Vì sao sản xuất vàng miếng không nên là "cuộc chơi" của ngân hàng?
![]() |
Vì sao sản xuất vàng miếng không nên là "cuộc chơi" của ngân hàng? |
Không đúng chức năng, tiềm ẩn rủi ro "đá chéo sân"
Trong văn bản góp ý gửi Chính phủ về dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam nhấn mạnh: ngân hàng thương mại không có chức năng sản xuất vàng. Theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi ngày 18/1/2024, chức năng chính của các ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán – chứ không phải đầu tư dây chuyền, công nghệ hay nhân lực cho hoạt động sản xuất công nghiệp như chế tác vàng miếng.
Nếu ngân hàng bị kéo vào lĩnh vực sản xuất vàng, họ buộc phải dành nguồn lực lớn cho đầu tư ngoài chuyên môn như xây dựng nhà xưởng, trang bị máy móc, đào tạo nhân công. Điều này không chỉ tiềm ẩn rủi ro vận hành mà còn làm phân tán vốn – vốn đang rất cần thiết cho nhiệm vụ ưu tiên là hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, như mục tiêu mà Nghị quyết 138 của Chính phủ đã đặt ra cho giai đoạn 2025 – 2030.
Không chỉ là lý thuyết, thực tiễn trước năm 2012 từng ghi nhận các ngân hàng lớn như Agribank, ACB hay Sacombank tham gia sản xuất vàng miếng nhưng không đạt hiệu quả, thậm chí để lại hậu quả ngoài mong muốn, buộc Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp để ổn định thị trường.
Bài toán hiệu quả và nguy cơ lệch định hướng
Việc ngân hàng thương mại tham gia sản xuất vàng miếng không chỉ làm sai lệch định hướng quản lý ngành, mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc thị trường vàng. Theo VGTA, sản xuất vàng nên là lĩnh vực chuyên môn hóa, thuộc về các doanh nghiệp có kinh nghiệm, cơ sở vật chất và nhân sự phù hợp.
Nếu cho phép ngân hàng tham gia, sẽ dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh, chồng chéo chức năng, phá vỡ tính minh bạch trong phân bổ nguồn lực. Trong bối cảnh thị trường vàng thế giới luôn biến động mạnh, việc ngân hàng phải "làm thêm" một nhiệm vụ vốn không phải sở trường sẽ làm gia tăng rủi ro hệ thống, ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
Đồng thời, VGTA cũng cảnh báo về nguy cơ độc quyền trong sản xuất vàng miếng nếu chỉ cho phép những doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 1.000 tỉ đồng trở lên được tham gia. Hiện nay, chỉ có 3 doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu này. Vì vậy, Hiệp hội đề xuất giảm yêu cầu về vốn xuống mức 500 tỉ đồng – mức đầu tư được cho là phù hợp dựa trên mô hình hoạt động của Công ty SJC, đơn vị đang sản xuất vàng miếng chủ lực tại Việt Nam.
Giá vàng giảm nhẹ, thị trường tiếp tục trầm lắng Sáng 20/6, giá vàng miếng SJC giảm 200.000 đồng, giao dịch ở mức 117,4 triệu đồng/lượng mua vào và 119,4 triệu đồng/lượng bán ra. Vàng nhẫn 99,99% giảm mạnh hơn, mất 300.000 đồng mỗi lượng, xuống còn 113,5 – 116 triệu đồng/lượng. Giao dịch thị trường vẫn chậm, nhà đầu tư chờ khoảng cách giá trong nước và thế giới thu hẹp. Trên thị trường quốc tế, giá vàng giảm còn 3.357 USD/ounce. Dù vẫn tăng gần 30% từ đầu năm, giá vàng thế giới đang chịu áp lực điều chỉnh do FED giữ nguyên lãi suất và lực chốt lời sau căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt. |
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Tỷ giá USD ngân hàng lập đỉnh mới, tiếp tục chịu áp lực ngắn hạn

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh sau thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Chuyên gia nói gì về việc Mỹ “giảm đáng kể thuế quan” với hàng hóa Việt Nam?

Lãi suất cho người trẻ mua nhà xã hội giảm còn 5,9%

Chi tiết các đối tượng không chịu thuế VAT trong Nghị định 181/2025/NĐ-CP

Thị trường bất động sản đón triển vọng mới sau khi sáp nhập tỉnh thành

Xuất hóa đơn điện tử từ 1/7: Ghi địa chỉ mới hay giữ theo giấy đăng ký kinh doanh?

Bộ Tài chính giảm sâu cho 46 loại phí, lệ phí

Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng: Thêm cơ chế bảo vệ hệ thống và quyền lợi người gửi tiền
