Vì sao phần lớn nhân sự của nhựa Rạng Đông nghỉ việc?

Nhựa Rạng Đông cho biết đang đối mặt với nhiều khó khăn khi cả công ty mẹ và các công ty con đều ngừng hoạt động, trong khi phần lớn nhân sự đã nghỉ việc.
Công bố lợi nhuận "ảo", Rạng Đông Holding bị xử phạt Công bố lợi nhuận "ảo" Rạng Đông Holding bị xử phạt? Toàn bộ HĐQT Rạng Đông từ chức, biểu tượng của ngành nhựa đã hết thời?

Công ty CP Rạng Đông Holding (HoSE: RDP) vừa có báo cáo giải trình về việc chậm trễ trong công bố báo cáo tài chính quý IV/2024 và báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2024.

Vì sao phần lớn nhân sự của nhựa Rạng Đông nghỉ việc?
Theo báo cáo, từ nửa cuối năm 2024 đến nay, Rạng Đông Holding gặp nhiều khó khăn về tài chính.

Theo báo cáo, từ nửa cuối năm 2024 đến nay, Rạng Đông Holding gặp nhiều khó khăn về tài chính, dẫn đến việc bị phân loại vào nhóm nợ xấu trên hệ thống tín dụng quốc gia. Điều này kéo theo những thách thức trong hoạt động của các công ty con và công ty thành viên.

Trong báo cáo, CEO Huỳnh Kim Ngân cho biết hiện tại cả công ty mẹ, các công ty con và công ty thành viên đều đã ngừng hoạt động. Phần lớn nhân sự đã nghỉ việc, dẫn đến việc không thể thu thập đầy đủ số liệu để tổng hợp và lập báo cáo tài chính cũng như báo cáo tình hình quản trị công ty đúng hạn.

Bên cạnh đó, công ty kiểm toán đã ký hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm 2024 cũng đã thông báo thanh lý hợp đồng, dẫn đến việc không tiếp tục thực hiện kiểm toán cho Rạng Đông Holding. Kế toán trưởng, người mới tiếp nhận công việc từ tháng 12 năm trước, cũng gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi và tổng hợp số liệu tài chính.

Gần đây, Chủ tịch Rạng Đông, ông Hồ Đức Lam (em trai bà Hồ Thị Kim Thoa – cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương), cùng bốn thành viên khác trong Hội đồng quản trị đồng loạt xin từ nhiệm. Điều này khiến Hội đồng quản trị của Nhựa Rạng Đông hiện tại không còn bất kỳ thành viên nào.

"Từ các nguyên nhân nêu trên, việc khắc phục chậm công bố thông tin các báo cáo theo quy định thực sự bất khả thi đối với công ty chúng tôi”, RDP thừa nhận với HoSE và cho biết sẽ chấp hành các chế tài theo quy định pháp luật.

Rạng Đông Holding đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Giữa tháng 2, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) tiếp tục nhắc nhở lần thứ hai về việc chậm nộp báo cáo tài chính quý IV/2024 (cả công ty mẹ và hợp nhất) cùng báo cáo tình hình quản trị năm 2024. Trước đó, doanh nghiệp này cũng đã trễ hạn nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên và quý III/2024.

Hiện cổ phiếu RDP vẫn bị đình chỉ giao dịch từ ngày 28/11 năm trước do liên tục vi phạm quy định về công bố thông tin. Nếu tiếp tục không hoàn thành các nghĩa vụ báo cáo, công ty có thể đối mặt với các biện pháp xử lý nghiêm khắc hơn từ cơ quan quản lý. Theo quy định hiện hành, mức chế tài cao nhất đối với vi phạm nghiêm trọng về công bố thông tin là hủy niêm yết bắt buộc.

Ngoài ra, RDP còn bị phạt 150 triệu đồng do công bố thông tin sai lệch về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2023 trên báo cáo tài chính riêng tự lập quý IV/2023 và báo cáo tài chính hợp nhất cùng kỳ.

Cụ thể, báo cáo tài chính quý IV/2023 ban đầu ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2023 là 17,3 tỷ đồng, nhưng sau kiểm toán, con số này bị điều chỉnh thành lỗ 117,6 tỷ đồng. Tương tự, báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 trước kiểm toán cho thấy lãi 26 tỷ đồng, nhưng sau kiểm toán lại báo lỗ 146,7 tỷ đồng.

Trước đó, trong năm 2023, Rạng Đông Holding đã ghi nhận khoản lỗ gần 147 tỷ đồng, trong khi năm 2022 vẫn có lãi 12,5 tỷ đồng. Đây cũng là mức thua lỗ nặng nhất của công ty kể từ năm 2017.

Không chỉ gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, năm 2023, Nhựa Rạng Đông còn phải bồi thường hơn 178 tỷ đồng sau khi thua kiện Sojitz Planet – đối tác chiến lược cũ – liên quan đến hợp đồng mua bán cổ phần.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Rạng Đông Holding ghi nhận doanh thu 753 tỷ đồng, giảm 45% so với cùng kỳ năm trước. Do chi phí giá vốn cao, lợi nhuận gộp chỉ đạt 22 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí hoạt động và lãi vay, công ty lỗ sau thuế gần 65 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế đến cuối tháng 6/2024 lên 266 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Rạng Đông Holding còn chịu áp lực nợ nần chồng chất. Tính đến cuối quý II/2024, tổng nợ phải trả của công ty vượt 1.700 tỷ đồng, cao gấp 6 lần vốn chủ sở hữu (279 tỷ đồng), trong đó nợ vay ngắn hạn chiếm hơn 1.000 tỷ đồng.

Rạng Đông Holding được thành lập từ những năm đầu thập niên 60 thế kỷ XX, cổ phần hóa vào năm 2005 với tên gọi Nhựa Rạng Đông, từng là một trong những biểu tượng của ngành nhựa Việt Nam. Trước năm 2023, ngoại trừ năm 2017, doanh nghiệp liên tục duy trì lợi nhuận. Đặc biệt, năm 2019, khi chuyển đổi sang mô hình holding và mở rộng đầu tư vào bất động sản, khu công nghiệp, công ty còn đạt mức lợi nhuận cao kỷ lục.

Rạng Đông Holding chấm dứt hoạt động chi nhánh tại Hà Nội Rạng Đông Holding chấm dứt hoạt động chi nhánh tại Hà Nội
Công ty Rạng Đông vi phạm về thuế, bị xử phạt và truy thu gần 5,3 tỷ đồng Công ty Rạng Đông vi phạm về thuế, bị xử phạt và truy thu gần 5,3 tỷ đồng
Bàn giao MobiFone về Bộ Công an Bàn giao MobiFone về Bộ Công an
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Từ 1/7, doanh nghiệp chỉ được phép khuyến mại hàng hóa, dịch vụ với mức giảm giá tối đa 50%

Từ 1/7, doanh nghiệp chỉ được phép khuyến mại hàng hóa, dịch vụ với mức giảm giá tối đa 50%

Mới đây, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân vừa ký ban hành Thông tư số 39/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mại.
Mailisa – 27 năm định vị thương hiệu bằng uy tín và trách nhiệm cộng đồng

Mailisa – 27 năm định vị thương hiệu bằng uy tín và trách nhiệm cộng đồng

Trải qua hành trình 27 năm xây dựng và phát triển phát triển, từ năm 1998 đến nay, hệ thống thẩm mỹ Mailisa đã mở rộng với 17 chi nhánh trên toàn quốc và phục vụ hàng đông đảo khách hàng trên cả nước. Tuy nhiên, điều được nhấn mạnh không chỉ là quy mô mà còn là định hướng phát triển bền vững dựa trên nền tảng chuyên môn y khoa và cam kết trách nhiệm với cộng đồng.
Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Từ 01/7/2025, Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn với nhiều ưu đãi đột phá, giảm mạnh rào cản vay vốn cho nông dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân, các phó trưởng ban gồm Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng (Phó Trưởng ban thường trực) và Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng.
Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Ứng phó với thách thức từ chính sách thuế quan Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt cần tận dụng sức mạnh của logistics hiện đại, kết nối thương mại và đào tạo chuyên sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương ra mắt cuốn “Sổ tay hướng dẫn chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống”.
Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang từng bước tiếp cận chuyển đổi số như một chiến lược dài hạn. Với sự đồng hành của chính sách và nỗ lực nội tại, hành trình số hóa hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng bền vững.
Chính phủ tiếp sức nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn bằng chính sách tín dụng mới

Chính phủ tiếp sức nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn bằng chính sách tín dụng mới

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2025/NĐ-CP ngày 16/6/2025, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trước đó, Nghị định số 55 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018.
“Tam giác chính sách” của EU làm khó chuỗi logistics nông sản Việt Nam

“Tam giác chính sách” của EU làm khó chuỗi logistics nông sản Việt Nam

Bộ ba chính sách về phát triển bền vững gồm CSRD, EU Taxonomy và EPR đang tạo ra những thách thức chưa từng có đối với doanh nghiệp toàn cầu. Với ngành logistics Việt Nam, việc không đáp ứng các tiêu chí ESG theo yêu cầu từ Liên minh châu Âu không chỉ dẫn đến chi phí tuân thủ tăng cao, mà còn có nguy cơ bị loại khỏi chuỗi cung ứng quốc tế.
Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến

Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến

Trong bối cảnh thị trường thế giới chuyển dịch mạnh mẽ sang thương mại điện tử, Bộ Công Thương đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu trực tuyến cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động