EU “siết” quy định với nông sản tươi, Việt Nam cần lưu ý gì?

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển vừa thông báo Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn về an toàn thực phẩm (ATTP) và bền vững nhằm giảm thiểu tác động môi trường cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Khô miệng khi ngủ có thể là triệu chứng của một số bệnh lý Thương hiệu Nguyễn Siêu và sản phẩm STEAM ứng dụng AI để phân loại rác Giá tiêu trong nước tăng nhẹ
EU “siết” quy định với nông sản tươi, Việt Nam cần lưu ý gì?
EU “siết” quy định với nông sản tươi, Việt Nam cần lưu ý gì?

EU áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn

Cụ thể, EU yêu cầu nông sản nhập khẩu đáp ứng mức dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật (MRLs) nghiêm ngặt. Một số hóa chất không được phép sử dụng trong EU sẽ bị cấm hoàn toàn trên sản phẩm nhập khẩu.

Theo Quy định 2023/915, mức dư lượng cadmium tối đa được giảm cho các loại trái cây như dâu, cam quýt, xoài, chuối và dứa. Hay đối với yêu cầu về chứng nhận kiểm dịch thực vật. Hầu hết nông sản tươi nhập khẩu vào EU cần có chứng nhận kiểm dịch thực vật (phytosanitary certificate). Chứng nhận này đảm bảo sản phẩm không mang sinh vật gây hại.

Quy định này được miễn trừ với một số loại như chuối, dừa, chà là, dứa và sầu riêng (không cần chứng nhận này). Quy định bổ sung nhiệt xử lý cho xoài hoặc các biện pháp tương tự được khuyến khích để ngăn chặn ruồi đục quả. Đồng thời, EU áp dụng tỷ lệ kiểm tra cao hơn đối với các sản phẩm có nguy cơ dư lượng hóa chất cao từ một số quốc gia.

Các siêu thị Bắc Âu thường yêu cầu tiêu chuẩn riêng, khắt khe hơn so với quy định của EU. Do đó, để xuất khẩu nông sản vào thị trường Bắc Âu, các doanh nghiệp cần tuân thủ quy định dư lượng hóa chất. Nhà xuất khẩu cần đảm bảo sản phẩm không vượt mức dư lượng hóa chất cho phép và đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt từ các nhà nhập khẩu Bắc Âu.

EU sẽ ưu tiên nâng cao tiêu chuẩn thương mại và đảm bảo thực phẩm nhập khẩu tuân thủ quy định về thuốc trừ sâu của khối. Một trong những sáng kiến quan trọng là Đạo luật Công nghệ Sinh học (Biotech Act), nhằm đẩy nhanh việc phát triển các giải pháp thay thế an toàn hơn cho thuốc trừ sâu truyền thống...

Văn phòng SPS Việt Nam khuyến cáo: Thời gian tới, nếu không kiểm soát tốt dư lượng thuốc trừ sâu theo quy định của EU thì thanh long có nguy cơ bị tăng tần suất kiểm tra lên 50% là rất cao.

Lý giải về việc sản phẩm dù có giấy chứng nhận an toàn vẫn bị vi phạm, đại diện SPS cho biết: Các kết quả kiểm nghiệm chỉ có giá trị đối với mẫu được phân tích cụ thể, trong khi EU thực hiện việc lấy mẫu ngẫu nhiên. Nguyên nhân có thể đến từ việc doanh nghiệp thu mua thanh long từ nhiều vùng trồng, trong đó có những khu vực không kiểm soát tốt quy trình canh tác, dẫn đến ảnh hưởng đến toàn bộ lô hàng.

Nâng cao kiểm soát chất lượng tại nguồn

EU “siết” quy định với nông sản tươi, Việt Nam cần lưu ý gì?
Cần tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu hiện nay đang đứng trước xu hướng gia tăng các biện pháp ATTP và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS) đối với nông sản thực phẩm và thủy sản nhập khẩu. Các rào cản kỹ thuật thường xuyên được cập nhật với mức độ ngày càng cao hơn, ngoài việc đảm bảo an toàn còn phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm giảm phát thải, sản phẩm xanh...

Trong đó, thị trường EU đòi hỏi rất cao, nhất là các mặt hàng nông sản tươi và thực phẩm chế biến.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý – Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu - thông tin, EU đã và đang áp dụng nhiều quy định nghiêm ngặt với nông sản xuất khẩu.

Trong bối cảnh EU nói chung và các nước Bắc Âu nói riêng siết quy định về nhập khẩu nông sản, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý khuyến cáo, nhà xuất khẩu cần đảm bảo sản phẩm không vượt mức dư lượng hóa chất cho phép và đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt từ các nhà nhập khẩu Bắc Âu. Trong đó, cần sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật được EU chấp thuận. Đồng thời, kiểm tra dư lượng hóa chất tại các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế trước khi xuất khẩu.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý cũng nhấn mạnh, chứng nhận kiểm dịch thực vật là yêu cầu bắt buộc để sản phẩm vào thị trường EU. Vì vậy, doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với cơ quan kiểm dịch tại Việt Nam để đảm bảo quy trình kiểm tra và cấp chứng nhận đúng chuẩn. Áp dụng các biện pháp xử lý để loại bỏ nguy cơ sinh vật gây hại.

“Sản phẩm từ Việt Nam có thể nằm trong danh mục rủi ro cao, dẫn đến tỷ lệ kiểm tra cao hơn. Để tránh rủi ro, doanh nghiệp cần nâng cao kiểm soát chất lượng tại nguồn, đặc biệt với các loại nông sản như ớt, đậu và trái cây nhiệt đới. Thêm nữa, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ về quy trình sản xuất và kiểm tra để giải quyết kịp thời khi có vấn đề phát sinh” – bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý khuyến cáo.

Bà Nguyễn Thị Huyền, chuyên viên Văn phòng SPS Việt Nam, khuyến nghị doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật các quy định mới từ EU, đồng thời chủ động liên hệ với SPS Việt Nam để được hướng dẫn kịp thời, cũng như phối hợp xử lý nhanh các cảnh báo. Bên cạnh đó, địa phương cần tăng cường giám sát chuỗi cung ứng – từ vùng nguyên liệu đến khâu sản xuất, chế biến, đóng gói và vận chuyển – nhằm đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định về kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đồng ý kiến, tại buổi trao đổi với báo chí về tình hình phát triển của ngành nông nghiệp cũng như giải đáp một số vấn đề liên quan diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho biết, một trong những giải pháp quan trọng nhất hiện nay để xuất khẩu nông sản bền vững là tổ chức sản xuất bài bản theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số; chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đến khâu chế biến và thúc đẩy thương mại.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp đang nỗ lực xây dựng vùng sản xuất, vùng nuôi với sự chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong quản lý, truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm theo chuỗi. Đây chính là điều kiện để Việt Nam có vùng nguyên liệu đạt chuẩn, minh bạch. Cùng với đó, khâu thu hoạch, sơ chế, chế biến được nâng cao để đảm bảo chất lượng, củng cố chuỗi sản xuất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các thị trường.

Giá tiêu trong nước tăng mạnh Giá tiêu trong nước tăng mạnh
Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết
Giá vàng áp sát mốc 100 triệu đồng, nhà đầu tư có thể Giá vàng áp sát mốc 100 triệu đồng, nhà đầu tư có thể "đu đỉnh" bất cứ lúc nào
Ngọc Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Mở cửa thị thực, kết nối số, thúc đẩy du lịch xanh

Mở cửa thị thực, kết nối số, thúc đẩy du lịch xanh

Với đà tăng trưởng ấn tượng trong những tháng đầu năm, cùng các chính sách cởi mở và nỗ lực xúc tiến mạnh mẽ, Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế.
Sầu riêng “thất mùa” đầu ra: Hậu quả từ lệ thuộc một thị trường

Sầu riêng “thất mùa” đầu ra: Hậu quả từ lệ thuộc một thị trường

Chỉ đạt 20% so với kế hoạch trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng – mặt hàng chủ lực của ngành rau quả – đang khiến ngành nông sản Việt Nam đối mặt cú sốc lớn. Giá trong nước tụt dốc không phanh, nông dân miền Tây buộc phải bán lẻ ven đường, phản ánh rõ những lỗ hổng trong chuỗi sản xuất và kiểm soát chất lượng.
Siết quản lý, định hướng phát triển bền vững thị trường thương mại điện tử

Siết quản lý, định hướng phát triển bền vững thị trường thương mại điện tử

Theo thống kê mới nhất từ nền tảng phân tích dữ liệu Metric, tổng doanh thu từ 5 nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) lớn tại Việt Nam gồm Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo đạt khoảng 318.900 tỷ đồng, tăng 37,36% so với các năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng về tổng thể, thị trường cũng đang chứng kiến làn sóng rút lui của hàng loạt gian hàng nhỏ lẻ.
Thị trường vàng tuần tới: Kỳ vọng tăng tiếp, nhưng còn nhiều ẩn số

Thị trường vàng tuần tới: Kỳ vọng tăng tiếp, nhưng còn nhiều ẩn số

Sáng nay 11/5, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh, lên tới 122 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Giá vàng nhẫn và trang sức cũng tăng theo. Trên thị trường quốc tế, giá vàng vọt lên hơn 3.300 USD/ounce, bất chấp đồng USD phục hồi, do lo ngại về tình hình địa chính trị và kinh tế toàn cầu.
Giá điện tăng lên 2.204 đồng/kWh từ 10/5: Hộ dân trả thêm bao nhiêu tiền mỗi tháng?

Giá điện tăng lên 2.204 đồng/kWh từ 10/5: Hộ dân trả thêm bao nhiêu tiền mỗi tháng?

Từ ngày 10/5/2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ chính thức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,8%, từ mức 2.103,1159 đồng/kWh lên 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT), tương đương tăng hơn 100 đồng/kWh. Mức tăng này tương tự hồi tháng 10/2024.
Dòng người chen mua vàng giữa lúc giá hạ, chuyên gia cảnh báo rủi ro

Dòng người chen mua vàng giữa lúc giá hạ, chuyên gia cảnh báo rủi ro

Sáng 9/5, giá vàng trong nước giảm tới 1 triệu đồng/lượng, tại nhiều cửa hàng lớn ở Hà Nội, người dân lại đổ xô xếp hàng mua vàng. Trước diễn biến khó lường của thị trường, các chuyên gia cảnh báo rủi ro đầu cơ và khuyến nghị nhà đầu tư cần thận trọng.
Giá vàng giảm tuần thứ 2 liên tiếp, chuyên gia dự báo khó tăng trong tuần tới

Giá vàng giảm tuần thứ 2 liên tiếp, chuyên gia dự báo khó tăng trong tuần tới

Giá vàng thế giới đã có tuần giảm thứ 2 liên tiếp sau chuỗi tăng giá "khủng" lên đỉnh kỷ lục 3.500 USD/ounce. Trong khi các nhà đầu tư lạc quan, giới chuyên gia lại cho rằng khó tăng những ngày tới.
Xuất khẩu giảm sâu, nhà vườn đem sầu riêng ra ven đường bán để tránh thua lỗ

Xuất khẩu giảm sâu, nhà vườn đem sầu riêng ra ven đường bán để tránh thua lỗ

Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu, nhiều nhà vườn ở huyện Phong Điền (TP Cần Thơ), Châu Thành A (Hậu Giang) đã trực tiếp mang sầu riêng ra ven Quốc lộ 61C (tuyến đường nối Cần Thơ – Vị Thanh) để bán.
Nhu cầu vàng của Việt Nam giảm mạnh trong bối cảnh giá cao ngất ngưởng

Nhu cầu vàng của Việt Nam giảm mạnh trong bối cảnh giá cao ngất ngưởng

Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu vàng thỏi và tiền vàng của Việt Nam giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 12 tấn vàng trong quý I/2025.
Lùi thời gian điều chỉnh giá xăng sang chiều ngày 5/5

Lùi thời gian điều chỉnh giá xăng sang chiều ngày 5/5

Theo quy định hiện hành, thứ năm ngày 1/5/2025 là ngày nghỉ lễ Quốc tế Lao động (ngày nghỉ lễ thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025). Do vậy, việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 24/4/2025 sẽ được thực hiện vào thứ hai ngày 5/5/2025 (ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ).
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động