tượng và bài toán mở rộng miếng bánh thị phần

Xuất khẩu chè 7 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch nhưng thời gian tới vẫn cần đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu.
Trung Quốc chi 247 triệu USD để nhập sầu riêng Việt Nam trong tháng 7

Trung Quốc chi 247 triệu USD để nhập sầu riêng Việt Nam trong tháng 7

Tháng 7, Việt Nam xuất khẩu sầu riêng đạt kỷ lục 280 triệu USD (gần 7.000 tỷ đồng), tăng 82% so với cùng kỳ năm ngoái, thị trường chính vẫn là Trung Quốc.
Gạo Việt lại được "trao" cơ hội lớn

Gạo Việt lại được "trao" cơ hội lớn

Indonesia tiếp tục phát đi thông báo mời thầu gạo, theo nội dung thông báo, sản lượng nước này mong muốn mua vào lên đến 350.000 tấn.
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc: Hóa giải “mối lo” mùa vụ

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc: Hóa giải “mối lo” mùa vụ

Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc vừa được ký giúp loại quả này thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc, giảm bớt rủi ro của tính mùa vụ, song cũng còn có những nỗi lo.
Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, cá sấu được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, cá sấu được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Ngày 19/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc chính thức ký kết 3 nghị định thư quan trọng, mở đường cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang thị trường Trung Quốc.
Thủ tướng phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh kết nối với Trung Quốc

Thủ tướng phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh kết nối với Trung Quốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký quyết định phê duyệt đề án thí điểm cửa khẩu thông minh tại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới trong Xúc tiến thương mại Việt Nam - Thái Lan

Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới trong Xúc tiến thương mại Việt Nam - Thái Lan

Với mục tiêu tăng cường kết nối - giao thương hiệu quả, sâu rộng và thường xuyên hơn giữa các doanh nghiệp, đầu mua Việt Nam - Thái Lan, chiều ngày 12/8/2024 tại phòng hội thảo CampusK, tầng 15 Tháp B toà nhà Sông Đà (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Nội, Campus K và Viện hỗ trợ đổi mới sáng tạo phối hợp tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy Sáng tạo & Đổi mới trong Xúc tiến thương mại Việt Nam - Thái Lan.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động