Giá vàng SJC vọt lên gần 118 triệu đồng/lượng, chuyên gia kiến nghị cải tổ chính sách

Sáng 5/6, giá vàng miếng SJC tiếp tục lập đỉnh mới khi vượt ngưỡng 117 triệu đồng/lượng, nới rộng khoảng cách với giá thế giới lên hơn 10 triệu đồng. Diễn biến tăng nóng cùng bất ổn kéo dài đặt ra yêu cầu cấp thiết về cải cách chính sách, từ bỏ cơ chế hành chính cứng nhắc để hình thành thị trường vàng vận hành theo quy luật.
Giá vàng bật tăng đầu tuần, chênh lệch với thế giới tiếp tục nới rộng Giá vàng SJC tiếp tục tăng, chênh lệch với thế giới còn 12 triệu đồng/lượng SJC cao hơn vàng nhẫn tới 3,6 triệu đồng/lượng dù cùng chất lượng
Giá vàng SJC vọt lên gần 118 triệu đồng/lượng, chuyên gia kiến nghị cải tổ chính sách

Giá vàng SJC vọt lên gần 118 triệu đồng/lượng.

Theo Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), sáng 5/6, giá vàng miếng được niêm yết ở mức 115,4 triệu đồng/lượng mua vào và 117,7 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 500.000 đồng/lượng so với hôm trước. Chênh lệch giá mua – bán vẫn duy trì ở mức 2,3 triệu đồng/lượng.

Vàng nhẫn 4 số 9 cũng điều chỉnh tăng mạnh. SJC tăng 500.000 đồng ở cả hai chiều, mua vào lên 111,5 triệu đồng/lượng, bán ra 114 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, tại Công ty PNJ, giá mua vào tăng 700.000 đồng, lên 111,9 triệu đồng/lượng, giá bán ra tăng 400.000 đồng, đạt 114 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay tăng 16 USD lên mức 3.380 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, tương đương khoảng 107 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí). Như vậy, vàng miếng SJC đang cao hơn giá thế giới đến 10,7 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục hưởng lợi từ sự suy yếu của đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm. Bên cạnh đó, các yếu tố địa chính trị căng thẳng tại Nga – Ukraine, Iran, Syria và Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy nhu cầu vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua cũng đưa ra những tuyên bố cứng rắn, cho rằng Trung Quốc đang “rất khó đạt thỏa thuận” sau động thái tăng gấp đôi thuế nhập khẩu thép, nhôm và yêu cầu các đối tác thương mại đệ trình đề xuất tốt hơn.

Tâm lý nhà đầu tư toàn cầu bị ảnh hưởng bởi dữ liệu kinh tế Mỹ không mấy khả quan. Chỉ số PMI do Viện Quản lý Cung ứng (ISM) công bố giảm xuống còn 49,9 điểm trong tháng 5 – mức thấp nhất kể từ tháng 6/2024. Trong khi đó, theo ADP, Mỹ chỉ tạo thêm 37.000 việc làm mới trong tháng 5, thấp hơn nhiều so với con số 110.000 mà giới chuyên gia kỳ vọng.

Cần phá bỏ độc quyền, xây dựng thị trường vàng theo hướng hiện đại

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long.
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, thị trường vàng Việt Nam từ lâu đã vận hành méo mó, thiếu hiệu quả do cơ chế quản lý mang tính hành chính, độc quyền nhập khẩu và thiếu liên thông giữa các phân khúc vàng miếng – vàng trang sức – vàng tài khoản. Tính đến cuối tháng 5, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới quy đổi lên tới 15–17 triệu đồng/lượng.

Bên cạnh đó, tình trạng đầu cơ, thao túng giá, buôn lậu vàng ngày càng gia tăng, gây tổn hại niềm tin thị trường, ảnh hưởng đến tỷ giá, cán cân thanh toán và an toàn tài chính quốc gia.

Trước tình trạng này, ngày 28/5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì cuộc làm việc với Ban Chính sách – Chiến lược Trung ương, nhấn mạnh yêu cầu đổi mới toàn diện tư duy quản lý thị trường vàng. Theo đó, cần chuyển từ cơ chế “quản lý bằng mệnh lệnh hành chính” sang mô hình “kiến tạo thị trường có kiểm soát” – tức tôn trọng quy luật cung cầu, cạnh tranh lành mạnh nhưng Nhà nước vẫn giữ vai trò kiểm soát rủi ro hệ thống.

Ông Long cho rằng các biện pháp hành chính như siết cung, độc quyền sản xuất vàng miếng và hạn chế nhập khẩu tuy từng giúp ổn định tỷ giá, chống đô la hóa, nhưng đang gây ra hệ lụy nghiêm trọng: giá vàng trong nước bị đội lên bất hợp lý, người dân thiệt hại, mất niềm tin vào một kênh tích sản hợp pháp.

Ông đề xuất cần cho phép nhập khẩu vàng có kiểm soát đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện, thay vì đấu thầu vàng như trước đây. Việc cấp hạn ngạch dựa trên năng lực thực tế, hiệu quả kinh doanh và tuân thủ pháp luật sẽ giúp tăng cạnh tranh, hạn chế độc quyền và bình ổn thị trường.

Ngoài ra, ông Long cũng nhấn mạnh đến việc thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia – một bước đi cần thiết để giải phóng nguồn lực vàng đang “nằm chết” trong dân, tương đương hàng chục tỷ USD. Mô hình này có thể tích hợp tại Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM, cho phép giao dịch tập trung, minh bạch, giúp hạn chế thị trường chợ đen.

So sánh quốc tế cho thấy nhiều nước đã hiện đại hóa chính sách quản lý vàng: Singapore thành lập Sở giao dịch vàng từ 2014; Ấn Độ có chương trình “Gold Monetisation Scheme” trả lãi cho người gửi vàng; Thái Lan có hơn 200 doanh nghiệp vàng niêm yết giá theo thị trường toàn cầu, đảm bảo minh bạch và sát thực tế.

Đồng quan điểm, chuyên gia Phạm Thế Anh (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng cần sớm xây dựng hành lang pháp lý cho việc vận hành sàn giao dịch vàng nhằm giảm phụ thuộc vào vàng vật chất, tạo kênh đầu tư hiện đại. Việc sửa đổi Nghị định 24 là nhiệm vụ cấp bách để đưa thị trường vàng vận hành theo hướng tự do – minh bạch – cạnh tranh hơn.

“Vàng có giá trị nội tại, không nên chỉ là sản phẩm được định danh bằng dấu hiệu doanh nghiệp sản xuất. Đã đến lúc chuyển vàng từ tài sản dự trữ thụ động thành nguồn lực phát triển”, ông Thế Anh khẳng định.

Thị trường vàng đảo chiều mạnh: Sóng lớn đang tới? Thị trường vàng đảo chiều mạnh: Sóng lớn đang tới?
Vàng giảm giá toàn cầu – trong nước mất tới 1 triệu đồng/lượng Vàng giảm giá toàn cầu – trong nước mất tới 1 triệu đồng/lượng
Giá vàng trong nước giảm sâu, nhà đầu tư lỗ hơn 5 triệu đồng/lượng chỉ sau vài ngày Giá vàng trong nước giảm sâu, nhà đầu tư lỗ hơn 5 triệu đồng/lượng chỉ sau vài ngày
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá cà phê tăng dựng đứng, thị trường "nín thở" trước biến động mới

Giá cà phê tăng dựng đứng, thị trường "nín thở" trước biến động mới

Sau chuỗi ngày điều chỉnh giảm, giá cà phê hôm nay (24/7/2025) đã có một phiên "lội ngược dòng" ngoạn mục khi đồng loạt tăng dựng đứng trên cả thị trường trong nước và thế giới. Giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên vọt tăng hơn 3.000 đồng/kg, tái lập mốc giá cao trong sự ngỡ ngàng của thị trường. Động lực tăng giá chủ yếu đến từ những lo ngại về nguồn cung tại Brazil, khiến giới đầu tư toàn cầu thay đổi tâm lý một cách đột ngột.
Giá tiêu hôm nay 23/7: Đồng loạt giảm sâu, vì sao thị trường nội địa 'lệch pha' thế giới?

Giá tiêu hôm nay 23/7: Đồng loạt giảm sâu, vì sao thị trường nội địa 'lệch pha' thế giới?

Giá tiêu hôm nay (23/7) tiếp tục lao dốc xuống dưới mốc 140.000 đồng/kg, hiện giao dịch trong khoảng 136.500 - 138.500 đồng/kg. Diễn biến này đi ngược với đà phục hồi của thế giới, cho thấy áp lực riêng của thị trường Việt Nam do sức mua yếu và các đơn hàng xuất khẩu còn chững lại.
Giá cà phê hôm nay 23/7: Lao dốc không phanh, nhà đầu tư nín thở

Giá cà phê hôm nay 23/7: Lao dốc không phanh, nhà đầu tư nín thở

Sáng 23/7, giá cà phê trong nước quay đầu giảm mạnh tới 1.900 đồng/kg, đồng pha với đà lao dốc của thế giới và chấm dứt chuỗi tăng đầu tuần. Tuy nhiên, thị trường vẫn tiềm ẩn bất ổn do thông tin trái chiều về nguy cơ sương giá tại Brazil.
Bảo đảm hàng hóa thiết yếu, kiểm soát giá trong bão số 3

Bảo đảm hàng hóa thiết yếu, kiểm soát giá trong bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản số 1819/TTTN-VP gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố nằm trong vùng ảnh hưởng, yêu cầu khẩn trương triển khai giải pháp bảo đảm nguồn hàng thiết yếu và kiểm soát thị trường hiệu quả.
Nông sản Việt: Thay đổi tư duy để thoát vòng luẩn quẩn “được mùa, mất giá”

Nông sản Việt: Thay đổi tư duy để thoát vòng luẩn quẩn “được mùa, mất giá”

Xoài, mít, cam sành… rớt giá thảm hại ngay tại “thủ phủ” vì phụ thuộc đầu ra, sản xuất thiếu quy hoạch và không gắn với tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi đó, một quả xoài hữu cơ ở Nhật có thể bán với giá bằng cả tạ xoài Việt. Nông nghiệp Việt Nam đang cần một chiến lược phát triển bền vững, hiện đại và có thương hiệu để nâng tầm giá trị.
Giá cà phê thế giới lao dốc mạnh, trong nước tạm giữ mốc 94.000 đồng/kg

Giá cà phê thế giới lao dốc mạnh, trong nước tạm giữ mốc 94.000 đồng/kg

Thị trường cà phê thế giới bất ngờ lao dốc sau chuỗi tăng nóng, kéo giá Robusta rơi xuống dưới ngưỡng 3.200 USD/tấn. Trong khi đó, thị trường trong nước giữ đà ổn định, chưa có dấu hiệu biến động mạnh.
Giá tiêu hôm nay 22/7: Duy trì đỉnh 140.000 đồng/kg, thị trường vẫn "nín thở" chờ lực đẩy mới

Giá tiêu hôm nay 22/7: Duy trì đỉnh 140.000 đồng/kg, thị trường vẫn "nín thở" chờ lực đẩy mới

Giá tiêu trong nước sáng nay tiếp tục đứng ở mức cao, dao động từ 137.000 đến 140.000 đồng/kg. Dù tăng mạnh so với cùng kỳ tháng trước, thị trường vẫn chưa thực sự sôi động khi nhu cầu xuất khẩu còn yếu và áp lực đầu cơ gia tăng.
Ford lập kỷ lục doanh số nửa đầu năm 2025: Dẫn đầu toàn diện nhiều phân khúc

Ford lập kỷ lục doanh số nửa đầu năm 2025: Dẫn đầu toàn diện nhiều phân khúc

Ford Việt Nam vừa công bố đạt doanh số kỷ lục 21.700 xe trong sáu tháng đầu năm 2025, tăng trưởng ấn tượng 23% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức doanh số cao nhất trong nửa đầu năm kể từ khi thương hiệu này có mặt tại Việt Nam, tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu trong nhiều phân khúc chiến lược.
Rau quả Việt Nam lấy lại đà tăng: Sầu riêng hồi phục, chanh leo và dừa bứt tốc

Rau quả Việt Nam lấy lại đà tăng: Sầu riêng hồi phục, chanh leo và dừa bứt tốc

Sau giai đoạn sụt giảm kéo dài, ngành rau quả Việt Nam đang chứng kiến những tín hiệu phục hồi tích cực. Với sự trở lại mạnh mẽ của sầu riêng cùng đà tăng tốc của chanh leo, xoài và dừa, kim ngạch xuất khẩu ngành này đạt gần 4 tỷ USD sau 7 tháng đầu năm 2025, củng cố kỳ vọng tăng trưởng bền vững trong nửa cuối năm.
Giá tiêu sáng nay 20/7: Quay đầu giảm nhẹ, thị trường thận trọng trước biến động

Giá tiêu sáng nay 20/7: Quay đầu giảm nhẹ, thị trường thận trọng trước biến động

Sáng 20/7, giá hồ tiêu trong nước đồng loạt giảm nhẹ từ 500–1.000 đồng/kg sau chuỗi ngày tăng mạnh, thể hiện sự thận trọng của người trồng và doanh nghiệp trước biến động thị trường trong nước và quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
partner-vingroup
partner-shb
partner-hdbank
partner-bivaco
partner-tan-hoang-minh-group
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động