Kết nối thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua du lịch trực tuyến

Thương mại điện tử không chỉ thay đổi cách thức mua sắm của người tiêu dùng mà còn mở ra những cơ hội mới cho các nhà sản xuất nhỏ lẻ ở khắp các địa phương. Việc kết nối sản phẩm của các địa phương với các nền tảng trực tuyến không chỉ giúp mở rộng thị trường tiêu thụ mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh.
Kết nối thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua du lịch trực tuyến

Trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện đại, việc kết nối và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua các nền tảng du lịch trực tuyến không chỉ là một giải pháp sáng tạo mà còn là một chiến lược phát triển bền vững. Điều này được nhấn mạnh trong quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2020 – 2025.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được nêu trong quyết định 645/QĐ-TTg là: Tổ chức chuỗi cung ứng thương mại điện tử cho các mặt hàng nông sản, xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để tối ưu hóa chi phí và thời gian đưa hàng hóa ra thị trường”; Thiết lập mô hình trung tâm trực tuyến kết nối với các địa phương để hỗ trợ phân phối sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất Việt, hộ kinh doanh cá thể trên môi trường thương mại điện tử”.

Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Du Lịch Việt Nam, từ 5 năm trở lại đây thì nhu cầu tìm kiếm thông tin về các tour du lịch tăng lên nhanh chóng và gấp tận 32 lần, 42% số người tìm kiếm về địa điểm du lịch, tour hay,… 48% số người lại tìm kiếm về đặt phòng khách sạn, các khách sạn đẹp nhất. Vào mùa du lịch đạt tới mức độ cao điểm thì con số đó còn tăng lên một cách chóng mặt.

Như vậy, có thể thấy rằng, với tình hình hiện nay, thì ngành du lịch sẽ có khả năng còn phát triển hơn nữa và không ngừng vươn tới những dịch vụ và nhu cầu cao hơn.

Kết nối thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua du lịch trực tuyến

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phân phối, tiêu thụ sản phẩm địa phương, đồng thời quảng bá sản phẩm thương hiệu Việt gắn với bản đồ du lịch Việt Nam, Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) đã chủ động phối hợp với Cục Du lịch quốc gia nghiên cứu xây dựng giải pháp kết nối thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua du lịch trực tuyến.

Với lợi thế của thương mại điện tử đã giúp vận hành tiêu thụ hàng hoá khắp các tỉnh, thành phố thông qua hệ thống chuyển phát thương mại điện tử, các sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương đã được đẩy mạnh tiêu thụ ở nhiều địa phương.

Sẽ giải quyết được phần lớn nhu cầu mua các sản phẩm đặc trưng của vùng miền, nơi du khách ghé thăm mà không cần phải mất thời gian tự tìm hiểu hay đi tới các địa điểm buôn bán. Hướng dẫn viên (HDV) sẽ tư vấn cho khách du lịch về sản phẩm, HDV sẽ đặt hàng và nhập thông tin của khách hàng trên App…

Điều này sẽ giúp cho khách du lịch tránh được những sản phẩm không rõ nguồn gốc, hoặc kém chất lượng trên thị trường, bởi tất cả các sản phẩm đăng ký trên App đều được kiểm soát chặt chẽ về pháp lý, cơ sở sản xuất cũng như chất lượng của sản phẩm. Từ đó, các sản phẩm địa phương đến được tay người tiêu dùng nhanh hơn, tiện hơn và chính xác hơn, không chỉ với du khách trong nước, mà khách du lịch quốc tế còn tiếp cận được nhiều hơn với sản phẩm của các vùng miền Việt Nam.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường, việc quảng bá sản phẩm thương hiệu Việt gắn với bản đồ du lịch Việt Nam sẽ là một sự kết hợp văn hóa và kinh tế hiệu quả. Sự kết hợp này không chỉ giúp nâng cao nhận diện thương hiệu mà còn góp phần thúc đẩy du lịch và kinh tế địa phương, đồng thời giới thiệu văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Algeria dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu các sản phẩm địa phương Algeria dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu các sản phẩm địa phương
Điện Biên: Tập huấn xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm địa phương Điện Biên: Tập huấn xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm địa phương
Biến xơ mướp thành các sản phẩm thời trang cao cấp Biến xơ mướp thành các sản phẩm thời trang cao cấp
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vàng lặng sóng, đầu tư kênh nào dễ sinh lời?

Vàng lặng sóng, đầu tư kênh nào dễ sinh lời?

Khi vàng lặng sóng và nguồn cung bị siết chặt, chứng khoán dù hấp dẫn nhưng không dễ "rót tiền", bất động sản vẫn khó khiến nhiều người cảm thấy bối rối khi chọn kênh đầu tư.
“Ông lớn” VPBank điều chỉnh tăng tại tất cả các kỳ hạn tiền gửi

“Ông lớn” VPBank điều chỉnh tăng tại tất cả các kỳ hạn tiền gửi

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa thông báo biểu lãi suất huy động tiền gửi mới áp dụng từ hôm nay (14/6). Trong đó, VPBank đồng loạt tăng lãi suất huy động tại tất cả các kỳ hạn gửi với biên độ tăng là 0,2 – 0,3%/năm.
Thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến của Cơ quan thẩm tra để báo cáo bổ sung, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, tăng sự thuyết phục của việc giảm thuế trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia

Việt Nam liên tục là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia kể từ năm 2012 đến nay. Việc nhập khẩu cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) từ Việt Nam của quốc gia Nam Mỹ này cũng duy trì ở mức ổn định và tăng trưởng dần trong suốt 11 năm qua.
Điều gì khiến các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động?

Điều gì khiến các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động?

13 ngân hàng tăng lãi suất huy động gồm: VietinBank, TPBank, VIB, GPBank, BaoViet Bank, LPBank, Nam A Bank, OceanBank, ABBank, Bac A Bank, MSB, MB, và Eximbank.
Cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đã có mặt ở hơn 65 thị trường

Cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đã có mặt ở hơn 65 thị trường

Hiện các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đã tiếp cận được hơn 65 thị trường. Trong đó, Mỹ, EU và Israel là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất.
Gia hạn điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực thêm 6 tháng

Gia hạn điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực thêm 6 tháng

Bộ Công Thương thông báo gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc thêm 6 tháng.
Doanh nghiệp thủy sản gặp khó tại thị trường EU

Doanh nghiệp thủy sản gặp khó tại thị trường EU

Các doanh nghiệp thủy sản mong muốn sớm được tháo gỡ vướng mắc liên quan đến thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thủy sản từ New Zealand, để không ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu vào châu Âu nói chung.
5 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước

5 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước

Tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam mua lượng lớn điều thô của Campuchia

Việt Nam mua lượng lớn điều thô của Campuchia

Campuchia sản xuất được 716.000 tấn hạt điều thô từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2024. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Việt Nam là 667.000 tấn, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động