Thị trường thương mại điện tử đang chắt lọc nhà bán

Thương mại điện tử (TMĐT) được Chính phủ xác định là trụ cột quan trọng trong tăng trưởng quy mô kinh tế số quốc gia. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang bị chi phối không nhỏ từ các sàn thương mại và nhà cung cấp nước ngoài.
6 tháng đầu năm, người Việt chi gần 150.000 tỷ để mua sắm online Người Việt “nghiện” mua sắm online: Tiện lợi đi kèm rủi ro
Thị trường thương mại điện tử đang chắt lọc nhà bán
Thị trường thương mại điện tử đang chắt lọc nhà bán.

Sự tăng trưởng áp đảo của hai sàn Shopee và TikTok Shop

YouNet ECI (công ty phân tích và tư vấn tăng trưởng kênh thương mại điện tử) vừa công bố báo cáo cho thấy doanh thu các sàn thương mại điện tử quý II/2024 của bốn nền tảng thương mại điện tử Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki đạt 87,37 nghìn tỷ đồng GMV (chỉ số đo lường tổng giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ được bán qua một kênh thương mại điện tử trong một khoảng thời gian nhất định), tăng trưởng 10,4% so với quý trước đó.

Trong đó, nền tảng Shopee dẫn đầu với 62,38 nghìn tỷ đồng đạt 71,4% thị phần GMV. Nền tảng này cũng đồng thời chiếm trên 50% thị phần cho tất cả các nhóm ngành hàng thương mại điện tử.

Xếp thứ hai là TikTok Shop với 19,24 nghìn tỷ đồng, chiếm 22,0% thị phần GMV. Xếp thứ 3 và 4 lần lượt là Lazada (5,16 nghìn tỷ đồng) và Tiki (584,77 tỷ đồng).

Điểm đáng chú ý trong quý II này là tổng số lượng nhà bán có doanh thu đã sụt giảm tới 26.000 so với quý trước. Tuy vậy, doanh thu trung bình của mỗi nhà bán lại tăng 9% so với quý trước và giá trị trung bình mỗi sản phẩm tiêu thụ trên TMĐT cũng tăng 7%.

Như vậy, có thể thấy thị trường TMĐT đang thay đổi rất nhanh theo hướng chắt lọc, tập trung, với số lượng nhà bán không chuyên, doanh thu thấp ngày càng giảm.

Tốc độ tăng trưởng của Shopee trong quý II vượt trội so với TikTok Shop. Nếu như tổng GMV TikTok Shop tăng trưởng 4,8% so với quý trước thì tổng GMV Shopee tăng trưởng đến 16,1% giúp nền tảng này chiếm thêm thị phần.

Nguyên nhân chính cho sự chênh lệch này nằm ở mức độ phụ thuộc vào nhóm ngành hàng Thời trang và Phụ kiện của Shopee và TikTok Shop. Cụ thể, nếu như nhóm ngành hàng Thời trang và Phụ kiện chỉ chiếm 24% trên tổng GMV của Shopee trong quý thì nhóm ngành hàng này lại chiếm đến 37,5% trên tổng GMV của TikTok Shop trên cùng thời gian. Khi nhu cầu cho sản phẩm Thời trang và Phụ kiện giảm trong quý II so với quý I (do quý I có Tết Nguyên Đán là cao điểm của ngành hàng) thì TikTok Shop đã chịu ảnh hưởng nhiều hơn Shopee.

Trong khi tổng giá trị giao dịch của nhóm ngành hàng Thời trang và Phụ kiện giảm 3% so với quý trước thì báo cáo của YouNet ECI chỉ ra tất cả các nhóm ngành hàng khác đều tăng trưởng về GMV. Trong đó, có những nhóm như Thực phẩm và Đồ uống; Mẹ và Bé tăng trưởng đến hai chữ số.

Tuy vậy, tính tổng thể, cũng như quý trước, Thời trang và Phụ kiện vẫn là nhóm ngành hàng được người tiêu dùng mua nhiều nhất trên 4 nền tảng thương mại điện tử, đạt 22,679 nghìn tỷ đồng GMV.

Xếp sau lần lượt là nhóm Sắc đẹp (13,4 nghìn tỷ đồng), Nhà cửa và Đời sống (10,6 nghìn tỷ đồng), Công nghệ (8 nghìn tỷ đồng) và Điện gia dụng (6 nghìn tỷ đồng).

Trong đó, hai nhóm ngành có giá trị sản phẩm cao là Công nghệ và Điện gia dụng ngày càng cho thấy tiềm năng trên TikTok Shop khi doanh thu của hai nhóm ngành trên nền tảng này tăng lần lượt 14% và 28% so với quý trước. Tuy vậy, thị phần của TikTok Shop trong các nhóm ngành này vẫn thấp hơn đáng kể so với Shopee.

Cần tiếp sức cho hàng Việt trên sàn thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử đang chắt lọc nhà bán
Hết thời "cứ mở shop online là bán được hàng"?

Những năm qua, không phải các sàn thương mại điện tử của Việt Nam, hai "tay chơi" đến từ Singapore – Shopee và Lazada mới là những cái tên liên tục dẫn đầu thị trường bán lẻ điện tử Việt Nam. Và mới đây nhất, từ cuối tháng 4/2022, ngay khi vừa xuất hiên, TikTok Shop cũng đã nhanh chóng tham gia đường đua, bước thẳng vào top 5 các sàn thương mại điện tử Việt Nam.

Thậm chí, nhờ tăng trưởng với tốc độ ấn tượng, TikTok Shop nhanh chóng "vượt mặt" Lazada ngồi chắc vị thứ hai. Giữ vị trí thứ tư và thứ năm hiện tại lần lượt là hai sàn thương mại điện tử của Việt Nam là Tiki và Sendo.

Mặc dù nằm trong nhóm 5 sàn thương mại điện tử có doanh thu cao nhất, tuy nhiên, thị phần của hai sàn Tiki và Sendo không đáng kể khi đặt lên bàn cân so sánh với những "tay chơi ngoại quốc" như Shopee, TikTok hay Lazada. Theo đó, trong báo cáo doanh thu quý 2/2024 của 4 sàn thương mại điện tử hàng đầu do YouNet ECI thực hiện, Shopee dẫn đầu thị trường với thị phần 71,4% tính theo tổng giao dịch (GMV). TikTok Shop chiếm 20% thị phần, Lazada chiếm 5,9% trong khi đại diện Việt Nam chỉ có “góc bánh” khá khiêm tốn với 0,7% thị phần.

Ông Nguyễn Xuân Hùng, trưởng ban logistics cho thương mại điện tử (TMĐT) của Hiệp hội Logistics VN (VLA) đề xuất, muốn tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử, VN cần hoàn thiện khung pháp lý để hỗ trợ cho sự phát triển của kho ngoại quan, đồng thời đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng logistics, gồm cả kho bãi và công nghệ quản lý dữ liệu.

Ông Hùng nói trong bối cảnh TMĐT ngày càng phát triển, việc đầu tư vào hạ tầng logistics và hoàn thiện khung pháp lý là điều cần thiết để VN có thể cạnh tranh hiệu quả với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ông Hùng cho rằng, trước hết Việt Nam cần điều chỉnh và hoàn thiện khung pháp lý để hỗ trợ sự phát triển của kho ngoại quan TMĐT, đồng thời đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng logistics, bao gồm cả kho bãi và công nghệ quản lý dữ liệu.

Việt Nam cũng cần tập trung vào việc chuẩn hóa quy trình sản xuất và vận hành, khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác với các công ty công nghệ để tối ưu hóa chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, sự hỗ trợ từ Chính phủ về thuế và chi phí đất đai cũng là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp có thể đầu tư mạnh mẽ hơn vào hạ tầng logistics.

Kết nối thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua du lịch trực tuyến Kết nối thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua du lịch trực tuyến
Tăng cường quản lý hoạt động thương mại điện tử Tăng cường quản lý hoạt động thương mại điện tử
Muốn phát triển thương mại điện tử phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Muốn phát triển thương mại điện tử phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn sáng nay, 20/11, tiếp tục tăng theo đà đi lên của giá vàng thế giới. Xu hướng tăng đã trở lại với mặt hàng kim loại quý.
Hồ tiêu vẫn đang chịu sức ép khi dòng tiền đổ mạnh về cà phê

Hồ tiêu vẫn đang chịu sức ép khi dòng tiền đổ mạnh về cà phê

Giá tiêu đầu giờ sáng nay tăng nhẹ ở Đắk Lắk, giữ ổn định tại các địa phương còn lại so với cùng thời điểm hôm qua. Hồ tiêu vẫn đang chịu sức ép khi dòng tiền đổ mạnh về kinh doanh cà phê.
Tăng liên tục rồi lại đồng loạt giảm, vì sao giá cà phê lại có diễn biến lạ như vậy?

Tăng liên tục rồi lại đồng loạt giảm, vì sao giá cà phê lại có diễn biến lạ như vậy?

Thị trường cà phê trong nước đầu giờ sáng nay giảm nhẹ, giao dịch trong khoảng 113.300 - 113.800 đồng/kg. Sau khi tăng liên tục vào tuần trước thì trong tuần này, giá cà phê lại đồng loạt giảm, vì sao lại có diễn biến như vậy?
Sầu riêng nghịch mùa 200.000 đồng/kg, thương lái lùng khắp các vườn để mua

Sầu riêng nghịch mùa 200.000 đồng/kg, thương lái lùng khắp các vườn để mua

Hiện Việt Nam "một mình một chợ" về sầu riêng nên được giá, sầu Thái hàng loại A thu mua tại vựa đã vọt lên 190.000-200.000 đồng/kg.
Giá vàng đồng loạt tăng mạnh, người dân phản ánh có tiền nhưng khó mua

Giá vàng đồng loạt tăng mạnh, người dân phản ánh có tiền nhưng khó mua

Giá vàng quốc tế quay đầu tăng dựng đứng do xung đột Nga-Ukraine leo thang và giá USD ngừng tăng khiến giá vàng trong nước tăng mạnh cả triệu đồng/lượng.
Thị trường tiêu chưa xuất hiện yếu tố mới hỗ trợ giá đi lên

Thị trường tiêu chưa xuất hiện yếu tố mới hỗ trợ giá đi lên

Giá tiêu đầu giờ sáng nay giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua, giao dịch trong khoảng 138.500 - 140.000 đồng/kg.
Giá cà phê quay đầu giảm ngay phiên đầu tuần, vì sao?

Giá cà phê quay đầu giảm ngay phiên đầu tuần, vì sao?

Thị trường cà phê trong nước hôm nay (19/11) giảm so với cùng thời điểm hôm qua, giao dịch trong khoảng 112.600 - 113.200 đồng/kg.
Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng thế giới tăng sát ngưỡng 2.600 USD/ounce, kéo giá vàng trong nước bùng nổ. Theo đó, vàng miếng SJC và nhẫn trơn đều tăng từ nửa triệu đồng - 700.000 đồng/lượng.
Thị trường tiêu lặng sóng ngày đầu tuần, dự báo đà tăng vẫn còn

Thị trường tiêu lặng sóng ngày đầu tuần, dự báo đà tăng vẫn còn

Giá tiêu đầu giờ sáng nay (18/11) giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tuần trước, giá tiêu nội địa gần như đi ngang, điều chỉnh lên xuống theo diễn biến đồng USD. Điểm tích cực là xu hướng đang đi lên.
Chuyên gia dự đoán tuần tới giá cà phê tăng hay giảm?

Chuyên gia dự đoán tuần tới giá cà phê tăng hay giảm?

Thị trường cà phê trong nước hôm nay (18/11) giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua, giao dịch trong khoảng 112.800 - 113.400 đồng/kg. Các thương nhân dự đoán giá cà phê trên thế giới, trong nước tiếp tục giữ ở mức cao và tăng nhẹ trong tuần này.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động