SJC cao hơn vàng nhẫn tới 3,6 triệu đồng/lượng dù cùng chất lượng

Giá vàng trong nước tiếp tục xu hướng giảm bất chấp giá thế giới đi lên. Đáng chú ý, mức chênh lệch giữa vàng miếng SJC và vàng nhẫn hiện đã lên đến 3,6 triệu đồng mỗi lượng, làm dấy lên lo ngại về tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý thị trường.
Giá vàng lao dốc mạnh, người mua lỗ nặng sau một tuần giao dịch Giá vàng bật tăng đầu tuần, chênh lệch với thế giới tiếp tục nới rộng Giá vàng SJC tiếp tục tăng, chênh lệch với thế giới còn 12 triệu đồng/lượng
SJC cao hơn vàng nhẫn tới 3,6 triệu đồng/lượng dù cùng chất lượng
Giá vàng trong nước tiếp tục xu hướng giảm bất chấp giá thế giới đi lên.

Chiều 3/6, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC giữ nguyên giá mua vào vàng miếng ở mức 114,9 triệu đồng/lượng và bán ra 117,2 triệu đồng/lượng. Tại Công ty Mi Hồng, giá bán giảm 200.000 đồng xuống còn 117 triệu đồng/lượng, trong khi giá mua đứng ở 115,8 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, giá vàng nhẫn tại Công ty SJC được niêm yết mua vào 111 triệu đồng/lượng và bán ra 113,6 triệu đồng, không đổi so với ngày 3/6. Công ty Phú Quý tăng nhẹ giá vàng nhẫn 200.000 đồng lên 111,2 triệu đồng/lượng (mua vào) và 114,2 triệu đồng/lượng (bán ra).

Như vậy, vàng miếng SJC đang cao hơn vàng nhẫn cùng hàm lượng từ 1 đến 3,6 triệu đồng/lượng. Đáng chú ý, trong 3 ngày gần đây, giá vàng trong nước liên tục giảm, khiến người mua vàng chịu lỗ khoảng 6 triệu đồng mỗi lượng.

Trên thị trường quốc tế, giá vàng ngày 3/6 tăng 8 USD lên mức 3.364 USD/ounce. Tuy nhiên, áp lực chốt lời khiến giá có thời điểm giảm về 3.336 USD/ounce.

Tính đến 6 giờ sáng 4/6 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay giảm còn 3.358 USD/ounce, mất 32 USD so với cùng thời điểm hôm trước; vàng kỳ hạn tháng 8 cũng giảm 24,8 USD, xuống 3.372,4 USD/ounce.

Chuyên gia kiến nghị cải cách chính sách để gỡ nút thắt nguồn cung

SJC cao hơn vàng nhẫn tới 3,6 triệu đồng/lượng dù cùng chất lượng
Theo Hội đồng Vàng thế giới, các ngân hàng trung ương tiếp tục mua vào 12 tấn vàng trong tháng 4.

Theo Hội đồng Vàng thế giới, các ngân hàng trung ương tiếp tục mua vào 12 tấn vàng trong tháng 4, dù thấp hơn mức trung bình 12 tháng là 28 tấn. Một số quốc gia tăng dự trữ vàng gồm Ba Lan, Cộng hòa Czech, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Kyrgyzstan.

Dữ liệu kinh tế Mỹ cũng có tác động lớn đến thị trường kim loại quý. Khảo sát JOLTS cho thấy số việc làm mới mở trong tháng 4 tăng lên 7,39 triệu, vượt dự báo và cao hơn mức 7,2 triệu của tháng 3. Tuyển dụng và sa thải giữ mức ổn định, lần lượt ở 5,6 triệu và 5,3 triệu.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Trường Đại học Kinh tế TP.HCM) cho rằng, điểm nghẽn lớn nhất của thị trường vàng trong nước hiện nay là nguồn cung hạn chế. “Muốn ổn định thị trường, điều kiện tiên quyết là phải đảm bảo nguồn cung. Cần xử lý từ gốc, như xây dựng sàn giao dịch vàng hoặc hệ thống vàng tín chỉ,” ông Huân nói.

TS. Lê Xuân Nghĩa – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia – nhận định: “Nghị định 24 đã lỗi thời, cấm nhập khẩu vàng và trao độc quyền cho Ngân hàng Nhà nước khiến thị trường thiếu hụt vàng chính thức, dẫn đến tình trạng nhập lậu, phát sinh sai phạm.”

Ông đề xuất cần cho phép nhập khẩu vàng chính thức hoặc thành lập sàn giao dịch vàng vật chất. “Cách làm này đảm bảo minh bạch, giúp kiểm soát dòng ngoại tệ và ngăn ngừa thao túng thị trường,” ông nhấn mạnh.

Giá vàng thế giới giảm mạnh, nhưng xu hướng dài hạn vẫn lạc quan Giá vàng thế giới giảm mạnh, nhưng xu hướng dài hạn vẫn lạc quan
Thị trường vàng đảo chiều mạnh: Sóng lớn đang tới? Thị trường vàng đảo chiều mạnh: Sóng lớn đang tới?
Vàng giảm giá toàn cầu – trong nước mất tới 1 triệu đồng/lượng Vàng giảm giá toàn cầu – trong nước mất tới 1 triệu đồng/lượng
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá cà phê tăng dựng đứng, thị trường "nín thở" trước biến động mới

Giá cà phê tăng dựng đứng, thị trường "nín thở" trước biến động mới

Sau chuỗi ngày điều chỉnh giảm, giá cà phê hôm nay (24/7/2025) đã có một phiên "lội ngược dòng" ngoạn mục khi đồng loạt tăng dựng đứng trên cả thị trường trong nước và thế giới. Giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên vọt tăng hơn 3.000 đồng/kg, tái lập mốc giá cao trong sự ngỡ ngàng của thị trường. Động lực tăng giá chủ yếu đến từ những lo ngại về nguồn cung tại Brazil, khiến giới đầu tư toàn cầu thay đổi tâm lý một cách đột ngột.
Giá tiêu hôm nay 23/7: Đồng loạt giảm sâu, vì sao thị trường nội địa 'lệch pha' thế giới?

Giá tiêu hôm nay 23/7: Đồng loạt giảm sâu, vì sao thị trường nội địa 'lệch pha' thế giới?

Giá tiêu hôm nay (23/7) tiếp tục lao dốc xuống dưới mốc 140.000 đồng/kg, hiện giao dịch trong khoảng 136.500 - 138.500 đồng/kg. Diễn biến này đi ngược với đà phục hồi của thế giới, cho thấy áp lực riêng của thị trường Việt Nam do sức mua yếu và các đơn hàng xuất khẩu còn chững lại.
Giá cà phê hôm nay 23/7: Lao dốc không phanh, nhà đầu tư nín thở

Giá cà phê hôm nay 23/7: Lao dốc không phanh, nhà đầu tư nín thở

Sáng 23/7, giá cà phê trong nước quay đầu giảm mạnh tới 1.900 đồng/kg, đồng pha với đà lao dốc của thế giới và chấm dứt chuỗi tăng đầu tuần. Tuy nhiên, thị trường vẫn tiềm ẩn bất ổn do thông tin trái chiều về nguy cơ sương giá tại Brazil.
Bảo đảm hàng hóa thiết yếu, kiểm soát giá trong bão số 3

Bảo đảm hàng hóa thiết yếu, kiểm soát giá trong bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản số 1819/TTTN-VP gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố nằm trong vùng ảnh hưởng, yêu cầu khẩn trương triển khai giải pháp bảo đảm nguồn hàng thiết yếu và kiểm soát thị trường hiệu quả.
Nông sản Việt: Thay đổi tư duy để thoát vòng luẩn quẩn “được mùa, mất giá”

Nông sản Việt: Thay đổi tư duy để thoát vòng luẩn quẩn “được mùa, mất giá”

Xoài, mít, cam sành… rớt giá thảm hại ngay tại “thủ phủ” vì phụ thuộc đầu ra, sản xuất thiếu quy hoạch và không gắn với tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi đó, một quả xoài hữu cơ ở Nhật có thể bán với giá bằng cả tạ xoài Việt. Nông nghiệp Việt Nam đang cần một chiến lược phát triển bền vững, hiện đại và có thương hiệu để nâng tầm giá trị.
Giá cà phê thế giới lao dốc mạnh, trong nước tạm giữ mốc 94.000 đồng/kg

Giá cà phê thế giới lao dốc mạnh, trong nước tạm giữ mốc 94.000 đồng/kg

Thị trường cà phê thế giới bất ngờ lao dốc sau chuỗi tăng nóng, kéo giá Robusta rơi xuống dưới ngưỡng 3.200 USD/tấn. Trong khi đó, thị trường trong nước giữ đà ổn định, chưa có dấu hiệu biến động mạnh.
Giá tiêu hôm nay 22/7: Duy trì đỉnh 140.000 đồng/kg, thị trường vẫn "nín thở" chờ lực đẩy mới

Giá tiêu hôm nay 22/7: Duy trì đỉnh 140.000 đồng/kg, thị trường vẫn "nín thở" chờ lực đẩy mới

Giá tiêu trong nước sáng nay tiếp tục đứng ở mức cao, dao động từ 137.000 đến 140.000 đồng/kg. Dù tăng mạnh so với cùng kỳ tháng trước, thị trường vẫn chưa thực sự sôi động khi nhu cầu xuất khẩu còn yếu và áp lực đầu cơ gia tăng.
Ford lập kỷ lục doanh số nửa đầu năm 2025: Dẫn đầu toàn diện nhiều phân khúc

Ford lập kỷ lục doanh số nửa đầu năm 2025: Dẫn đầu toàn diện nhiều phân khúc

Ford Việt Nam vừa công bố đạt doanh số kỷ lục 21.700 xe trong sáu tháng đầu năm 2025, tăng trưởng ấn tượng 23% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức doanh số cao nhất trong nửa đầu năm kể từ khi thương hiệu này có mặt tại Việt Nam, tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu trong nhiều phân khúc chiến lược.
Rau quả Việt Nam lấy lại đà tăng: Sầu riêng hồi phục, chanh leo và dừa bứt tốc

Rau quả Việt Nam lấy lại đà tăng: Sầu riêng hồi phục, chanh leo và dừa bứt tốc

Sau giai đoạn sụt giảm kéo dài, ngành rau quả Việt Nam đang chứng kiến những tín hiệu phục hồi tích cực. Với sự trở lại mạnh mẽ của sầu riêng cùng đà tăng tốc của chanh leo, xoài và dừa, kim ngạch xuất khẩu ngành này đạt gần 4 tỷ USD sau 7 tháng đầu năm 2025, củng cố kỳ vọng tăng trưởng bền vững trong nửa cuối năm.
Giá tiêu sáng nay 20/7: Quay đầu giảm nhẹ, thị trường thận trọng trước biến động

Giá tiêu sáng nay 20/7: Quay đầu giảm nhẹ, thị trường thận trọng trước biến động

Sáng 20/7, giá hồ tiêu trong nước đồng loạt giảm nhẹ từ 500–1.000 đồng/kg sau chuỗi ngày tăng mạnh, thể hiện sự thận trọng của người trồng và doanh nghiệp trước biến động thị trường trong nước và quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
partner-vingroup
partner-shb
partner-hdbank
partner-bivaco
partner-tan-hoang-minh-group
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động