Thị trường thương mại điện tử tiếp tục chứng kiến đà giảm mạnh về số lượng nhà bán hàng
Theo báo cáo của nền tảng dữ liệu thông minh Metric.vn, trong 6 tháng đầu năm nay, doanh số bán hàng trên 4 sàn thương mại điện tử (TMĐT) gồm Shopee, Lazada, Tiki và TikTok Shop đã đạt 202.300 tỷ đồng (xấp xỉ 7,8 tỷ USD), tăng gần 42% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù tăng trưởng, song thị trường TMĐT Việt trong nửa đầu năm lại tiếp tục chứng kiến đà giảm mạnh về số lượng nhà bán hàng (shop) phát sinh đơn hàng. Cụ thể giảm hơn 80.000 nhà bán hàng so với 6 tháng đầu năm 2024 và giảm hơn 55.000 nhà bán hàng so với 6 tháng cuối năm 2024.
Diễn biến trên cho thấy sự đào thải ngày càng khốc liệt trong TMĐT, khi thị trường đang tập trung vào nhóm nhà bán hàng lớn có khả năng duy trì đơn hàng ổn định.
Thực tế, số liệu của báo cáo chỉ ra các shop mall, tức nhà bán hàng chính hãng, dù chiếm tỉ trọng ít, song lại có đóng góp doanh thu vượt trội và ngày càng chiếm ưu thế trong lòng người mua hàng.
![]() |
Hơn 80.000 shop online không bán được đơn hàng nào trong nửa đầu năm 2025. (Ảnh minh họa) |
Đơn cử trên Shopee và TikTok Shop, tỉ trọng shop mall chỉ chiếm 3,4% trong tổng số shop nhưng đóng góp đến gần 29% trong tổng doanh số của hai nền tảng này.
“Có thể thấy, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đang dịch chuyển mạnh về các thương hiệu uy tín. Điều này phản ánh tâm lý tiêu dùng ngày càng khắt khe và đề cao sự an tâm khi mua sắm trong bối cảnh hàng hóa kém chất lượng tràn lan"- đại diện Metric.vn đánh giá.
Sự đào thải ngày càng khốc liệt trong thương mại điện tử, số lượng nhà bán hàng (shop) phát sinh đơn hàng tiếp tục giảm mạnh. So với cùng kỳ năm ngoái, nửa đầu năm nay, hơn 80.000 shop không bán được đơn hàng nào.
Cũng trong nửa đầu năm nay, theo Cục Thuế - Bộ Tài chính, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số khác đạt 98.000 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2024. Có 63 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký kê khai, nộp 5.700 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2024. Ngoài ra, 143.500 hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đã kê khai, nộp thuế với số tiền 1.960 tỷ đồng.
Cơ quan thuế cho rằng, việc siết chặt khâu kê khai, tăng cường quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử, trên nền tảng số, cải tiến quy trình hoàn thuế và triển khai các chuyên đề chống thất thu đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.
Metric dự báo trong quý III, doanh số sẽ tiếp tục tăng khoảng 21%, đạt khoảng 122,8 nghìn tỷ đồng với khoảng 1.236 triệu sản phẩm bán ra. Đà tăng này đến từ các chương trình khuyến mãi lớn mùa hè và các mua sắm mùa tựu trường. Nhóm hàng văn phòng phẩm, thời trang, sản phẩm làm đẹp tiếp tục là nhóm được mua nhiều nhất trên sàn thương mại điện tử.
Hàng nhập khẩu qua sàn TMĐT có xu hướng tăng Dù không có chi tiết số lượng ở đầy đủ các sàn, tuy nhiên nhìn vào thị phần hàng hóa trên sàn S., Metric.vn cho biết các nhà bán hàng ngoại đang tích cực mở rộng kinh doanh ở Việt Nam. Theo đó trong 6 tháng đầu năm 2025, nhóm hàng nhập khẩu tại sàn này ghi nhận doanh số đạt 7.5 ngàn tỉ đồng với hơn 164 triệu sản phẩm bán ra, tốc độ tăng trưởng doanh số đạt hơn 6,6%, với giá trung bình mỗi sản phẩm ở mức 45.000 đồng. Theo Metric.vn, dù nhóm hàng này đang chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu hàng hóa, song các nhà bán hàng vẫn nên thận trọng và tận dụng lợi thế "sân nhà" để phát triển. |
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Loạt dự án nhà ở xã hội tỷ đô tại thị trường Hà Nội

Hải quan khu vực III: Quyết liệt chặn hàng giả, bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh

TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng thí điểm xăng E10 từ 1/8

Xuất khẩu nông sản tiêu dùng của Mỹ sang Việt Nam cao kỷ lục

Canada siết chính sách thuế quan: Ngành sắt thép Việt đối diện thách thức lớn

Kiến nghị thống nhất thuế VAT với thức ăn chăn nuôi truyền thống

Thị trường bất động sản chờ “phanh”: Thuế 20% lãi chuyển nhượng có đủ sức hạ nhiệt?

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu Việt Nam

Thị trường sản xuất công nghiệp nóng trở lại, doanh nghiệp tăng tốc đón đơn hàng cuối năm
