Doanh nghiệp trong nước cần làm gì để ứng phó cơn lốc hàng giá rẻ?

Việc các sàn Tamu, Taobao, 1688 của Trung Quốc đổ bộ Việt Nam, áp dụng khuyến mãi 60%-70%, kéo theo cơn sốt hàng giá rẻ là nỗi lo lớn đối với nhà sản xuất trong nước.
Kiểm soát chặt việc kinh doanh thực phẩm trên thương mại điện tử Quý I/2024, làm đẹp có doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử Thị trường thương mại điện tử đang chắt lọc nhà bán
Temu sắp ra mắt thị trường Việt Nam.
Temu sắp ra mắt thị trường Việt Nam.

Thương mại điện tử tại Việt Nam gần như bị chiếm lĩnh bởi các sàn ngoại

Theo trang The Low Down của Momentum Works - công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở ở Singapore, Temu sắp ra mắt tại Việt Nam và Brunei, nâng tổng số thị trường của nền tảng thương mại điện tử này tại Đông Nam Á lên 5 nước. Với 5 thị trường ở Đông Nam Á, Temu hiện hoạt động tại 82 quốc gia và vùng lãnh thổ (đến ngày 7/10).

Hiện phiên bản ra mắt của website Temu Việt Nam vẫn còn khá thô sơ, chỉ có tiếng Anh (không có tiếng Việt); chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng (không chấp nhận ví điện tử địa phương) và chỉ có 2 đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển là Ninja Van và Best Express.

Tính đến thị thời điểm hiện tại thương mại điện tử tại Việt Nam gần như bị chiếm lĩnh bởi các sàn ngoại, mà chủ yếu đến từ Trung Quốc. Chẳng hạn, sàn Shopee thuộc Tập đoàn SEA Limited - một tập đoàn công nghệ đa quốc gia dù có trụ sở tại Singapore nhưng cổ đông lớn nhất là Tencent đến từ Trung Quốc; TikTok Shop thuộc sở hữu của ByteDance (Trung Quốc); Lazada thuộc sở hữu của Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc). Trong đó, chỉ riêng: Shopee, TikTok Shop, Lazada đã chiếm lĩnh thị trường trong nước vượt trội, tổng giá trị hàng hóa chi phối lên tới hơn 90%.

Ngoài các sàn thương mại điện tử trên, 2 trang thương mại điện tử giá rẻ của Trung Quốc khác là Taobao và 1688 cũng đã có những động thái tiếp cận thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam.

Cụ thể, 1688.com - nền tảng thuộc Tập đoàn Alibaba chủ yếu phục vụ nội địa đã bất ngờ thêm ngôn ngữ tiếng Việt trên phiên bản iOS và hỗ trợ giao hàng tới địa chỉ người dùng ở Việt Nam. Trước đó, ứng dụng này chỉ có tiếng Trung Quốc.

Còn đối với ứng dụng Taobao chưa hỗ trợ tiếng Việt, tuy nhiên đã cho phép vận chuyển đến địa chỉ của người dùng tại Việt Nam. Về phí vận chuyển, "ông lớn" bán lẻ trực tuyến áp dụng chính sách vận chuyển miễn phí nội địa và thu phí đối với vận chuyển đến Việt Nam.

Theo Momentum Works, Việt Nam là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất vào năm 2023, với tốc độ tăng trưởng tổng giá trị hàng hóa theo năm là gần 53%. Tuy nhiên, việc nhiều sàn thương mại điện tử Trung Quốc cung cấp hàng hóa với giá siêu rẻ vào thị trường Việt Nam báo hiệu nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa.

Tạo ra sân chơi công bằng

Ảnh VnE
Ảnh VnE

Ông Frederic Neumann, chuyên gia từ HSBC gợi ý nhà chức trách có thể đưa ra quy định chi tiết để thúc đẩy các nhà sản xuất Việt được tham gia vào nền tảng như Temu và đảm bảo không có sự phân biệt về thuế giữa hàng ngoại và nội. Ví dụ, Thái Lan trước đây miễn thuế nhập khẩu và VAT với các gói hàng dưới 1.500 baht, nhưng từ tháng 5 tất cả phải chịu thuế VAT 7%. Việc này để bảo vệ sản xuất trong nước trước hàng nhập giá rẻ qua mua sắm online.

"Điều quan trọng là tạo ra sân chơi công bằng", ông Frederic Neumann nói.

Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới là thách thức với Việt Nam và nhiều nước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bộ Công Thương cùng Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ sớm ban hành Nghị định về quản lý hải quan với hoạt động xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử, để cơ chế tách bạch luồng hàng thông thường và online, tăng quản lý người bán nước ngoài qua kênh này.

Họ cũng đề xuất Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) theo hướng các sản phẩm bán trên nền tảng số không được hưởng thuế 0%, để chống thất thu, gian lận trong hoàn thuế VAT.

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, đã đến lúc cần phải sửa Luật theo hướng tất cả các loại hàng hóa ra - vào quốc gia thì đều phải nộp thuế để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, sòng phẳng để điều kiện cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước rõ ràng hơn.

Mặt khác, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh, “Công bằng mà nói, phải cạnh tranh sòng phẳng. Phải phụ thuộc vào quyết tâm, sáng kiến của các doanh nghiệp Việt Nam. Họ có lợi thế về phí vận chuyển, vì vậy nếu muốn tồn tại và phát triển phải ứng dụng công nghệ, giảm chi phí vận hành; hoặc phải tổ chức các hoạt động khuyến mãi, hậu mãi, nâng cao mẫu mã, chất lượng hàng hóa, thu hút người tiêu dùng để tăng khả năng cạnh tranh.”

Còn theo TS. Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhiều sàn thương mại điện tử Trung Quốc vào thị trường Việt Nam là một thách thức thực sự đối với các doanh nghiệp trong nước, có thể chúng ta chưa chuẩn bị thật tốt trước diễn biến này.

Nếu để tình trạng này kéo dài nhiều mặt hàng của Việt Nam không đủ sức cạnh tranh. Thậm chí hàng Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam, thương nhân Việt Nam nhập khẩu hàng Trung Quốc về để kinh doanh, trong khi sản phẩm trong nước lại ế ẩm, không bán được.

Theo TS. Lê Đăng Doanh, cơ quan nhà nước cần vào cuộc xem xét nghiêm túc quy định, quản lý chặt chẽ đối với các hàng nhập khẩu hoặc hàng nhận từ các đơn hàng điện tử tính hợp pháp về thuế cũng như tránh hàng giả, hàng nhái, hàng trốn thuế giá rẻ tràn vào. Bên cạnh đó cần phải nghiên cứu vì sao hàng Trung Quốc giá rẻ, họ có được trợ giá hay không? Từ đó tìm ra giải pháp thích hợp để thúc đẩy nền công nghiệp sản xuất Việt Nam phát triển.

Liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử dẫn dắt sự phát triển của toàn vùng Liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử dẫn dắt sự phát triển của toàn vùng
Người Việt “nghiện” mua sắm online: Tiện lợi đi kèm rủi ro Người Việt “nghiện” mua sắm online: Tiện lợi đi kèm rủi ro
Thị trường thương mại điện tử đang chắt lọc nhà bán Thị trường thương mại điện tử đang chắt lọc nhà bán
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Doanh thu giảm mạnh, công ty bầu Đức khó hoàn thành kế hoạch năm?

Doanh thu giảm mạnh, công ty bầu Đức khó hoàn thành kế hoạch năm?

Quý III/2024, doanh nghiệp của bầu Đức (Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT) ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.431 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước.
Một công ty ô tô trắng doanh thu quý 3, tiền mặt còn dưới 100 triệu đồng

Một công ty ô tô trắng doanh thu quý 3, tiền mặt còn dưới 100 triệu đồng

Sở hữu hệ thống phân phối lớn trên toàn quốc nhưng Công ty CP Ô tô Giải Phóng lại có kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
Tân Tổng Giám đốc 8x của VietinBank là ai?

Tân Tổng Giám đốc 8x của VietinBank là ai?

Ông Nguyễn Trần Mạnh Trung vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).
Tập đoàn Lộc Trời bất ngờ bổ nhiệm kế toán trưởng làm Tổng giám đốc

Tập đoàn Lộc Trời bất ngờ bổ nhiệm kế toán trưởng làm Tổng giám đốc

Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (mã chứng khoán: LTG) công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Tấn Hoàng làm Tổng giám đốc.
Vietcombank bất ngờ trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Eximbank

Vietcombank bất ngờ trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Eximbank

Với việc chi nghìn tỉ mua hơn 78 triệu cổ phiếu EIB, tương đương 4,51% vốn điều lệ, Vietcombank bất ngờ trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại Eximbank, sau Gelex.
Công ty TNHH MAB Việt Nam – Mang niềm vui, hạnh phúc tới gia đình Việt

Công ty TNHH MAB Việt Nam – Mang niềm vui, hạnh phúc tới gia đình Việt

Công ty TNHH Mab Việt Nam ra đời và đã có chỗ đứng trên thị trường TPCN chính hãng từ Châu Âu ( Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha ) tự hào đã đồng hành 8 năm cùng với các cặp vợ chồng mong con hiếm muộn trong công cuộc ươm mầm hạnh phúc.
Những doanh nghiệp nào có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam?

Những doanh nghiệp nào có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam?

Hiện tại, 6 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán Việt bao gồm Vietcombank, BIDV, ACV, FPT, VietinBank và Vinhomes. Những "ông lớn" này không chỉ chiếm lĩnh thị trường bằng quy mô vốn hóa khổng lồ mà còn vượt trội trong kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển dài hạn.
Vì sao PNJ bị xử phạt tiền tỉ sau thanh tra?

Vì sao PNJ bị xử phạt tiền tỉ sau thanh tra?

Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận bị xử phạt 1,34 tỉ đồng sau đợt thanh tra liên ngành của Chính phủ với các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Tập đoàn Hà Đô có Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc mới

Tập đoàn Hà Đô có Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc mới

Tập đoàn Hà Đô có sự thay đổi về nhân sự cấp cao, theo đó ông Lê Xuân Long làm Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Trọng Minh được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc.
Lãnh đạo chuỗi phòng tập Fit24 lần đầu lên tiếng sau thông báo ngừng hoạt động

Lãnh đạo chuỗi phòng tập Fit24 lần đầu lên tiếng sau thông báo ngừng hoạt động

Chuỗi phòng gym cao cấp Fit24 sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh từ ngày 5/10. Lý do được đưa ra là "bất khả kháng nằm ngoài tầm kiểm soát". Fit24 cam kết sẽ sớm mở cửa trở lại để phục vụ hội viên nhưng không nói rõ cụ thể sẽ là ngày nào.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động