Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) lý giải việc cấm ngay các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Động thái mới nhất của Temu sau khi bị phát hiện hoạt động chui tại Việt Nam Người tiêu dùng Việt đánh giá gì về Temu sau 2 tuần trải nghiệm? Bộ Công thương chỉ đạo “nóng” liên quan đến Temu
Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?
Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng

Lý giải về việc chưa cấm ngay các sàn TMĐT xuyên biên giới hoạt động mà chưa đăng ký ở Việt Nam, Cục TMĐT và Kinh tế số cho rằng cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.

Theo đó, cần phải có đánh giá tổng thể về tác động của các nền tảng này đối với thị trường Việt Nam, bao gồm cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và pháp lý.

Điều này bao gồm việc phối hợp quản lý nhiều cơ quan chức năng như công an, thuế, hải quan, và các cơ quan quản lý khác để hiểu rõ về tình hình giao dịch và mức độ vi phạm cũng như tuân thủ pháp luật của các nền tảng này.

Trước mắt, Bộ Công Thương thực hiện các biện pháp khuyến cáo người tiêu dùng về những rủi ro khi mua sắm từ các sàn này. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao nhận thức về các rủi ro tiềm tàng liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và các vấn đề pháp lý khác.

Cùng với đó, theo quy định của pháp luật TMĐT, không phải tất cả các sàn TMĐT xuyên biên giới đều thuộc phạm vi điều chỉnh ngay từ đầu.

Do đó, cần có thời gian để làm việc trực tiếp với đội ngũ pháp ý của các nền tảng này để họ hiểu rõ hơn về các trách nhiệm pháp lý của họ tại Việt Nam, đồng thời làm rõ các kế hoạch tuân thủ quy định trong tương lai.

Từ tháng 10, sàn Temu mới phát sinh doanh thu nộp thuế

Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?
Dự kiến tháng 10 Temu mới phát sinh doanh thu nộp thuế.

Về vấn đề quản lý thuế với thương mại điện tử nói chung, với các nền tảng thương mại điện tử như Temu, Shein, 1688… nói riêng, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, hoạt động kinh doanh sàn thương mại điện tử Việt Nam là hoạt động kinh doanh phải được cấp phép và chịu quản lý nhà nước của Bộ Công thương (theo quy định Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16.5.2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 85/2021/NĐ-CP).

Đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa (trong đó có khoản thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử), trên cơ sở các quy định tại luật Quản lý thuế và Thông tư số 80/2021/TT-BTC, các nhà quản lý sàn thương mại điện tử như Temu, 1688, Amazon… có trách nhiệm đăng ký, tự tính, tự khai, tự nộp thuế trực tiếp thông qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Tổng cục Thuế đã triển khai vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) từ năm 2022.

Nếu phát hiện NCCNN kê khai chưa đúng doanh thu, cơ quan thuế sẽ thực hiện đối chiếu dữ liệu để xác định doanh thu đề nghị NCCNN thực hiện nghĩa vụ và thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định nếu có dấu hiệu gian lận, trốn thuế.

Riêng về Temu, Tổng cục Thuế nêu rõ, ngày 4.9 vừa qua, Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd (chủ sở hữu vận hành sàn thương mại điện tử Temu tại Việt Nam) đã thực hiện đăng ký thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho NCCNN của Tổng cục Thuế và được cấp mã số thuế 9000001289.

Theo quy định tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC, các NCCNN thực hiện kê khai, nộp thuế theo quý. Theo đó, Temu sẽ bắt đầu nộp tờ khai từ thời điểm quý 3 (thời hạn kê khai thuế của tờ khai quý 3 là ngày 31.10) kê khai cho doanh thu từ thời điểm bắt đầu hoạt động tại Việt Nam.

Dự kiến tháng 10 mới phát sinh doanh thu nộp thuế và sẽ kê khai doanh thu vào kỳ khai thuế quý 4, thời hạn nộp là ngày 31/1/2025 nếu được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép hoạt động.

Tổng cục Thuế sẽ giám sát chặt chẽ việc kê khai doanh thu của Temu để đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định.

EU chính thức điều tra sàn Temu của Trung Quốc

Ngày 31/10, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức khởi động cuộc điều tra sàn Temu, vì nghi ngờ nền tảng thương mại điện tử này chưa hành động đủ để ngăn chặn các hoạt động bán sản phẩm bất hợp pháp.

Mặc dù mới chỉ gia nhập thị trường EU vào năm ngoái nhưng Temu, nằm dưới sự điều hành của Công ty thương mại điện tử PDD Holdings của Trung Quốc, đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường châu lục này bằng chiến lược tiếp thị mạnh mẽ và giá cả cạnh tranh. Trung bình có khoảng 92 triệu người sử dụng nền tảng trên hằng tháng tại châu lục này.

Trong thông báo, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết cuộc điều tra sẽ xem xét các hệ thống quản lý bán hàng của Temu và cách thức đề xuất sản phẩm cho người tiêu dùng, cũng như liệu nền tảng này có tuân thủ nghĩa vụ cung cấp cho các nhà nghiên cứu thị trường quyền truy cập vào dữ liệu công khai của Temu hay không.

Các nhà điều tra cũng sẽ xem xét những rủi ro tiềm ẩn từ thiết kế của nền tảng có thể gây ra hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của người dùng hay không.

Cuộc điều tra được tiến thành theo Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA) của EU, nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động của các nền tảng trực tuyến của các công ty công nghệ quy mô lớn trên thế giới, qua đó đem lại không gian lành mạnh cho người dùng.

Ủy viên phụ trách vấn đề cạnh tranh của EC, bà Margrethe Vestager khẳng định mục tiêu của cuộc điều tra là đảm bảo Temu tuân thủ các tiêu chuẩn của EU và không gây hại cho người tiêu dùng.

Quan chức này nói thêm EU muốn tìm hiểu cơ chế hoạt động của nền tảng Temu để hạn chế việc bán các sản phẩm bất hợp pháp.

Temu cũng sẽ phải giải thích các biện pháp mà nền tảng này đang thực hiện để giải quyết mọi rủi ro có thể nảy sinh từ dịch vụ của mình, bao gồm các chương trình phần thưởng cho khách hàng.

EU lưu ý không có thời hạn chót để hoàn tất cuộc điều tra và có nguy cơ đối mặt với án phạt nặng trong trường hợp phát hiện vi phạm.

Doanh nghiệp trong nước cần làm gì để ứng phó cơn lốc hàng giá rẻ? Doanh nghiệp trong nước cần làm gì để ứng phó cơn lốc hàng giá rẻ?
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam kinh doanh ra sao trước làn sóng đổ bộ Temu, Shein? Thị trường thương mại điện tử Việt Nam kinh doanh ra sao trước làn sóng đổ bộ Temu, Shein?
Thứ trưởng Bộ Công thương giật mình khi thấy hàng trên Temu rất là rẻ Thứ trưởng Bộ Công thương giật mình khi thấy hàng trên Temu rất là rẻ
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sức bật của nông sản Việt!

Sức bật của nông sản Việt!

Cán cân thương mại ngành nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam 10 tháng năm 2024 ước đạt thặng dư 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD.
Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Thị trường Liên minh châu Âu (EU) có yêu cầu cao về chất lượng là điểm đến hấp dẫn của ngành tôm nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tôm đạt tiêu chuẩn xuất đi EU không chỉ giúp tăng giá trị sản phẩm mà còn khẳng định vị thế của ngành tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Giá USD ngân hàng tăng mạnh lên 24.250 đồng. Theo chuyên gia, giá USD trong nước tăng chủ yếu do áp lực liên quan đến yếu tố quốc tế.
BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường  và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ban hành Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại (Khung ESMS), đánh dấu một bước đi tiên phong trong việc đồng hành với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đẩy mạnh giao thương toàn cầu và tăng trưởng bền vững.
BIDV: Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu

BIDV: Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu

Với tầm nhìn trở thành ngân hàng tiên phong cung cấp giải pháp toàn diện và góp phần hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu (XNK), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã bắt tay hợp tác với hai đối tác uy tín trong lĩnh vực công nghệ và logistics.
Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Sau gần 2 tháng tạm ngừng trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng, chiều 18/10, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu qua kênh thị trường mở để hút tiền.
Sau chuyển giao bắt buộc, số phận 2 ngân hàng 0 đồng sẽ ra sao?

Sau chuyển giao bắt buộc, số phận 2 ngân hàng 0 đồng sẽ ra sao?

Sau khi chính thức nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng, MB quyết định cử ông Lê Xuân Vũ - thành viên Ban điều hành MB - đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc thường trực của OceanBank. Vietcombank cho biết CB vẫn là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính.
Giá điện tăng 4,8%: Không tác động mạnh đến lạm phát nhưng gây áp lực chi tiêu

Giá điện tăng 4,8%: Không tác động mạnh đến lạm phát nhưng gây áp lực chi tiêu

Giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% từ ngày 11/10, theo các chuyên gia, mức tăng giá trên tác động không nhiều đến lạm phát nhưng sẽ gây áp lực chi tiêu.
Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu

Việt Nam có hơn 40.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, dẫn đầu ASEAN về số lượng doanh nghiệp, và xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu, theo bảng xếp hạng Agility 2022.
Khơi thông “điểm nghẽn” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khơi thông “điểm nghẽn” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Hội thảo “Thuê tài chính – Kênh tiếp cận vốn trung dài hạn hiệu quả, phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa”, 150 nhà quản lý, chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã thảo luận về các giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tiếp cận vốn hiệu quả. Hội thảo do Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV-SuMi TRUST (BSL) phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ DNNVV (thuộc VCCI) tổ chức ngày 27/09/2024 tại Nghệ An.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động