Sẽ có thêm doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng

Dự thảo sửa đổi Nghị định 24 đã hoàn tất theo hướng mở rộng sản xuất vàng miếng ngoài SJC, cho phép thêm doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia nhằm tạo cạnh tranh, đa dạng nguồn cung và thu hẹp chênh lệch giá.
Giá vàng SJC vọt lên gần 118 triệu đồng/lượng, chuyên gia kiến nghị cải tổ chính sách Giá vàng có thể lập đỉnh mới trong năm 2026? Giá vàng tiếp tục lao dốc, người mua lỗ gần 9 triệu đồng mỗi lượng
Ông Đào Xuân Tuấn, Cục trưởng Quản lý Ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước). Ảnh: SBV
Ông Đào Xuân Tuấn, Cục trưởng Quản lý Ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước). Ảnh Thời báo Ngân hàng

Chia sẻ với báo chí, ông Đào Xuân Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) – cho biết dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã hoàn thiện với nhiều thay đổi quan trọng về chính sách quản lý thị trường vàng, theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

"Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ không còn độc quyền sản xuất vàng miếng. Bên cạnh SJC, sẽ có thêm một số thương hiệu khác đủ điều kiện được tham gia sản xuất", ông Tuấn nói. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp người dân có nhiều lựa chọn hơn, đồng thời góp phần thu hẹp khoảng cách giá giữa các sản phẩm, thương hiệu và giữa thị trường trong nước với quốc tế.

Mở quyền nhập khẩu, đa dạng hóa nguồn cung

Dự thảo cũng đề xuất cho phép một số doanh nghiệp và ngân hàng đủ điều kiện được Ngân hàng Nhà nước cấp hạn mức nhập khẩu vàng nguyên liệu theo từng thời kỳ. Nguồn vàng nhập khẩu này sẽ phục vụ cả sản xuất vàng miếng và chế tác vàng trang sức, mỹ nghệ trong nước.

Tuy không còn độc quyền sản xuất, Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ vai trò đầu mối điều tiết và kiểm soát hoạt động sản xuất vàng miếng cũng như nhập khẩu vàng nguyên liệu, bảo đảm ổn định thị trường và quản lý hiệu quả theo lộ trình thị trường hóa có kiểm soát.

Trước đó, theo Nghị định 24 ban hành năm 2012, Ngân hàng Nhà nước là đơn vị duy nhất được cấp phép sản xuất vàng miếng, chỉ định SJC là thương hiệu vàng miếng quốc gia, thay thế cho 9 thương hiệu trước đó. Các ngân hàng thương mại bị yêu cầu dừng huy động vàng và đóng cửa sàn giao dịch vàng. Mạng lưới kinh doanh vàng miếng cũng bị thu hẹp mạnh, từ khoảng 12.000 điểm xuống chỉ còn 2.600 điểm thuộc 37 tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.

Xóa thế độc quyền, phát triển thị trường lành mạnh

Tuy nhiên, sau hơn một thập kỷ, nhiều bất cập đã bộc lộ. Máy móc sản xuất của SJC bị niêm phong, trong khi Ngân hàng Nhà nước không cấp phép bổ sung cho sản xuất hay nhập khẩu nguyên liệu, khiến nguồn cung vàng nguyên liệu gần như đóng băng. Các doanh nghiệp chế tác vàng trang sức buộc phải thu mua vàng từ thị trường, làm tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng Việt.

Nhiều chuyên gia và Hiệp hội Kinh doanh vàng đã nhiều lần kiến nghị bỏ độc quyền vàng miếng, mở cửa nhập khẩu vàng nguyên liệu có điều kiện để đa dạng nguồn cung, góp phần làm giảm chênh lệch giá vàng trong nước – thế giới, đồng thời hạn chế buôn lậu vàng qua biên giới.

Trước thực tế đó, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý, điều chỉnh Nghị định 24 theo hướng tạo lập thị trường vàng vận hành theo cơ chế thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước.

Tổng Bí thư nhấn mạnh: Nhà nước vẫn nắm vai trò quản lý, nhưng không giữ độc quyền. Thay vào đó, cần cho phép thêm các doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia sản xuất vàng miếng, qua đó tạo cạnh tranh bình đẳng, ổn định giá và tăng tính minh bạch của thị trường.

Cùng với đó, việc mở rộng quyền nhập khẩu vàng nguyên liệu một cách kiểm soát sẽ giúp tăng cung, giảm sức ép lên giá, đồng thời tạo điều kiện phát triển ngành vàng trang sức. Mục tiêu dài hạn là xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm chế tác và xuất khẩu vàng trang sức chất lượng cao, đồng thời thúc đẩy chuyển hóa vàng tích trữ trong dân thành sản phẩm có giá trị gia tăng.

Giá vàng vượt 119 triệu đồng/lượng

Sáng 12/6, giá vàng miếng SJC tăng mạnh lên 119,7 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 900.000 đồng chỉ sau một ngày. Trong hai ngày, mỗi lượng vàng miếng tăng khoảng 2 triệu đồng – đợt tăng mạnh nhất trong vài tuần qua.

Giá vàng nhẫn và vàng trang sức 99,99% cũng tăng tương đương, lên 115,4 triệu đồng/lượng. Trên thị trường quốc tế, giá vàng đạt 3.375 USD/ounce, tăng 70 USD trong hai ngày, tương đương 2,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tăng do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu và đồng USD suy yếu. Tuy nhiên, giá vàng trong nước hiện vẫn cao hơn khoảng 13 triệu đồng/lượng so với giá thế giới quy đổi.

Giá vàng bật tăng đầu tuần, chênh lệch với thế giới tiếp tục nới rộng Giá vàng bật tăng đầu tuần, chênh lệch với thế giới tiếp tục nới rộng
Giá vàng SJC tiếp tục tăng, chênh lệch với thế giới còn 12 triệu đồng/lượng Giá vàng SJC tiếp tục tăng, chênh lệch với thế giới còn 12 triệu đồng/lượng
SJC cao hơn vàng nhẫn tới 3,6 triệu đồng/lượng dù cùng chất lượng SJC cao hơn vàng nhẫn tới 3,6 triệu đồng/lượng dù cùng chất lượng
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thị trường smartphone tháng 6/2025: Người Việt chi nhiều hơn cho điện thoại chất lượng

Thị trường smartphone tháng 6/2025: Người Việt chi nhiều hơn cho điện thoại chất lượng

Tháng 6/2025, thị trường điện thoại tại Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự dịch chuyển từ phân khúc phổ thông sang cao cấp, với người tiêu dùng ngày càng sẵn sàng chi cho trải nghiệm tốt hơn. Apple dẫn đầu với gần 39 % thị phần, tiếp theo là Samsung, Oppo, cùng xu hướng mạnh mẽ từ Xiaomi và smartphone 5G. Một bức tranh công nghệ đầy sắc màu và đậm dấu ấn thời đại mới.
Kinh tế tư nhân bứt phá, số doanh nghiệp thành lập mới lập kỷ lục

Kinh tế tư nhân bứt phá, số doanh nghiệp thành lập mới lập kỷ lục

Riêng trong tháng 6 năm 2025 ghi nhận dấu mốc bứt phá của kinh tế tư nhân Việt Nam khi số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới vượt kỷ lục, đạt hơn 24.000 đơn vị, gấp đôi so với cùng kỳ các năm 2021 - 2024.
“Chìa khoá số” mở đường cho ngành điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên AI và chuỗi cung ứng mới

“Chìa khoá số” mở đường cho ngành điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên AI và chuỗi cung ứng mới

Ngày 02/7/2025, Diễn đàn Công nghiệp Sản xuất – M-TALKS 2025 với chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng AI, Tự động hóa và Hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu” đã diễn ra tại khách sạn Pullman Hà Nội.
Hơn 24.000 doanh nghiệp mới trong tháng 6: Kinh tế tư nhân bứt phá

Hơn 24.000 doanh nghiệp mới trong tháng 6: Kinh tế tư nhân bứt phá

Số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 lập kỷ lục với hơn 24.000 đơn vị – mức cao nhất từ trước đến nay. Cùng với sự gia tăng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, những con số tích cực cho thấy niềm tin của khu vực kinh tế tư nhân đang mạnh mẽ trở lại sau khi Nghị quyết 68 được ban hành.
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Nhiều luật, nghị định, thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực thuế, quy hoạch, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp... sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Khách hàng trẻ nói gì về 2 mẫu xe  Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV?

Khách hàng trẻ nói gì về 2 mẫu xe Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV?

Trong bối cảnh thị trường xe ô tô Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các dòng xe thông minh và tiết kiệm năng lượng, các mẫu xe mới như Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV đã nhanh chóng thu hút sự chú ý.
Từ 1/7, doanh nghiệp chỉ được phép khuyến mại hàng hóa, dịch vụ với mức giảm giá tối đa 50%

Từ 1/7, doanh nghiệp chỉ được phép khuyến mại hàng hóa, dịch vụ với mức giảm giá tối đa 50%

Mới đây, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân vừa ký ban hành Thông tư số 39/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mại.
Mailisa – 27 năm định vị thương hiệu bằng uy tín và trách nhiệm cộng đồng

Mailisa – 27 năm định vị thương hiệu bằng uy tín và trách nhiệm cộng đồng

Trải qua hành trình 27 năm xây dựng và phát triển phát triển, từ năm 1998 đến nay, hệ thống thẩm mỹ Mailisa đã mở rộng với 17 chi nhánh trên toàn quốc và phục vụ hàng đông đảo khách hàng trên cả nước. Tuy nhiên, điều được nhấn mạnh không chỉ là quy mô mà còn là định hướng phát triển bền vững dựa trên nền tảng chuyên môn y khoa và cam kết trách nhiệm với cộng đồng.
Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Từ 01/7/2025, Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn với nhiều ưu đãi đột phá, giảm mạnh rào cản vay vốn cho nông dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân, các phó trưởng ban gồm Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng (Phó Trưởng ban thường trực) và Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
partner-vingroup
partner-shb
partner-hdbank
partner-bivaco
partner-tan-hoang-minh-group
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động