Giá vàng SJC tiếp tục tăng, chênh lệch với thế giới còn 12 triệu đồng/lượng
![]() |
Vàng miếng trong nước ngày 3/6 tiếp tục tăng nhẹ, đưa mức chênh lệch với thế giới thu hẹp còn khoảng 12 triệu đồng mỗi lượng. |
Giá vàng miếng SJC sáng 3/6 tăng thêm 200.000 đồng/lượng, được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết mua vào ở mức 116 triệu đồng/lượng và bán ra 118 triệu đồng/lượng. Mi Hồng nâng giá mua lên 116,5 triệu đồng, bán ra 117,8 triệu đồng. Phú Quý điều chỉnh giá mua lên 115,5 triệu đồng, bán ra 118 triệu đồng.
Đáng chú ý, giá vàng nhẫn tăng mạnh 700.000 đồng mỗi lượng. Phú Quý niêm yết mức mua vào – bán ra lần lượt là 111,5 triệu và 114,5 triệu đồng/lượng; SJC bán ra ở mức 114 triệu đồng. Giá vàng nhẫn hiện cao hơn giá vàng thế giới khoảng 8 – 8,3 triệu đồng/lượng, trong khi vàng miếng SJC cao hơn khoảng 12 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng giảm về 3.366 USD/ounce sau khi vọt lên 3.394 USD/ounce trong phiên đêm 2/6 tại Mỹ. Diễn biến này phản ánh tâm lý trú ẩn tăng cao do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung và đồng USD suy yếu.
Thị trường vàng méo mó, cần cải cách mạnh mẽ
![]() |
Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường vàng cần một cuộc cải cách toàn diện |
Theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, nhiều doanh nghiệp vàng và ngân hàng đã vi phạm nghiêm trọng quy định kinh doanh, đặc biệt là trong phòng chống rửa tiền và quản lý giao dịch tiền mặt. SJC – đơn vị chiếm thị phần lớn – bị phát hiện điều hành giá mua bán không theo cơ chế rõ ràng, làm dấy lên lo ngại thao túng thị trường. Một số ngân hàng còn thực hiện giao dịch vàng nhưng không giao nhận vàng thực tế, gây rủi ro cho hệ thống tài chính.
Trước thực trạng đó, nhiều chuyên gia cho rằng thị trường vàng cần một cuộc cải cách toàn diện. TS Đinh Thế Hiển nhận định, việc độc quyền vàng miếng qua thương hiệu SJC là rào cản lớn khiến thị trường thiếu minh bạch, giá vàng trong nước cao bất hợp lý so với thế giới. Ông đề xuất xóa bỏ độc quyền này, cấp phép thêm cho doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất vàng miếng, mở rộng quyền nhập khẩu vàng nguyên liệu, từ đó tăng cung và giảm tình trạng đầu cơ.
PGS-TS Ngô Trí Long cũng cho rằng Nhà nước nên sớm thành lập Sở Giao dịch vàng quốc gia – nơi giá vàng được niêm yết công khai, minh bạch, có sự kiểm soát dòng tiền và hoạt động đầu tư. Theo ông, nếu có cơ chế thị trường đúng đắn, người dân sẽ không phải mua vàng với mức giá cao hơn thế giới hàng chục triệu đồng như hiện nay. Đồng thời, nguồn vàng trong dân cũng có thể huy động vào hệ thống tài chính qua các công cụ như chứng chỉ vàng điện tử hay tài khoản vàng, vừa đảm bảo an toàn tài sản, vừa tạo thêm nguồn lực cho nền kinh tế.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Giá cà phê tăng dựng đứng, thị trường "nín thở" trước biến động mới

Giá tiêu hôm nay 23/7: Đồng loạt giảm sâu, vì sao thị trường nội địa 'lệch pha' thế giới?

Giá cà phê hôm nay 23/7: Lao dốc không phanh, nhà đầu tư nín thở

Bảo đảm hàng hóa thiết yếu, kiểm soát giá trong bão số 3

Nông sản Việt: Thay đổi tư duy để thoát vòng luẩn quẩn “được mùa, mất giá”

Giá cà phê thế giới lao dốc mạnh, trong nước tạm giữ mốc 94.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 22/7: Duy trì đỉnh 140.000 đồng/kg, thị trường vẫn "nín thở" chờ lực đẩy mới

Ford lập kỷ lục doanh số nửa đầu năm 2025: Dẫn đầu toàn diện nhiều phân khúc

Rau quả Việt Nam lấy lại đà tăng: Sầu riêng hồi phục, chanh leo và dừa bứt tốc
