Muốn phát triển thương mại điện tử phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nêu rất rõ quyền lựa chọn sản phẩm hàng hóa dịch vụ; quyền kinh doanh theo nhu cầu thực tế quyết định tham gia hay không tham gia giao dịch; quyền kiểm tra hàng hoá trước khi giao nhận theo quy định của pháp luật; lựa chọn tiêu dùng hàng hoá có nguồn gốc rõ ràng…

Theo đại diện Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được các doanh nghiệp, người dân biết đến và tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của kênh online cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trước thực trạng đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 và Nghị định số 55/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024 đã bổ sung nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử và trên không gian mạng. Cụ thể:

Phân định rõ trách nhiệm của các bên

Theo đó, các quy định mới làm rõ trách nhiệm của tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số, nền tảng số trung gian, nền tảng số lớn; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên nền tảng số; điều chỉnh việc sử dụng hệ thống thuật toán và quảng cáo hướng tới nhóm người tiêu dùng cụ thể; kiểm duyệt nội dung, minh bạch hoạt động quảng cáo và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương như trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ, hộ nghèo...

Luật mới đã bổ sung một Chương về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng trong giao dịch đặc thù, trong đó có các quy định riêng về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng và các chủ thể có liên quan nói trên.

Một số điểm mới về bảo vệ người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua hệ thống thông tin tự mình thiết lập hoặc thông qua nền tảng số và các tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian cần chủ động, tích cực thực hiện.

Để đáp ứng quy định, yêu cầu mới của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân bao gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua hệ thống thông tin tự mình thiết lập hoặc thông qua nền tảng số và các tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian cần chủ động, tích cực thực hiện các công tác thiết lập, vận hành nhằm tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tính kịp thời, tuân thủ của các doanh nghiệp.

Về nghĩa vụ mà các doanh nghiệp, đại diện Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cũng lưu ý, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng như chỉ định, công bố công khai đầu mối liên hệ, người đại diện được ủy quyền phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xây dựng, công bố công khai quy chế hoạt động của nền tảng số trung gian cho người tiêu dùng, trong đó phân định rõ trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch…

Hay thiết lập kho lưu trữ quảng cáo có sử dụng thuật toán để hướng đến người tiêu dùng, nhóm người tiêu dùng cụ thể và đánh giá định kỳ hoạt động kiểm duyệt nội dung, việc sử dụng hệ thống thuật toán và quảng cáo hướng đến người tiêu dùng, nhóm người tiêu dùng cụ thể…

Bên cạnh đó, luật pháp cũng quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa như cung cấp chính xác và đầy đủ cho người tiêu dùng các thông tin liên quan, quy định về xử lý việc đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng...

Xây dựng hệ thống kinh doanh chuyên nghiệp, hiệu quả

Ngoài việc phải tuân thủ các hành vi bị cấm nói chung, các tổ chức, cá nhân còn cần lưu ý các hành vi bị cấm. Cụ thể khi tham gia giao dịch thương mại điện tử và trên không gian mạng, bao gồm các hành vi ép buộc, ngăn cản, hạn chế quyền lựa chọn của người tiêu dùng.

Liên quan tới công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nêu rất rõ quyền lựa chọn sản phẩm hàng hóa dịch vụ; quyền kinh doanh theo nhu cầu thực tế quyết định tham gia hay không tham gia giao dịch; quyền kiểm tra hàng hoá trước khi giao nhận theo quy định của pháp luật; lựa chọn tiêu dùng hàng hoá có nguồn gốc rõ ràng…

Cơ quan chức năng cũng xây dựng Tổng đài Tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng nhận diện và phòng tránh rủi ro và ngày càng thông thái hơn trên môi trường thương mại điện tử; xây dựng cơ sở tiếp nhận thông tin và phối hợp với cơ quan chức năng xử lý khi vi phạm.

Một số điểm mới về bảo vệ người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử
Hướng dẫn người tiêu dùng phân biệt hàng giả tại phòng trưng bày của Tổng cục Quản lý Thị trường.

Để thúc đẩy, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc tuân thủ pháp luật bảo về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là trong giao dịch thương mại điện tử, giao dịch trên không gian mạng, nền tảng số, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp đa dạng, sáng tạo nhằm tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp như thực hiện các chương trình tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, người lao động của khối doanh nghiệp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các hoạt động này không chỉ nhằm cung cấp thông tin pháp luật mà còn hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống kinh doanh chuyên nghiệp, hiệu quả, đồng thời vẫn bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng.

“Để kịp thời đưa Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào thực tiễn, đảm bảo sự tuân thủ đầy đủ, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh cần kịp thời tìm hiểu quy định mới của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tăng cường năng lực tự tuân thủ, có thể phối hợp với Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để xây dựng và triển khai các chương trình tập huấn, phổ biến quy định mới trong hệ thống, mạng lưới kinh doanh của mình,” đại diện cơ quan này cho hay.

Hải Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sửa quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Sửa quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 128/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
Xuất khẩu cá tra tăng trưởng khá khả quan

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng khá khả quan

Xuất khẩu cá tra 9 tháng đầu năm nay được cho là khá khả quan so với cùng kỳ năm ngoái, khi cả kim ngạch xuất khẩu liên tục ghi nhận tăng trưởng dương. Theo đó, tính đến ngày 15/9/2024 xuất khẩu cá tra đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng đạt 46,28 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng đạt 46,28 tỷ USD

Trong 9 tháng năm 2024 hầu hết các nhóm hàng đều tăng, nên kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng và đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21%
Xuất khẩu dừa tươi có thể mang về 250 triệu USD

Xuất khẩu dừa tươi có thể mang về 250 triệu USD

Hiệp hội Dừa Việt Nam dự báo, với việc ký kết Nghị định thư cho phép xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu dừa tươi năm nay có thể đạt 250 triệu USD, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dừa.
Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Tại công điện số 03/CĐ-BTC gửi các cơ quan ban ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi.
Tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp công nghệ số

Tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp công nghệ số

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 tới, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội, chuyên gia cho rằng, Ban soạn thảo dự án Luật cần chú trọng tới nội dung tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp công nghệ số như ưu đãi về thuế, hỗ trợ đầu tư trên cơ sở cắt giảm chi phí sản xuất, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp...
Triển vọng tích cực của hàng Việt tại thị trường Halal toàn cầu

Triển vọng tích cực của hàng Việt tại thị trường Halal toàn cầu

Để gia nhập thị trường Halal, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ xu hướng thị trường, thực hành tôn giáo và yêu cầu của người tiêu dùng.
Việt Nam xuất khẩu nước xoài sang "đế chế" xoài Pakistan

Việt Nam xuất khẩu nước xoài sang "đế chế" xoài Pakistan

Tập đoàn siêu thị IMTIAZ nhập khẩu lô nước trái cây đầu tiên từ Việt Nam bao gồm nước xoài, nước dứa, nước vải, nước nho, nước táo, nước ổi.
Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU gặp khó về nguyên liệu

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU gặp khó về nguyên liệu

Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU tính đến hết ngày 15/8/2024 tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 133 triệu USD.
"Sự thật Việt Nam đã thành nước Tự do, Độc lập"

"Sự thật Việt Nam đã thành nước Tự do, Độc lập"

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động